intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn củng cố và nâng cao vốn kiến thức chương trình Vật lý lớp 10 để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn “Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên”, cùng tham gia giải đề thi để hệ thống kiến thức và nâng cao khả năng Toán học của mình nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp cơ sở môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên

  1. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ CỤM THPT HUYỆN TÂN YÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 Đề thi gồm có 05 trang Môn: Vật lí. Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:.............................................................. SBD:.............................Mã đề thi: 263 I. Trắc nghiệm (14 điểm; mỗi câu 0,35 điểm) Câu 1: Thang cuốn ở siêu thị đưa khách từ tầng trệt lên lầu mất 1 phút. Nếu thang dừng thì khách phải đi bộ mất 3 phút. Hỏi nếu thang vẫn hoạt động mà người khách vẫn bước đều lên như trước thì sẽ mất bao lâu: A. 2 phút B. 1/3 phút C. 3/4 phút. D. 2/3 phút Câu 2: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính? A. Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên mặt sàn nằm ngang. B. Xe ôtô đang chạy khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng lại. C. vật rơi tự do D. Vật rơi trong không khí Câu 3: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên? A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không đổi. D. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi. Câu 4: Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 40N hướng về phía Đông, lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70N hướng về phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ? A. 131N B. 170N C. 250N D. 50N Câu 5: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì: A. a luôn luôn dương. B. a luôn luôn cùng dấu với v. C. v luôn luôn dương. D. a luôn luôn ngược dấu với v. Câu 6: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật như hình. Chọn phát biểu đúng. A. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều âm. C. Vật đang đứng yên. D. Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương rồi đổi chiều chuyển động ngược lại. Câu 7: Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động. C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Trang 1/5 - Mã đề thi 263
  2. Câu 8: Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo quãng đường vật rơi là h = 798 ± 1 (mm) và thời gian rơi là t = 0,404 ± 0,005 (s). Gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm bằng: (Biết gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = 2h/t2) A. g = 9,78 ± 0,26 m/s2. B. g = 9,87 ± 0,026 m/s2. C. g = 9,87 ± 0,014 m/s2. D. g = 9,78 ± 0,014 m/s2. Câu 9: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s2 truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc A. 1,5 m/s2. B. 1,2 m/s2. C. 4 m/s2. D. 8 m/s2. Câu 10: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp ba lần khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu? A. h1/h2=1/9 B. h1/h2=9 C. h1/h2=1/3 D. h1/h2=3 Câu 11: Một vật rơi tự do trong giây cuối cùng rơi được ba phần tư độ cao rơi. Thời gian rơi là: A. t =2/3(s) B. t = 7/40(s) C. t =2s D. t = 3/4s u r Câu 12: Trong thời gian chuyển động là t, một vật có độ dịch chuyển là d . Khi đó vận tốc trung bình được tính bằng công thức u r ur d u r d u r A. 2 . B. d .t . C. . D. d .t 2 . t t Câu 13: Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có A. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian. B. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. C. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. D. độ dịch chuyển là hàm số bậc hai của thời gian. Câu 14: Quả bóng khối lượng 200g bay đến đập vào tường theo phương vuông góc với vận tốc 90 km/h. Bóng bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian bóng chạm tường là ∆t = 0,05s. Độ lớn của lực trung bình do tường tác dụng lên bóng bằng A. 80N B. 160N C. 40N D. 120N Câu 15: Một vật với vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,1. Hỏi vật đi được một quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s2. A. 20m. B. 50m. C. 100m. D. 500m. Câu 16: Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải: A. Bằng không. B. Thay đổi. C. Khác không. D. Không đổi. Câu 17: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách. (2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp. (3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách. (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. (5) Thực hiện phép đo thời gian. Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là: A. (3), (2), (5), (4), (1) B. (2), (1), (3), (5), (4). C. (2), (3), (1), (5), (4) D. (1), (2), (3), (4), (5) Câu 18: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu V0 hợp với phương ngang một góc . Tầm bay cao của vật là A. B. C. . D. Trang 2/5 - Mã đề thi 263
  3. Câu 19: Một người bơi dọc theo chiều dài 100m của bể bơi hết 60s rồi quay về lại chỗ xuất phát trong 70s. Trong suốt quãng đường đi và về tốc độ trung bình, vận tốc trung bình của người đó lần lượ tlà A. 3,077m/s; 2 m/s. B. 7,692m/s; 2,2 m/s. C. 1,538 m/s; 0 m/s. D. 1,538 m/s; 1,876 m/s. Câu 20: Độ dịch chuyển là? A. Đại lượng cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. B. Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. C. Là đại lượng vô hướng. D. Đại lượng cho biết độ dài của vật. Câu 21: Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì A. lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa. B. lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa. C. lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. D. tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. Câu 22: Một khúc gỗ khối lượng m=0,5 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc  = 300. Khúc gỗ chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F. Hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là t = 0,2. Lấy g=9,8 m/s2. A. 0,98 N B. 0,49 N C. 1,01 N D. 0,51 N Câu 23: Chọn phát biểu đúng. A. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. B. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt. C. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. D. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích hai mặt tiếp xúc. Câu 24: Gia tốc là đại lượng A. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. B. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. C. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 25: Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm: A. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. C. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. D. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. Câu 26: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s mất 3 giây. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối. A. 5s B. 4s C. 3s D. 2s Câu 27: Trọng lực tác dụng lên một vật có: A. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; B. độ lớn luôn thay đổi. C. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên; D. điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang; Câu 28: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. B. Các chuyển động cơ học và năng lượng Trang 3/5 - Mã đề thi 263
  4. C. Vật chất và năng lượng D. Các hiện tượng tự nhiên Câu 29: Định luật II Niutơn cho biết: A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật. B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật. C. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. D. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật. 2 1 Câu 30: Một người đi xe đạp trên đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 10km/h và đoạn 3 3 đường sau với tốc độ trung bình 20 km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là A. 12 km/h. B. 13,3 km/h. C. 15 km/h. D. 17 km/h. Câu 31: Điều nào sau đây đúng khi nói về lực căng dây? A. Lực căng dây có phương dọc theo dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo dãn. B. Lực căng dây có phương vuông góc với dây, cùng chiều với lực do vật kéo dãn dây. C. Lực căng dây có phương vuông góc với dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo dãn. D. Lực căng dây có phương dọc theo dây, cùng chiều với lực do vật kéo dãn dây. Câu 32: Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo quãng đường vật đi được bằng (16,0 0,4)m trong khoảng thời gian là s. Tốc độ của vật là A. m/s B. m/s C. m/s D. m/s Câu 33: Xe có khối lượng m =800kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m. Hỏi độ lớn lực hãm của xe nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. Fh = 260N B. Fh = 240N C. Fh = 2600N D. Fh = 2400N Câu 34: Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo? A. ℓ = (0,6 ± 0,001) m. B. ℓ = (6,00 ± 0,01) dm. C. ℓ = (600 ± 1) mm. D. ℓ = (60,0 ± 0,1) cm. Câu 35: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 11 N. Giá trị của hợp lực có thể là giá trị nào trong các giá trị sau đây? A. 2 N. B. 3 N. C. 19 N. D. 15 N. Câu 36: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ thấy hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? A. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau. B. Toa tàu A chạy về phía trước, toa tàu B đứng yên. C. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn. D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn. Câu 37: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc v0 trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì tắt máy, sau 1 phút 40 giây thì ô tô dừng lại, trong thời gian đó ô tô đi được quãng đường 1km. Độ lớn của gia tốc là A. 0,3 m/s2. B. 0,2 m/s2. C. 45 m/s2. D. 0,5 m/s2. Câu 38: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. Vật dừng lại ngay. B. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. Trang 4/5 - Mã đề thi 263
  5. C. Vật đổi hướng chuyển động. D. Vật chuyển động chậm dần rồi mói dừng lại. Câu 39: Một em bé cầm chiếc gậy đánh mạnh từ trên cao xuống một quả bóng đặt trên sân bóng. Quả bóng nẩy lên. Cách giải thích nào đúng: A. Cái gậy đã tác dụng một lực vào quả bóng. Lực đó làm quả bóng nẩy lên B. Quả bóng có tính đàn hồi cao nên nó nẩy lên. Nếu là hòn đá thì nó chẳng nẩy lên được C. Quả bóng bơm căng nên nó nẩy lên. Nếu nó bị xẹp, không có hơi thì nó không nẩy lên được D. Phản lực của mặt sân bóng đã tác dụng vào quả bóng, làm nó nẩy lên Câu 40: Vật rơi tự do A. khi vật có khối lượng lớn rơi từ cao xuống mặt đất. B. chỉ dưới tác dụng của trọng lực C. khi từ nơi rất cao xuống mặt đất. D. khi hợp lực tác dụng vào vật hướng thẳng xuống mặt đất. II. Tự luận (6 điểm) Bài 1 (1,5 điểm):Thả một hòn đá từ mép một vách núi dựng đứng xuống vực sâu. Sau 3,96s từ lúc thả thì nghe thấy tiếng hòn đá chạm đáy vực sâu. Biết g =9,8 m/s2 và tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s. a/ Tìm chiều cao vách đá bờ vực đó b/ Tính vận tốc của hòn đá khi chạm đáy vực. Bài 2 (1,5 điểm):Một xe ô tô đi với vận tốc v0 đến điểm A thì tắt máy chuyển động thẳng chậm dần đều. Hai giây đầu tiên khi đi qua A nó đi được quãng đường AB dài hơn quãng đường BC đi được trong 2 giây tiếp theo 4m. Biết rằng, qua A được 10s thì ô tô mới dừng lại tại điểm D. Tính độ lớn của AD. Bài 3 (3 điểm): Thả một vật khối lượng 20kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, nghiêng 300 so với phương ngang. Cho g = 9,8 m/s2, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là   0,05 a) Tính lực ma sát b) Tính gia tốc và vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. c) Khi xuống đến chân mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát lúc này là  '  0,1 . Tính từ lúc trượt trên mặt phẳng nằm ngang, sau bao lâu thì vật dừng lại? ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 - Mã đề thi 263
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2