intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÙ CĂNG CHẢI NĂM HỌC 2022-2023 KÌ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề này gồm có 06 câu, 01 trang ) - Họ và tên học sinh: ………………………………Số báo danh ………………… Họ tên, chữ ký giám thị 1: Số phách ……………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giám thị 2. …………………………………………………………………….. ĐỀ BÀI Phần I: Lý thuyết ( 17 điểm ) Câu 1 ( 3 điểm) a. Nêu các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó b. Trình bày sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính Câu 2 ( 4 điểm) a. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân b. Chứng minh rằng: Trong thành phần hóa học của xương có cả chất hữu cơ và chất vô cơ làm xương bền chắc và mềm dẻo? Câu 3 ( 3 điểm) So sánh quá trình hô hấp và quang hợp? Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Câu 4 ( 2 điểm) Vacxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin hoặc khi bị mắc một số bệnh hiễm khuẩn nào đó? Hãy so sánh miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo Câu 5 ( 5 điểm) a. Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân gây mỏi cơ? Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ? b. Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng dãn tối đa không? c. Vì sao nói hệ cơ người tiến hóa hơn hệ cơ động vật? Phần II: Thực hành ( 3 điểm) Câu 1. (3 điểm):Thực hành sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay -------- Hết ----------
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 8 ( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang ) Câu Đáp án Điểm a. Động vật có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản 2 hữu tính - Sinh sản vô tính là hình thức không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) với tế bào sinh dục cái ( trứng) Câu 1 - Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính ( 3đ) Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính - Không có sự kết hợp tế bào sinh - Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực dục đực và cái và cái - Có 1 cá thể tham gia - Có 2 cá thể tham gia - Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể - Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể b. Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính - Từ thụ tinh ngoài tới thụ tinh trong 1 - Đẻ nhiều trứng -> đẻ ít trứng -> đẻ con - Phôi phát triển có biến thái -> phát triển trực tiếp không có nhau thai -> phát triển trực tiếp có nhau thai - Con non không được nuôi dưỡng -> được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ -> được học tập thích nghi với cuộc sống. 1. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân: Đặc điểm cấu tạo Sự thích nghi Lồng ngực nở rộng sang hai bên và Để dồn trọng lượng các nội dẹp theo hướng trước sau. quan lên xương chậu và tạo Câu 2 cử động dễ dàng cho chi trên ( 4đ) khi lao động. Cột sống đứng, có dạng hình chữ S - Chịu đựng trọng lượng của 2 và cong ở 4 chỗ. đầu và tác dụng chấn động từ các chi dưới lúc di chuyển. Xương chậu nở và rộng, xương đùi Chịu đựng trọng lượng của to. các nội quan và của cơ thể. Xương gót phát triển và lồi ra phía Để dễ di chuyển và giảm bớt sau, các xương bàn chân khớp với chấn động có thể gây tổn nhau tạo thành vòm. thương cho chân và cơ thể khi vận động.
  3. Các xương cử động của chi trên Để chi trên cử động được khớp động và linh hoạt, đặc biệt là theo nhiều hướng và bàn tay các xương ngón tay. có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động. Xương sọ phát triển tạo điều kiện Để định hướng lao động và cho não và hệ thần kinh phát triển. phát triển nhận thức tốt hơn. b. Trong thành phần hóa học của xương có cả chất hữu cơ và chất vô cơ được chứng minh qua 2 thí nghiệm sau - Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit HCl 10% ta thấy những bọt khí nổi lên từ xương -> đó là do 1 phản ứng giữa HCl với chất vô cơ ( CaCO3) tạo ra khí CO2. Sau 10- 15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạc ta thấy xương trở nên mềm dẻo -> chỉ còn lại chất hữu cơ. - Đốt 1 xuơng đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên ( có nghĩa là chất hữu cơ đã cháy hết) -> Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta tháy 1 giòn và bở ra ( chỉ còn lại chất vô cơ), cho vào cốc đựng HCl 10% ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ. -> xương kết hợp giữa 2 thành phần chất hữu cơ và vô cơ nên có tính bền chắc và mềm dẻo - So sánh quá trình quang hợp và hô hấp: Hô hấp Quang hợp Hô hấp: Chất hữu cơ + Khí oxi Năng lượng +Khí cacbonic +Hơi nước Câu 3 Quang hợp: 2 (3đ) Nước + Khí cacbonic ánhsáng Tinh bột + Khí ôxi Diêp luc -Hô hấp diễn ra cả ngày và - Diễn ra ban ngày (khi có ánh sáng) đêm - Sử dụng nước, khí cacbonic và năng - Lấy ôxi để phân giải chất lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra hữu cơ tạo năng lượng cho tinh bột và những chất hữu cơ khác cần các hoạt động sống. cho cây. - Thải khí cacbonic và hơi - Nhả khí ôxi nước. - Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo ra, quang hợp và hoạt động sống của cây lại 1 cần có năng lượng do hô hấp sản ra. Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó. - Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã 0.25 Câu 4 được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn (2đ) dịch bệnh đó
  4. - Người có khả năng miễn dịch sau khi tiêm vacxin hoặc sau khi bị 1,0 mắc một số bệnh nhiễm khuẩn: + Tiêm vacxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên khi vào cơ thể người không đủ khả năng gây hại. Nhưng nó cơ tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp 0,25 tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó. + Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó, có khả năng miễn dịch bệnh đó vì: Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độc tố. Độc tố là kháng nguyên có khả năng kích thích tế bào bạch cầu xuất ra kháng thể để chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh đó. - Miễn dịch tự nhiên giống và khác miễn dịch nhân tạo: + Giống nhau: Đều là khả năng của cơ thể không mắc phải một hay một số bệnh nào đó. + Khác nhau: Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch nhân tạo Là miễn dịch có được sau khi cơ Là miễn dịch có được sau khi cơ 0,5 thể mắc một bệnh nào đó và tự thể được tiêm vacxin phòng bệnh. khỏi hoặc khi sinh ra đã có ( bẩm sinh) a. - Sự mỏi cơ 2 + Mỏi cơ là hiện tượng cơ giảm dần đến không còn phản ứng với Câu 5 kích thích của môi trường. (5đ) + Trong lao động mỏi cơ biểu hiện ở việc giảm khả năng sinh ra công, các thao tác lao động kém chính xác và thiếu hiệu quả - Nguyên nhân: do cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ. - Biện pháp chống mỏi cơ: nghỉ ngơi kết hợp với xoa bóp để giúp máu thải nhanh axit lactic b. Không khi nào cả hai cơ gấp và duỗi cùng co tối đa 1 - Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ ( trường hợp người bị liệt) c. Hệ cơ người tiến hóa hơn so với hệ cơ động vật được thể hiện ở 2 sự phân hóa các cơ chi trên, chi dưới, sự phân hóa và phát triển cơ mặt và cơ lưỡi - Cơ chi trên: Phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách những hoạt động đa dạng và tinh vi, đặc biệt là sự khéo léo của đôi bàn tay -> con người thực hiện đươc các động tác tinh vi khéo léo trong lao động sáng tạo. - Cơ chi dưới: Có su hương staapj trung thành nhóm cơ lớn khỏe ->
  5. vận động, di chuyển, tạo thế cân bằng trong dáng đứng thẳng - Cơ mặt: Phân hóa thành các nhms cơ biểu lộ tình cảm ( cơ nét mặt) - Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm của con người. * Dụng cụ: - Hai thanh nẹp dài 30-40cm, rộng 4-5cm. Nẹp bằng gỗ hoặc tre bào 0,5 đ nhẵn, dày chừng 0,6-1cm. - Bốn cuộn bang y tế, mỗi cuộn dài 2m hoặc cuộn vải sạch (xé vải 0,5 đ thành các dải rộng 4 - 5cm, khâu lại thành băng dài 2m). - Bốn miếng vải sạch kích thước 20 x 40cm hoặc gạc y tế. 0,5 đ 1 * Cách tiến hành: (3đ) - Phương pháp sơ cứu: Đặt nẹp gỗ hoặc tre vào 2 bên chỗ xương 0,75 đ gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. - Băng bó cố định: Sau khi buộc định vị, dung băng y tế hoặc băng 0,75 đ vải băng cho người bị thương. Băng cần cuốn chặt từ trong ra cổ tay. Sau đó làm dây đeo cẳng tay vừa băng bó vào cổ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2