intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Krông Ana

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Krông Ana” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Krông Ana

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN  ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn, lớp 9 Năm học 2021­2022           ( Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1:  (8 điểm)       Phải chăng chỉ có tinh thần độc lập và lòng tự  trọng mới có thể  nâng  chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số  phận ? Câu 2: (12 điểm)     Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam:   “Dù không ai muốn đại dịch Covid xảy ra nhưng nó đã cho người ta suy   ngẫm nhiều hơn. Đặc biệt các nhà văn sẽ  suy ngẫm về  những sáng tác   của mình, cho số  phận của con người rất mong manh. Khi  đó, tất cả   những hoạt động của con người trong đại dịch này như  chia sẻ, sự  cảm   thông, che chở  nhau...gợi mở  rất nhiều cho văn chương. Con người cần   bảo vệ đời sống này, thế gian này nhiều hơn”.   (   Văn   học   trong   đại   dịch,   Báo   Đại   đoàn   kết,   số   ra   ngày   12/08/2021,   http://đaiđoanket.vn)            Bằng trải nghiệm văn học, em hãy chia sẻ  suy nghĩ của mình về  những điều mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trăn trở. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ   và   tên   học   sinh:   ............................................     Số   báo  danh: .................. Chữ ký giám thị 1 Chữ  ký giám  thị  2
  2.                            KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn, lớp 9 Năm học 2021­2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM  A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để  đánh  giá tổng quát bài làm của thí sinh,  cân nhắc từng trường hợp cụ  thể  để  cho điểm chính xác, tránh việc đếm ý cho điểm;  2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ  văn nên giám khảo cần chủ  động,   linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm;  Khuyến khích những bài  viết   sáng   tạo,  có   tư   duy   phản   biện,  giàu   chất  văn;   hành   văn  đẹp,   ấn  tượng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể  cả  không có trong  hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục, không trái với  tính thẩm mĩ, đạo đức, pháp luật. 3. Điểm bài thi đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 20. Điểm của bài   thi là tổng của các điểm thành phần và không làm tròn, chi tiết hoá đến   0.25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:  CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Phải chăng chỉ có tinh thần độc lập và lòng tự trọng mới có thể   Câu 1 nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những   8.0 bão táp của số phận? I. Về hình thức kỹ năng ( vận dụng cao) ­ Đáp ứng yêu cầu của dạng đề  nghị luận xã hội, bố cục hợp lí, có  kỹ   năng   tạo   lập   văn   bản   và   khả   năng   bày   tỏ   quan   điểm   riêng.  Những lí giải, phân tích, lập luận phải  được trình bày một cách  2.0 khoa học, có sức thuyết phục. ­ Khuyến khích những bài văn có những quan điểm mới mẻ, có tính  phản biện. II. Về nội dung, kiến thức ( vận dụng và vận dụng cao) 1.Giới thiệu vấn đề: vấn đề nghị luận đặt ra là sự băn khoăn, trăn   1.0 trở  về  những phẩm chất để  con người vượt lên những khó khăn,  
  3. thử thách trong cuộc sống hôm nay. * Giải thích:  ­  Giải  thích  các  khái  niệm:  “tinh thần  độc  lập”:  ý thức  tự   chủ,   không lệ  thuộc, “tự  trọng”: coi trọng và gìn giữ  tư  cách và phẩm  chất của mình; “những nhỏ  nhen của cuộc sống”: những toan tính  nhỏ  nhặt, hẹp hòi, ích kỉ; “bão táp của số  phận”: những khó khăn,  thử  thách...Những từ  “phải chăng, chỉ  có” thể  hiện sự  băn khoăn,  1.0  trăn trở... ­ Vấn đề  đặt ra là: Phải chăng việc giữ  gìn tư  cách, phẩm chất và  sống không lệ  thuộc là những điều duy nhất giúp con người vượt  qua được sự  hẹp hòi của lòng người và những thử  thách của cuộc   sống.  * Bàn luận:  3.0  ­ Cuộc sống luôn tồn tại những nghịch cảnh, những điều nhỏ nhen,  tầm  thường, những biến   động, bão táp  của  số  phận con người,  những thăng trầm của lịch sử ( dẫn chứng và phân tích) ­Tinh thần độc lập và lòng tự trọng là những phẩm chất chân chính  để tạo nên giá trị cao đẹp của con người: + Lòng tự trọng giúp con người tin ở những giá trị của mình, biết  xấu hổ trước những lỗi lầm, biết chế ngự những toan tính, dục  vọng, từ đó chiến thắng những nhỏ nhen của cuộc sống ( dẫn  chứng và phân tích)  +Tinh thần độc lập giúp con người sống chủ động, mạnh mẽ, bản  lĩnh để đối mặt và vượt lên mọi khó khăn thử thách, từ đó chiến  thắng những bão táp của số phận ( dẫn chứng và phân tích) + Hai phẩm chất ấy giúp con người không sống tầm thường, dựa  dẫm, thiếu tự trọng, vô trách nhiệm. ­ Tuy nhiên: Tự trọng và độc lập không có nghĩa là sống tự cao, cô  lập, không có sự kết nối cộng đồng: + Nếu “chỉ có” tự trọng và độc lập, con người sẽ sớm chạy theo  chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, trái tim yêu thương và trách nhiệm sẽ dần  vơi vạn ( dẫn chứng và phân tích) + Nếu “chỉ có” tự trọng và độc lập, con người sẽ dần xa rời cộng  đồng, không tận dụng được sức mạnh tập thể để sáng tạo và thành  công và cống hiến (dẫn chứng và phân tích) ­ Làm thế nào để gìn giữ tự trọng và phát huy tinh thần độc lập  trong sự kết nối với cộng đồng để cống hiến và hoàn thiện bản  thân ( dẫn chứng và phân tích)
  4. * Đánh giá, mở rộng, liên hệ bản thân ­ Đánh giá: Vấn đề  đặt ra đã thức tỉnh chúng dù trong bất cứ  hoàn  cảnh nào cũng cần trân trọng những giá trị tinh thần để sống và phát  1.0  triển toàn diện... ­ Bài học: Nhận thức được sự tồn tại tất yếu của nghịch cảnh, trau   dồi bản lĩnh, tri thức, kĩ năng sống để có thể sống độc lập, tự trọng   trong sự kết nối đa chiều với cộng đồng. Lưu ý: Khuyến khích cho điểm cả những bài làm có kĩ năng làm bài tốt, có  những ý tưởng sáng tạo về bố cục, suy nghĩ, phản biện riêng, hợp lí, có thể  không có trong hướng dẫn chấm. Câu 2 Theo nhà thơ  Nguyễn Quang Thiều, Chủ  tịch Hội Nhà văn Việt  Nam: “Dù không ai muốn đại dịch Covid xảy ra nhưng nó... Con   người cần bảo vệ đời sống này, thế gian này nhiều hơn”. 12.0    (   Văn   học   trong   đại   dịch,   Báo   Đại   đoàn   kết,   số   ra   ngày   12/08/2021,  http://đaiđoanket.vn) điểm           Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của   mình về những điều mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trăn trở. I.Về hình thức, kĩ năng ( vận dụng cao) ­ Đáp ứng yêu cầu của đề nghị luận văn học. Bố cục hợp lí. Những   lí giải, phân tích, lập luận phải được trình bày một cách khoa học,  kết hợp được lí luận và cảm thụ, có sức thuyết phục, không mắc   2.0  lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. ­ Các luận điểm phải được làm rõ thông qua hệ  thống dẫn chứng   phù hợp, linh hoạt. ­ Khuyến khích những bài văn có sáng tạo, lời văn đẹp, ấn tượng. II. Về nội dung kiến thức: ( vận dụng, vận dụng cao) 1.Giới thiệu vấn   đề:  ý kiến của nhà thơ  Nguyễn Quang Thiều  nhấn mạnh: vai trò của hiện thực đời sống đối với tác phẩm văn  học; tầm quan trọng của sự  sẻ  chia, đồng cảm của người nghệ  sĩ  đối với số  phận con người; giá trị  của văn học đối với con người,  1.0  cũng như đời sống nói chung, sứ mệnh của văn học, nhà văn đối với   cuộc sống... ( người chấm có thể  linh hoạt cho điểm phần này kể  cả  khi không   đáp ứng đủ mọi biểu ý, miễn là đạt được một vài biểu ý quan trọng   theo thống nhất chung của các giám khảo) 2 Bàn luận và chứng minh nhận định: Biết lý giải, phân tích các  7.0 dẫn chứng của tác phẩm văn học để  làm sáng tỏ  vấn đề  cần nghị  luận. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hành văn 
  5. mạch lạc. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trên cơ sở  những hiểu biết về các tác phẩm đã được học hoặc đọc. Thí sinh có  thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về  cơ  bản đảm  bảo những yêu cầu sau: ­ Khẳng định: những đau khổ, biến động của thời đại luôn là nguồn  cảm hứng bất tận cho người nghệ  sĩ; dù trong mọi hoàn cảnh, sự  ( 2.0) quan tâm, chia sẻ, đồng cảm của nhà văn, nhà thơ  đối với   con   người vẫn luôn cần thiết; văn học ở bất cứ thời điểm nào cũng đem   lại cho con người những giá trị tinh thần không bao giờ có thể thay  thế được.   ­ Bàn luận về những giá trị của văn học đối với con người, nhất là   trong những hoàn cảnh khắc nghiệt: + Văn học đem lại cho con người những nhận thức về  đời sống  thực tại, giúp cho con người đối diện với thực tế, nhận thức nó,   hiểu biết về nó + Văn học thức tỉnh con người/ nhân loại về  những nỗi đau để  đồng hành cùng con người vượt qua nỗi đau cũng như  xây dựng  cuộc sống tốt đẹp hơn + Văn học an ủi, xoa dịu con người để giúp con người vượt qua nỗi  đau. ­Chứng minh bằng trải nghiệm văn học: ( sau đây là một vài gợi dẫn minh họa, học sinh có thể sử dụng dẫn   chứng khác miễn là hợp lí và thuyết phục) + Bối cảnh thời đại gắn với ý kiến của Nguyễn Quang Thiều:  đối  diện với đại dịch covid­19 hiện nay, với mưa trời thăm thẳm nước   mắt người đi, với gió buồn u uất hận chia ly, người bệnh giành lấy  hơi thở  tàn trong bệnh viện dã chiến; người mẹ  già đẩy chiếc xe  với chút tài sản bé mọn; vợ chồng trẻ, chở con thơ theo đoàn người  chống dịch...  ta lại thêm một lần nữa nhìn nhận về  sức sống của  bóng cây văn học, khiến ta có cái nhìn thấu đáo hơn về  văn học.  Văn học tuy không thể bù đắp trực tiếp về thể chất nhưng với chức  năng và đặc trưng riêng, lại có thể  xoa dịu tinh thần, văn học với  đặc trưng, chức năng cao quý sẽ trực tiếp bồi đắp tình cảm tâm hồn   đồng thời gián tiếp tái tạo thể  chất. Vì những lẽ  trên, ta hoàn toàn  có thể  khẳng định văn học luôn cần cho mọi con người, mọi thời   đại.  + Trải nghiệm văn học để minh chứng: Nếu như ngày nay chúng ta   đang bị  đe dọa bởi đại dịch covid­19 thì ngược dòng về  lịch sử  phong kiến, con người Việt Nam nói riêng và nhiều nước phương   Đông nói chung phải đối mặt với một “xã hội đồng tiền”, vấn nạn  
  6. trọng nam khinh nữ, cường quyền và thần quyền cứ  từng bước   hoành hành, bóp nghẹt con người không lối thoát. Giông bão của  (5.0) thời đại có ác liệt đến đâu, thì rễ của cây văn học lại càng mọc sâu  đến đó, cho ra đời những tác phẩm bất hủ, giàu giá trị  (tiếng khóc   của người con gái Nam Xương trên bến Hoàng Giang là tiếng lòng  của   bao   phận   nữ   không   có   tiếng   nói;   tiếng   nói   của   Hồ   Xuân   Hương; tiếng khóc vĩ đại của Nguyễn Du; tiếng khóc và cái chết   của lão Hạc; tiếng nói tôn vinh những vẻ đẹp ẩn giấu trong bề sâu   tâm hồn con người …)   + Văn học  ở  thời đại nào cũng gắn bó sâu sắc với hiện thực cuộc  sống, cũng làm chotâm hồn con người thêm phong phú, tạo khả  năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn bằng   tấm lòng nhân đạo và trách nhiệm của người cầm bút. 3.Đánh giá, nâng cao vấn đề, bài học: ­ Ý kiến khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn học và cuộc đời,  giữa người sáng tạo và bạn đọc trong việc đồng hành để  nối chặt   tình nhân ái giữa con người; khẳng định tấm lòng cao cả  và trách   2.0 điểm nhiệm của người cầm bút trong cuộc chiến đấu bảo vệ con người,  gìn giữ chất người. ­ Nêu tác động cũng như giá trị  của văn học trong thực tế đời sống  của bản thân và đời sống hiện nay. Lưu ý: Thí sinh có những cảm thụ tốt, ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ riêng mới mẻ,   hợp lí, những phản biện ngoài những ý có trong đáp án thì vẫn đạt điểm tối đa. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2