intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần Đề

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần Đề” sau đây để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần Đề

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS TRẦN ĐỀ CẤP HUYỆN Khoá thi ngày 20/02/2022 Môn : LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề). Đề chính thức A. Lịch sử Việt Nam Câu 1. (3,0 điểm). Hãy nêu âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp và sự chống trả quyết liệt của quân và dân ở Bắc Kì (1882). Câu 2. (4 điểm). Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX bị thất bại. Từ thất bại đó rút ra những bài học gì? Câu 3: (6,0 điểm) Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) từ năm 1911 đến năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. B. Lịch sử Thế giới Câu 1. (4,0 điểm) Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển thần kì trên? Câu 2: (3,0 điểm) Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga ? --- HẾT --- Họ tên thí sinh: .................................Số báo danh: ................................... Chữ ký của Giám thị 1: ....................Chữ ký của Giám thị 2:...................
  2. GỢI Ý HƯỚNG DẪN CHẤM A. Lịch sử Việt Nam Câu 1. (3,0 điểm). * Âm mưu của Pháp: (1 điểm); - Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân đánh Bắc Kì lần thứ 2. * Diễn biến: (1 điểm); - Ngày 03/4/1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích; - Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa. Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Sau đó Pháp đánh chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định… *Sự chống trả quyết liệt của quân và dân ở Bắc Kì: (1,0 điểm); - Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc. - Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp. - Ngày 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ 2, Ri-vi-e bị giết tại trận. - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp rút quân. Câu 2. (4 điểm). Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX bị thất bại. Từ thất bại đó rút ra những bài học gì? a). Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân bị thất bại là vì (3,0đ): - Thực dân Pháp có lực lượng quân sự, vũ khí đầy đủ mạnh hơn ta, chúng quyết tâm chiếm nước ta làm thuộc địa (0,5); - Triều đình nhà Nguyễn lại suy yếu, nội bộ mâu thuẫn, xa rời nhân dân, không có khả năng tổ chức, tập hợp đoàn kết nhân dân để cùng chống kẻ thù (0,5); - Nhà Nguyễn, bảo thủ không cải cách duy tân đất nước, làm suy yếu sức dân, không đủ sức chống kẻ thù (0,5);
  3. - Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến; không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc… (0,5); - Quan quân triều Nguyễn không kiên quyết chống giặc, bị động, thủ để hòa, có lúc ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân và cuối cùng đầu hàng (0,5); - Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta lại thiếu sự lãnh đạo chung, thiếu đường lối chủ trương thống nhất, diễn ra rời rạt, phân tán nhỏ, chiến thuật lạc hậu, vũ khí thiếu, thô sơ dễ bị Pháp đánh bại (0,5). b) Những bài học rút ra từ thất bại (1,0 đ) - Tuy thất bại, nhưng không có nghĩa là kết thúc mà chỉ là tạm thời. Nhân dân ta với lòng yêu nước, với truyền thống chống ngoại xâm quật cường của ông cha, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục duy trì và phát triển (0,5); - Cuộc kháng chiến muốn thắng lợi phải cần có tổ chức, có lãnh đạo, có đường lối đúng và biết đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, khai thác được những điểm yếu của giặc... (0,5). Câu 3: (6,0 điểm) Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) từ năm 1911 đến năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. * Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) từ 1911-1930: (4,5 điểm). - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari. Nguyễn Tất Thành sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận những ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. - Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vec-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam... - Tháng 7/1920, Người đọc được sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, dứt khoát đứng về quốc tế thứ ba (quốc tế Cộng sản). - Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu gia nhập quốc tế thứ ba, tham gia Đảng Cộng sản Pháp, sự kiện này đánh dấu người hoàn toàn đi theo con đường cách mạng vô sản. - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước ở các thuộc địa đã sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”. - Năm 1922, Người viết báo “Người cùng khổ”, “Báo nhân đạo” và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.Những sách báo này được bí mật mạng về nước làm thức tĩnh đồng bào ta.
  4. - Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành. - Năm 1924, Người dự Đại hội Quốc tế cộng sản, phát biểu tham luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa là bước chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản. - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quãng Châu (Trung Quốc). - Tháng 6/1925, Người cùng một số người yêu nước sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, trong đó Cộng sản đoàn làm nòng cốt, mở các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. Các bài giảng của Người được tập hợp trong cuốn “Đường Cách mệnh” (năm 1927) … - Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương “Vô sản sản hóa” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tự rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin. - Đàu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì, hợp nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập một chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). * Phân tích vai trò của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đối với Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1911-1930: (1,5 điểm) - Tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, góp phần chấm dứt khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đây là công lao đầu tiên và to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc (0,5 đ). - Có công lao trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Bước đầu thiết lập mối quan hệ cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới (0,5). - Có vai trò và công lao to lớn trong việc hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Nguyễn Ái Quốc Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên cho Đảng. Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo phù hợp xu thế phát triển của thời đại (0,5). B. Lịch sử Thế giới Câu 1. (3,0 điểm) Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển thần kì trên? a) Những thành tựu về kinh tế của Nhật Bản (2,0 đ): - Tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ đạt 20 tỷ USD, bằng 1/7 Mỹ. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đạt 183 tỷ USD, vươn lên hàng thứ 2 thế giới - sau Mỹ (0,5); - Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mỹ đứng hàng thứ 2 thế giới - sau Thụy Sĩ (0,5);
  5. - Công nghiệp năm 1950 - 1960, tăng trưởng bình quân 15%. Năm 1961- 1970 đạt 13,5% (0,5); - Nông nghiệp năm 1967- 1969, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo cung ứng được 80% lương thực, 2/3 thực phẩm cho nhu cầu cả nước. Riêng về nghề đánh cá rất phát triển, đạt năng xuất cao đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Pê-ru (0,5). b). Nguyên nhân (1,0 đ): - Do truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời của người Nhật, nhạy bén tiếp thu cái mới tiến bộ của thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc (0,25). - Hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản; (0,25). - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra những chiến lược (0,25). - Con người Nhật Bản có tinh thần chịu khó, tiết kiệm và ý chí vươn lên; áp dụng những thành tựu của KH-KT vào sản xuất, tăng năng suất…(0,25). Câu 2: (3,0 điểm) Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga? Tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. ( 0.5 điểm). * Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới đó: - Về nông nghiệp: Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa). ( 0.5 điểm). - Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân), khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. ( 0.5 điểm); - Thương nghiệp và tiền tệ: Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng tiền rúp mới thay cho các loại tiền cũ. (0.5 điểm). * Tác dụng của Chính sách kinh tế mới đối với nước Nga: - Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. ( 0.5 điểm). - Với chính sách này, đời sống nhân dân Nga được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiên tranh. ( 0.5 điểm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2