intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì

  1. UBND HUYỆN BA VÌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GDĐT Năm học 2024 - 2025 Môn thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Mạch nội dung: Năng lượng và sự biến đổi) Ngày thi: 28/11/2024 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 03 trang) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Vật (khối chất) đồng chất nào dưới đây nổi được khi trực tiếp ở trong nước. A. Giọt mật ong B. Viên sỏi trắng C. Giọt thuỷ ngân D. Viên nước đá Câu 2. Số phân tử DNA con được tạo ra sau 5 lần tái bản DNA là bao nhiêu? A. 128 B. 64 C. 32 D. 16 Câu 3. Vào mùa khô, độ ẩm không khí thấp, khi chải tóc bằng lược nhựa vào ban đêm thì thấy có tia lửa nhỏ giữa tóc và lược. Biết rằng lược nhựa thừa electron khi chải tóc. Điều nào là không đúng trong các phát biểu sau đây về các tia lửa. A. Lực ma sát giữa tóc và lược nhựa khi chải làm nóng lược và tóc gây ra tia lửa. B. Các electron từ tóc phóng sang lược nhựa, đi qua không khí gây ra tia lửa. C. Các electron từ lược nhựa phóng sang tóc, đi qua không khí gây ra tia lửa. D. Các electron phóng qua lại giữa tóc và lược, đi qua không khí gây ra tia lửa. Câu 4. Hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ, tổ tiên và khác nhau ở nhiều chi tiết được gọi là: A. Di truyền B. Biến dị C. Phân ly D. Tương đồng Câu 5. Sự đa dạng của phân tử DNA được tạo nên nhờ: A. Các nucleotide sắp xếp ngẫu nhiên và không theo trật tự. B. Các nucleotide liên kết theo chiều ngang và sắp xếp đồng nhất. C. Mỗi phân tử DNA chỉ chứa một loại nucleotide. D. Các nucleotide liên kết theo chiều dọc và sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Câu 6. Trong các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm gồm: (1) Công tắc, (2) Đèn LED, (3) Pin ở đế lắp pin, (4) Chuông điện. Khi lắp các thiết bị này thành một mạch điện, thiết bị nào có bộ phận chịu tác dụng làm quay của lực. A. 1 và 4 B. 2 và 4 C. 1 và 3 D. 3 và 4 Câu 7. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí? A. Khí hydrogen cháy. B. Gỗ bị cháy. C. Sắt (iron) nóng chảy. D. Sắt (iron) bị gỉ. Câu 8. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học? A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối. B. Bếp ga cháy có lửa cháy màu xanh. C. Lọ cồn bay hơi khi mở nắp. D. Lọ nước hoa toả mùi thơm khi mở. II. Câu trắc nghiệm đúng-sai (1,0 điểm) Trong mỗi ý (a), (b), (c), (d) của câu 9 thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 9. a) Trong hình là nhiệt kế y tế được chế tạo với khoảng nhiệt độ đo từ 35oC đến 42oC, vì cơ thể người tự điều chỉnh để giữ nhiệt độ không vượt ra ngoài khoảng giá trị này. Trang 1/3
  2. b) Nhiệt kế y tế được chế tạo từ thuỷ tinh có khả năng dẫn nhiệt tốt để nhiệt có thể truyền được vào thuỷ ngân. c) Cơ sở để chế tạo nhiệt kế này là do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn so với thuỷ tinh. d) Có thể dùng cùng lúc hai nhiệt kế y tế này để đo nhiệt độ của một cốc nước nóng trong khoảng nhiệt độ từ 50oC đến 84oC. III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,0 điểm) Thí sinh trả lời các ý (a), (b), (c), (d) trong câu 10. Câu 10. a) Một bạn học sinh nặng 45 kg chạy hết đoạn đường 100 m trong thời gian 12,5 s. Động năng trung bình của bạn này khi chạy là bao nhiêu J? b) Một bạn học sinh nặng 45 kg sinh công tối thiểu bao nhiêu J để đi từ tầng 2 lên tầng 3 của một ngôi nhà, biết chiều cao giữa các tầng là 3,8 m. c) Công suất trung bình của một người công nhân để đưa thùng hàng nặng 40 kg lên độ cao 1,2 m trong thời gian 2 s. d) Chiếu tia laser từ không khí vào một chất lỏng với góc tới bằng 45o, góc khúc xạ bằng 30o. Biết ánh sáng đi trong không khí có tốc độ 300000 km/s. Tính tốc độ của ánh sáng đi trong chất lỏng ra đơn vị km/s. Các kết quả tính làm tròn đến hàng đơn vị. B. PHẦN TỰ LUẬN (16,0 điểm) Câu 11 (4,0 điểm). Trong một phương án thí nghiệm được thiết kế để kiểm tra tính đúng đắn của định luật bảo toàn năng lượng. Một viên bi thép nặng 100 g được thả từ các điểm B, A trên mặt phẳng nghiêng rất nhẵn. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng thì bi đi xuyên vào khối đất nặn một đoạn d như hình vẽ. Biết điểm H và C nằm trên mặt ngang, A và B nằm ở độ cao cách mặt ngang lần lượt là 80 cm và 40 cm. a) Tính thế năng của bi ở A so với điểm B. b) Tính tốc độ của bi ở C. c) Biết d = 10 cm. Tính độ lớn của lực cản do khối đất nặn tác dụng lên bi. d) Nếu lí thuyết về sự bảo toàn năng lượng đúng thì ở thí nghiệm này, độ dịch d có giá trị phụ thuộc vào độ cao thả bi h như thế nào? (Các kết quả tính làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất). Câu 12 (4,0 điểm). Trong một thí nghiệm tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng. Trên một mặt phẳng giấy nằm ngang vẽ đường thẳng AB vuông góc với MN tại O. Vẽ một vòng tròn bán kính R và đặt trên đó khối bán trụ bằng thuỷ tinh đặc, có bán kính R như hình vẽ. Biết chiết suất của thuỷ tinh là n = 1,5. Dùng đèn laser chiếu tia sáng SI tới mặt bán trụ tại I. Biết SI // MN và OI = R/2. 1. Tính góc tới và góc khúc xạ tại I. 2. Tia khúc xạ tại I sẽ đi đến mặt trụ tại J. Tính góc tới tại J. 3. Tính góc khúc xạ tại J. 4. Vẽ hình mô tả tia sáng đi từ I đến J để ra ngoài không khí. (Các kết quả tính làm tròn đến hàng đơn vị) Trang 2/3
  3. Câu 13 (4,0 điểm). Một vật hình trụ đồng chất có chiều dài 20 cm được thả vào nước. Trên vật có dán thước thẳng, mỏng dọc theo trục của hình trụ. Vật nổi lơ lửng trong nước theo phương thẳng đứng. Đọc trên thước thấy phần nổi trên mặt nước là 8 cm. a) Biết đường kính thiết diện ngang của vật là 6 cm. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. b) Biết nước ở bình có khối lượng riêng 1000 kg/m3. Tìm khối lượng riêng của vật. c) Cần tác dụng vào đầu trên của vật một lực theo hướng nào, có độ lớn bao nhiêu để một nửa của vật ở trong nước. d) Nếu pha vào nước một lượng muối đủ nhiều, khi đó phần thước ngoài không khí sẽ tăng hay giảm chiều dài. Nếu dựa vào sự thay đổi này ta sẽ tính được đại lượng nào? (Các kết quả tính làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất) Câu 14 (4,0 điểm). Dùng đèn laser đỏ chiếu vào thành bên của một bể cá. Điều chỉnh để tia sáng đi tới mặt nước với góc tới i = 60o như hình vẽ (bể có nhiều chất vẩn đục nên quan sát rõ được tia đi trong nước). Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,33. a) Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần của tia sáng đỏ đối với nước ra đơn vị độ. b) Sau khi đến I, tia sáng laser sẽ thay đổi đường truyền thế nào? c) Nếu đèn chỉ chiếu vào bể từ thành bên. Xác định góc tới nhỏ nhất tới mặt nước của tia sáng sau khi đi qua thành bên (bỏ qua bề dày của thành thuỷ tinh). d) Với góc tới ở câu c) tia sáng có thể đi ra ngoài không khí được không. Nếu có, góc khúc xạ của tia sáng ló ra là bao nhiêu độ. (Các kết quả tính làm tròn đến hàng đơn vị) ----------- Hết ---------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh......……………………………Số báo danh ………………… Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
424=>1