intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

37
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì

  1. UBND HUYỆN BA VÌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GDĐT CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2023 -2024 Môn thi: Lịch sử Ngày thi: 28/9/2023 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm).Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Câu 2(5,0 điểm).Trình bày nguyên nhân, hệ quả sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Từ sự sụp đổ đó, Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì? Câu 3 (8,0 điểm). Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Chứng minh rằng từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Câu 4 (3,0 điểm).Kể tên và nêu nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 5 (2,0 điểm). Nêu những thay đổi của Thăng Long- Hà Nội thời Nguyễn (từ năm 1802 đến cuối thế kỉ XIX). -------------HẾT-------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ....................................................................................... Số báo danh: ...............................................................................................
  2. UBND HUYỆN BA VÌ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG PHÒNG GDĐT MÔN: LỊCH SỬ 9 Năm học: 2023-2024 Câu 1 (2 điểm) Vì sao ở Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? - Ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng, đó là cách mạng (0,5 điểm) tháng Hai và cách mạng tháng Mười. + Vào đầu thế kỉ XX, nước Nga vẫn là nước đế quốc phong kiến, (0,5 điểm) tồn tại mâu thuẫn cơ bản: giữa nông dân với phong kiến; giữa vô sản và tư sản. + Cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ phong kiến nhưng nước 0,5 điểm Nga vẫn tồn tại hai chính quyền (tư sản, vô sản). + Cách mạng tháng Mười đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư (0,5 điểm) sản, cách mạng thắng lợi hoàn toàn. Câu 2 (5,0 điểm)Trình bày nguyên nhân, hệ quả sự sụp đổ của CNXH Liên Xô và Đông Âu. Từ sự sụp đổ đó, Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì? * Nguyên nhân: (2,5 điểm) - Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tác động… (0,5 điểm) - Liên Xô và các nước Đông Âu đã xây dựng mô hình nhà nước (0,5 điểm) chưa phù hợp, có nhiều thiếu sót… - Khi tiến hành cải cách thì mắc phải sai lầm nghiêm trọng… (0,5 điểm) - Các nhà lãnh đạo các nước tha hóa, biến chất, gây mất niềm tin (0,5 điểm) trong nhân dân. - Sự chống phá của các thế lực thù địch… (0,5 điểm) * Hệ quả: (1,5 điểm) - Hệ thống XHCN sụp đổ, không còn là một hệ thống thế giới. (0,5 điểm) - Hội đồng tương trợ kinh tế chấm dứt hoạt động. (0,5 điểm) - Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va giải thể. (0,5 điểm) * Việt Nam rút ra bài học: Vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS; (1,0 điểm) phát huy sức mạnh toàn dân; cảnh giác trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch… (Đây là câu hỏi mở, giám khảo căn cứ vào ý trả lời của học sinh để cho điểm phù hợp) Câu 3(8,0 điểm) Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Chứng minh rằng từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. * Nguyên nhân: (3,0 điểm)
  3. - CNTB phương Tây phát triển nảy sinh nhu cầu về thuộc địa, thị (0,75 điểm) trường… - Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, (0,75 điểm) khoáng sản… - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, suy tàn… (0,75 điểm) - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô, ngày 01/9/1858: Pháp nổ súng tấn (0,75 điểm) công bánđảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. * Chứng minh… (5,0 điểm) - Trái ngược với tinh thần chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta, (0,5 điểm) triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước….. *Hiệp ước Nhâm Tuất: (1,5 điểm). - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông (0,25 điểm) Nam Kì… - Mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán… (0,25 điểm) - Cho phép thực dân Pháp tự do truyền đạo Gia-tô (0,25 điểm) - Bồi thường chiến phí cho Pháp 288 vạn lạng bạc… (0,25 điểm) - Pháp trả lại thành Vĩnh Long… (0,25 điểm) - Hiệp ước này là thất bại nặng nề về ngoại giao của nhà Nguyễn (0,25 điểm) * Hiệp ước Giáp Tuất: (0,75 điểm). - Pháp rút quân khỏi Bắc Kì (0,25 điểm) - Triều đình thừa nhận 06 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp (0,25 điểm) -> Hiệp ước này làm mất một phần quan trọng chủ quyền… (0,25 điểm) * Hiệp ước Hác măng: (1,25 điểm). - Triều đình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung (0,25 điểm) Kì… - Triều đình chỉ được cai quản Trung Kì nhưng phụ thuộc vào (0,25 điểm) Pháp. - Công sứ Pháp thường xuyên kiểm soát các công việc của Triều (0,25 điểm) đình. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm (0,25 điểm) - Triều đình Huế phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì (0,25 điểm) * Hiệp ước Pa-tơ-nốt: (0,5 điểm) (0,25 điểm) - Cơ bản giống với hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút địa giới Trung Kì… - Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của triều đại nhà (0,25 điểm) Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. Như vậy, từ năm 1858-1884 triều đình phong kiến nhà Nguyễn (0,5 điểm) đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước thực dân Pháp.
  4. Câu 4(3,0 điểm)Kể tên và nêu nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. - Trước tình hình đất nước nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước (0,5 điểm) thương dân một số sĩ phu, quan lại đề nghị nhà Nguyễn cải cách. - Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam (0,5 điểm) Định). - Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ… (0,5 điểm) - Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 03 cửa biển ở miền Bắc, (0,5 điểm) miền Trung để thông thương với bên ngoài. - Nguyễn Trường Tộ gửi triều đình 30 bản điều trần… (0,5 điểm) - Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn (0,5 điểm) hưng dân khí, khai thông dân trí. Câu 5 (2,0 điểm) Nêu những thay đổi của Thăng Long- Hà Nội thời Nguyễn (từ năm 1802 đến cuối thế kỉ XIX). - Năm 1831: Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội (0,5 điểm) - Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế lớn, có quan hệ rộng trong và (0,5 điểm) ngoài nước. - Văn hóa có nhiều biến đổi, nhiều công trình văn hóa được xây (0,5 điểm) dựng như: Khuê Văn Các, cầu Thê Húc… - Thời kì này Hà Nội có nhiều nhà văn hóa tiêu biểu: Cao Bá (0,5 điểm) Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2