intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2021-2022 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Địa lí - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Câu 1 (4,0 điểm) a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. Phân tích ảnh của địa hình đến khí hậu của vùng. b) Trình bày đặc điểm của gió mùa mùa đông ở nước ta. Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít bị biến động và không có mùa đông lạnh giá như 2 miền ở phía Bắc? Câu 2. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta. b) Nêu các biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở nước ta. Vì sao trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp so với thế giới? Câu 3. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta. b) So sánh hai trung tâm chế biến lương thực thực phẩm Hà Nội và Hải Phòng. Vì sao đây là hai trung tâm chế biến lương thực thực phẩm lớn ở miền Bắc nước ta? Câu 4. (4,0 điểm) a) Nêu ý nghĩa của việc phát triển rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du miền núi Bắc Bộ. b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển. Câu 5. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: nghìn tấn). Năm 2010 2015 2019 2020 Sản lượng Tổng sản lượng 5142,7 6582,1 8270,2 8497,2 - Nuôi trồng 2728,3 3532,2 4492,5 4633,5 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021). a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020. b) Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy rút ra nhận xét. ---------- Hết ---------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam ban hành.
  2. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Địa lí - Lớp 9 (Hướng dẫn có 03 trang) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta. Phân tích ảnh 2,0 (4,0 của địa hình đến khí hậu của vùng. điểm) * Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta. - Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, được nâng cao ở hai đầu và thấp ở giữa. 0,5 - Hướng tây bắc – đông nam, 2 sườn không đối xứng, sườn Đông trường sơn 0,5 hẹp và dốc, có nhiều dãy núi nằm ngang. * Phân tích ảnh của địa hình đến khí hậu của vùng. - Độ cao địa hình làm cho khí hậu của vùng phân hóa thành 2 đai cao: 0,5 + Đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ở chân núi độ cao đến 600 -700m + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi trên 600 - 700m. - Hướng núi tây bắc – đông nam làm cho khí hậu có sự phân hóa giữa Đông Trường Sơn 0,5 và Tây Trường Sơn (dc). b Trình bày đặc điểm của gió mùa mùa đông. Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam 2,0 Bộ có chế độ nhiệt ít bị biến động và không có mùa đông lạnh giá như 2 miền ở phía Bắc. * Trình bày đặc điểm của gió mùa mùa đông. - Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4. 0,25 - Nguồn gốc: áp cao phương Bắc. 0,25 - Hướng gió: đông bắc. 0,25 - Tính chất: Đầu mùa lạnh khô. 0,5 Cuối mùa lạnh ẩm, có mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Phạm vi: Từ dãy Bạch Mã trở ra. 0,25 * Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít bị biến động và không có mùa 0,5 đông lạnh giá như 2 miền ở phía Bắc. - Vị trí địa lí: nằm ở vĩ độ thấp hơn, góc nhập xạ lớn ít biến đổi hơn, thời gian chiếu sáng và góc chiến sáng giữa các mùa chênh lệch ít hơn. - Do tác động của gió mùa Đông Bắc giảm sút; gió Tín Phong đông bắc khô nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu. 2 a Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta. 1,0 (3,0 - Về quy mô dân số: chia làm 5 loại (DC) 0,25 điểm - Về phân cấp đô thị: chia 6 loại (DC) 0,25 - Về chức năng: đa dạng bao gồm chức năng kinh tế, hành chính và tổng hợp (DC) 0,25 - Về phân bố: không đều tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển, … 0,25 b Nêu các biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở nước ta. Vì sao trình độ đô thị hóa ở 2,0 nước ta còn thấp so với thế giới? * Biểu hiện quá trình toàn cầu hóa - Mở rộng quy mô các thành phố 0,5 - Lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn 0,5 * Trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp so với thế giới vì - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta còn chậm, cơ sở hạ tầng đô thị 0,5 yếu kém - Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị thấp, lối sống thành thị và nông 0,5 thôn đan xen
  3. 3 a Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta. 2,00 (4,0 * Nhận xét: điểm) - Lúa có phạm vi phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, phân bố cả ở vùng đồng 0,5 bằng, trung du và miền núi, trong đó tập trung cao ở các vùng đồng bằng (Dẫn chứng: qua tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực) - Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất của nước ta là ĐBSH và ĐBSCL (Dẫn chứng 0,5 qua diện tích và sản lượng của các địa phương) * Giải thích: - Nước ta có điều kiện sinh thái rất phù hợp cho phát triển cây lúa (Diễn giải) 0,5 - ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng trọng điểm do đây là hai ĐB châu thổ sông, mạng 0,5 lưới sông ngòi dày đặc, tập trung nguồn nhân công đông đảo, nhu cầu tiêu thụ lớn,…) b So sánh hai trung tâm chế biến lương thực thực phẩm Hà Nội và Hải Phòng. Vì 2,0 sao đây là 2 trung tâm chế biến lương thực thực phẩm lớn ở miền Bắc nước ta? a. So sánh * Giống nhau: 0,5 - Quy mô: lớn hàng đầu miền Bắc, nước ta - Cơ cấu: đa dạng * Khác nhau 0,5 - Quy mô: HN lớn hơn HP + HN: cỡ rất lớn + HP: cỡ lớn 0,5 - Cơ cấu: HN đa dạng hơn HP + HN: 6 ngành: .... + HP: 5 ngành: .... b. Đây là 2 trung tâm chế biến lương thực thực phẩm lớn ở miền Bắc nước ta, vì: 0,5 - Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhất nguồn nguyên liệu phong phú từ khu vực ĐBSH và TDMNBB, có cơ sở hạ tầng hiện đại (D/C) - Có thị trường tiêu thụ lớn trong khu vực, cả nước và xuất khẩu. 4 a Nêu ý nghĩa của việc phát triển rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở Trung du 2,0 (4,0 miền núi Bắc Bộ. điểm) * Ý nghĩa tự nhiên: - Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, 0,5 trượt lở đất, khô hạn, - Điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động 0,5 được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du. * Ý nghĩa về kinh tế - xã hội - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, rừng. 0,25 - Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và 0,25 chất đốt cho sinh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp - Góp phần phát triển du lịch sinh thái. 0,25 - Tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư. 0,25 b Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát 2,00 triển kinh tế biển - Trong phát triển ngư nghiệp: 0,5 + Vùng biển giàu thủy sản, có các ngư trường trọng điểm (D/C) + Bờ biển có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản - Trong phát triển du lịch biển: + Nhiều bãi biển đẹp ((D/C), các vùng biển và đảo ven bờ có cảnh quan đẹp 0,5 + Khí hậu nhiều nắng, không có mùa đông lạnh, khai thác phát triển du lịch quanh năm. - Trong phát triển giao thông vận tải biển:
  4. + Địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng các cảng biển nước 0,5 sâu. + Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế - Trong khai thác khoáng sản: + Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí (phía đông quần đảo Phú Quý) 0,5 + Vùng ven biển có nhiều loại sa khoáng giá trị công nghiệp, sản xuất muối rất thuận lợi. 5 a Vẽ biểu đồ 2,5 (5,0 - Vẽ biểu đồ cột chồng (hoặc cột ghép). điểm - Yêu cầu: + Vẽ chính xác biểu đồ (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm). + Có tên biểu đồ, chú giải, có số liệu trên biểu đồ (thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ). (Biểu đồ tham khảo) Biểu đồ: Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2020 b Nhận xét và giải thích. 2,5 * Về quy mô: - Tổng sản lượng, thủy sản khai thác, thủy sản nuôi trồng tăng và tăng liên tục: 0,75 + Tổng sản lượng tăng 3354,5 nghìn tấn, tăng gấp gần 1,7 lần + Thủy sản khai thác tăng 1449,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,6 lần + Thủy sản nuôi trồng tăng 1905,2 nghìn tấn, tăng gấp gần 1,7 lần => Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với thủy sản khai thác … - Thủy sản nuôi trồng luôn luôn lớn hơn thủy sản khai thác (D/C) 0,5 * Về cơ cấu: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (%) 0,5 Năm 2010 2015 2019 2020 Sản lượng Khai thác 46,9 46,3 45,7 45,5 Nuôi trồng 53,1 53,7 54,3 54,5 Tổng sản lượng 100,0 100,0 100,0 100,0 - Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2020 có sự thay đổi theo hướng: 0,75 giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng nhưng không nhiều (D/C) Lưu ý: Thí sinh trình bày theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung chính xác vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2