intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hoá học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng

Chia sẻ: Le Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hoá học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Hoá học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 HẢI PHÒNG Năm học 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – BẢNG KHÔNG CHUYÊN (Đề thi gồm 09 bài; 02 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19/09/2019 Bài 1. (1,0 điểm) Hợp chất M có dạng XY3 được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học X và Y. Biết X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (Z X > ZY). Tổng số hạt mang điện trong M là 80. a. Xác định hai nguyên tố X và Y. b. Cho biết công thức phân tử hiđroxit cao nhất của X. Bài 2. (1,0 điểm) Cho X là một hợp chất vô cơ. X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được muối Y và khí Z có mùi khai. Sục khí CO2 dư vào dung dịch muối Y, tạo thành kết tủa T. Nung T ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn G. Biết T hay G đều tan trong dung dịch NaOH lại tạo thành muối Y (MG – MT = 24 g/mol). Mặt khác, cho khí Z tác dụng với khí CO 2 (trong điều kiện thích hợp), thu được chất H ở dạng tinh thể là một loại phân bón hóa học phổ biến. Cho H tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được khí Z và kết tủa M màu trắng. a. Xác định các chất X, Y, Z, T, G, H, M. b. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Bài 3. (1,0 điểm) 1. Cho dung dịch X chứa các chất: CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng CH3COOH ra khỏi dung dịch X mà không làm thay đổi khối lượng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 2. Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết (điều kiện phản ứng có đủ), viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế các chất: m-NO2-C6H4-COOH và p-NO2-C6H4-COOH. Bài 4. (1,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Na, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 37,65 gam hỗn hợp X trong nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 1,12 lít khí H2 (đktc). Lấy 200 ml dung dịch Y trộn với 300 ml dung dịch chứa HCl 0,5M và H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch có pH bằng 13. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X. Bài 5. (1,0 điểm) Cho A là một hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp X gồm CH 4 và A bằng O2 dư, sản phẩm sau phản ứng cho qua bình đựng H 2SO4 đặc 98% thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được kết tủa màu vàng có khối lượng nhỏ hơn 13 gam. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. a. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon A. b. Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với 0,5 lít dung dịch Br 2 0,1M, sau phản ứng thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và có 0,21 mol khí thoát ra. Hỏi sản phẩm thu được là gì, khối lượng bao nhiêu gam? Trang 1/2
  2. Bài 6. (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1180m (gam) hỗn hợp H gồm FeS 2, FeS, FexOy, FeCO3 (trong đó oxi chiếm 24,407% khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 2 mol HNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 549m (gam) hỗn hợp khí T gồm NO, NO2, CO2. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,16 gam Cu, thu được dung dịch Y và khí NO duy nhất thoát ra, tổng khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn tổng khối lượng chất tan trong X là 18,18 gam. Mặt khác, cho dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được 90,4 gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của N +5 trong cả quá trình không có NH4+, các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. a. Tính m và phần trăm khối lượng các khí có trong hỗn hợp khí T. b. Biện luận tìm công thức phân tử của FexOy. Bài 7. (1,5 điểm) Cho X (CnHmO4) và Y (CpHqO5) là hai hợp chất hữu cơ mạch hở, không phân nhánh. Đun nóng 175,6 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 20%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 180,4 gam chất rắn khan G gồm hai muối của hai axit cacboxylic thuần chức (tỉ lệ mol hai muối là 2 : 3) và phần hơi (gồm nước và 100 gam hai ancol có số nguyên tử cacbon bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối G cần dùng 38,08 lít O2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo của X và Y. Bài 8. (1,0 điểm) Một trong các ứng dụng của thuỷ ngân (Hg) là sử dụng trong công nghiệp sản xuất bóng đèn. Mỗi chiếc bóng đèn huỳnh quang sử dụng 30 mg thuỷ ngân ở dạng lỏng, còn mỗi chiếc bóng đèn compact sử dụng 1 viên amalgam có khối lượng 11,5 mg (hỗn hợp Hg-Zn-Bi ở dạng rắn với hàm lượng Hg tầm 30%). a. Tính khối lượng Hg (kg) cần dùng để sản xuất 480000 bóng đèn huỳnh quang và 1,6 triệu bóng đèn compact. b. Trong công nghiệp sản xuất bóng đèn, sử dụng viên amalgam với sử dụng thủy ngân ở dạng lỏng thì phương án nào an toàn hơn? Vì sao? Bài 9. (1,0 điểm) Trong thí nghiệm phản ứng tráng bạc người ta đã làm các bước sau đây: (1) Nhỏ 3-5 giọt dung dịch HCHO (37% - 40%) vào ống nghiệm. (2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm. (3) Nhỏ 2 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm. (4) Cho ống nghiệm vào trong cốc nước nóng tầm 700C, để yên vài phút. (5) Nhỏ dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, tráng đều, đun nóng, sau đó đổ đi và rửa lại nhiều lần bằng nước cất. a. Hãy sắp xếp trình tự các bước trên một cách hợp lí nhất và nêu hiện tượng xảy ra sau mỗi bước (nếu có) b. Có nên đun trực tiếp ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn thay vì cho ống nghiệm vào cốc nước nóng tầm 700C hay không? c. Nêu mục đích của việc thực hiện bước (5) bên trên. ----------------HẾT--------------- Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo danh:...................................................... Cán bộ coi thi 1:.........................................................Cán bộ coi thi 2:................................................ Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LỚP 12 NĂM HỌC 2019 – 2020 HƯỚNG DẪN ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – BẢNG KHÔNG CHUYÊN (Đề thi gồmCHẤM 09 bài; 02 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19/09/2019 Bài 1. (1,0 điểm) Hợp chất M có dạng XY3 được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học X và Y. Biết X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (Z X > ZY). Tổng số hạt mang điện trong M là 80. a. Xác định hai nguyên tố X và Y. b. Cho biết công thức phân tử hiđroxit cao nhất của X. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 1 Đáp án Điểm Theo giả thiết tổng số hạt mang điện trong M là 80 ZX + 3ZY = 40 (I) 40 Z= = 10 do ZY < ZX Z Y < 10 4 Y thuộc chu kì 1 hoặc 2 0,5 a. Do X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn X thuộc chu kì 2 hoặc 3 Dễ thấy X không thể thuộc chu kì 2 và Y không thể thuộc chu kì 1 X thuộc chu kì 3, Y thuộc chu kì 2 ZX - ZY = 8 (II) Từ (I) và (II) ZX = 16 và ZY = 8 X là Lưu huỳnh, Y là Oxi 0,25 b Hiđroxit của X có công thức là H2SO4 0,25 Bài 2. (1,0 điểm) Cho X là một hợp chất vô cơ. X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được muối Y và khí Z có mùi khai. Sục khí CO2 dư vào dung dịch muối Y, tạo thành kết tủa T. Nung T ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn G. Biết T hay G đều tan trong dung dịch NaOH lại tạo thành muối Y (MG – MT = 24 g/mol). Mặt khác, cho khí Z tác dụng với khí CO 2 (trong điều kiện thích hợp), thu được chất H ở dạng tinh thể là một loại phân bón hóa học phổ biến. Cho H tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được khí Z và kết tủa M màu trắng. a. Xác định các chất X, Y, Z, T, G, H, M. b. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 2 Đáp án Điểm X là AlN 0,25 a. Y là NaAlO2; Z là NH3; T là Al(OH)3; G là Al2O3; H là (NH2)2CO; 0,5 Trang 3/2
  4. M là BaCO3 Các phương trình xảy ra như sau: (1) AlN + NaOH + H2O NaAlO2 + NH3 (2) CO2 + NaAlO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3 t0 (3) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O b (4) Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O 0,25 (5) Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O xt,t0 ,p (6) CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O (7) (NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3 (8) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + 2NH3 + 2H2O HS viết được : - Từ 1 đến 3 phương trình được 0,1 điểm - Từ 4 đến 6 phương trình được 0,15 điểm - Từ 7 đến 9 phương trình được 0,25 điểm Bài 3. (1,0 điểm) 1. Cho dung dịch X chứa các chất: CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng CH3COOH ra khỏi dung dịch X mà không làm thay đổi khối lượng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 2. Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết (điều kiện phản ứng có đủ), viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế các chất: m-NO2-C6H4-COOH và p-NO2-C6H4-COOH. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 3 Đáp án Điểm Bước 1 : Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, khi đó sẽ xảy ra phản ứng CH3COOH +NaOH CH3COONa + H2O Bước 2 : Cô cạn dung dịch sau phản ứng của bước 1 thu được chất rắn gồm CH3COONa và NaOH 0,5 1. Bước 3 : Cho chất rắn vào cốc rồi đổ dd H2SO4 lắc đều cho chất rắn tan hết ( ko đc dùng HCl và HNO3 vì chúng bay hơi) sau đó đun nhẹ rồi chưng cất sẽ thu được CH3COOH 2CH3COONa + H2SO4 Na2SO4 + 2CH3COOH H2SO4 +2NaOH Na2SO4+ 2H2O 3.a a. CH4 C2H2 C6H6 C6H5-C2H5 C6H5COOH m-O2N- C6H4-COOH Phương trình : 15000C,lln (1) 2CH 4 C 2 H 2 +3H 2 Trang 4/2
  5. 6000 ,C (2) 3C 2 H 2 C6 H 6 Pd,PbCO3 ,t 0 0,25 (3) C 2 H 2 +H 2 C2H 4 H + ,t 0 (4) C6 H 6 +C2 H 4 C6 H5 -C2 H 5 (5) 5C6H5C2H5 + 12KMnO4 + 18H2SO4 t0 5C6H5COOH + 5CO2 + 12MnSO4 + 6K2SO4 + 28H2O (6) C6H5COOH + HNO3(đặc) H 2SO 4 , t 0 m-O2N-C6H4-COOH + H2O CH4 C2H2 C6H6 C6H5-C2H5 p-O2N-C6H5-C2H5 p-O2N-C6H5-COOH 3.b (1) C6H5-C2H5 + HNO3 H 2SO 4 , t 0 p-O2N-C6H5-C2H5 + H2O 0,25 (2) 5p-O2N-C6H5-C2H5 + 12KMnO4 + 18H2SO4 5p-O2N-C6H5- COOH +5CO2 + 12MnSO4 + 6K2SO4 + 28H2O Bài 4. (1,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Na, Na2O và BaO . Hòa tan hoàn toàn 37,65 gam hỗn hợp X trong nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 1,12 lít khí H2 (đktc). Lấy 200 ml dung dịch Y trộn với 300ml dung dịch chứa HCl 0,5M và H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch có pH bằng 13. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 4 Đáp án Điểm Phương trình phản ứng: (1) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (2) Na2O + H2O 2NaOH 0,25 (3) BaO + H2O Ba(OH)2 Theo phương trình phản ứng (1), ta có n Na = 2n H = 0,1 mol 2 Na 2 O: x mol Gọi số mol 0,25 BaO: y mol 62x + 153y = 37,65 – 0,1.23 = 35,35(*) NaOH: (2x + 0,1) mol Trong dung dịch Y có: Ba(OH) 2 : y mol nOH- (Y) = 2x + 0,1 +2y (mol) ; 0,25 n dd H+ axit = 0,3.0,5 + 0,3.1.2 = 0,75 mol . Xét phản ứng khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch axit, xảy ra phản ứng : H + + OH - H 2O Dung dịch thu được có pH = 13 (môi trường bazơ) OH- dư 2 x + 0,1 + 2 y − 0, 75 [OH − ]du = = 0,1 (**) 0, 2 + 0,3 Từ (*) và (**) ta được: x = 0,2; y = 0,15; Trang 5/2
  6. 0,1.23 0,25 %m Na = .100% = 6,11% 37,65 0,2.62 %m Na 2O = .100% = 32,93% 37,65 %m BaO = 60,96% Bài 5. (1,0 điểm) Cho A là một hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp X gồm CH 4 và A bằng O2 dư, sản phẩm sau phản ứng cho qua bình đựng H 2SO4 đặc 98% thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được kết tủa màu vàng có khối lượng nhỏ hơn 13 gam. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. a. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon A. b. Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với 0,5 lít dung dịch Br 2 0,1M, sau phản ứng thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và có 0,21 mol khí thoát ra. Hỏi sản phẩm thu được là gì, khối lượng bao nhiêu gam? HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 5 Đáp án Điểm 2.0,45 Ta có: nX = 0,25 (mol); n H2 O = 0,45 ( mol ) H= = 3,6 0,25 A có dạng CaH2 ( a là số chẵn) 0,25 Dùng sơ đồ đường chéo a. n CH4 = 4.n A n CH4 = 0,2 ( mol ) và n Ca H2 = 0,05 ( mol ) + Vì A là mạch hở và có 2 nguyên tử H, khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 chắc chắn sẽ 2 nguyên tử H này sẽ bị thế bởi 2 nguyên tử Ag sinh ra kết tủa CaAg2 (0,05 mol) . Có 0,05.(12a +216) < 13 0,25 a < 3,67 a = 2. Vậy A là C2H2 + Ta có: n Br = 0,05 , số mol khí thoát ra khỏi bình đựng dung dịch 2 brom là 0,21 mol n C2 H 2 phản ứng với Br2 là 0,25 - 0,21 = 0,04 mol n Br2 0,05 = =1,25 C2H2 phản ứng với Br2 theo 2 phản ứng n C2 H 2 0,04 b. C2H2 + Br2 C2H2Br2 (1) 0,25 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (2) n ( C2H 2Br2 ) = a a + b = 0,04 a = 0,03 Gọi n ( C2H 2Br4 ) = b a + 2b = 0,05 b = 0,01 m( C2H2Br2 ) = 5,58 gam 0,25 m( C2H2Br4 ) = 3,46 gam Bài 6. (1,5 điểm) Trang 6/2
  7. Hòa tan hoàn toàn 1180m (gam) hỗn hợp H gồm FeS 2, FeS, FexOy, FeCO3 (trong đó oxi chiếm 24,407% khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 2 mol HNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 549m (gam) hỗn hợp khí T gồm NO, NO2, CO2. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,16 gam Cu, thu được dung dịch Y và khí NO duy nhất thoát ra, tổng khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn tổng khối lượng chất tan trong X là 18,18 gam. Mặt khác, cho dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được 90,4 gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của N +5 trong cả quá trình không có NH4+, các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. a. Tính m và phần trăm khối lượng các khí có trong hỗn hợp khí T. b. Biện luận tìm công thức phân tử của FexOy. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 6 Đáp án Điểm a. n Tính số mol: Cu = 0,315 mol Dung dịch X chứa các ion : Fe3+, H+, NO3- và SO42-. Xét phản ứng khi cho dung dịch X tác dụng với Cu : Trường hợp 1. H + h�t theo PT: NO3− + 4H + + 3e NO + 2H 2 O Ta c�: ∆m = mv�o − mra ∆m = mCu − (mH + + mNO− ) 3 0,125 nH+ 18,18 = 20,16 − (nH+ + .62) 4 n H + ( trong X) = 0,12 mol 3 + BT.E: 2.nCu = n + .n + n = 0,54 mol; Fe3+ 4 H Fe3+ nFe = 0,54 mol M�t kh�c: mFe(OH)3 + mBaSO4 = 90,4 nBaSO4 = n = 0,14 mol; SO2- 4 0,25 H + : 0,12 mol Fe3+ : 0,54 mol Dung dịch X gồm SO24− : 0,14 mol BT�T nNO− = 1, 46 mol 3 Xét quá trình hòa tan H trong dung dịch HNO3: 2 − 0,12 + BT.H: nH2O = = 0,94 mol 2 0,25 + BTKL :1180m + 2.63 = (0,12.1+ 0,54.56 + 0,14.96 + 1,46.62) + 549m + 18.0,94 m = 0,04 (0,04.1180.0,24407) nOtrong h�n h�p H = = 0,72 mol 16 BTKL cho h�n h�p H : mH = 0,54.56 + 0,72.16 + 0,14.32 + 12.nC = 1180.0,04 nC = nCO2 = 0,08 mol v�mT = 549m = 21,96 gam 0,25 Trang 7/2
  8. NO : t 30t + 46k + 44.0,08 = 21,96 t = 0,4 Đặt số mol T NO2 : k BTNT.N t + k + 1,46 = 2 k = 0,14 CO2 : 0,08 %mNO = 54,64% %mNO2 = 29,32% %mCO2 = 16,04% Trường hợp 2. NO3− h�t theo PT: NO3− + 4H + + 3e NO + 2H 2 O + ∆m = mv�o − mra ∆m = mCu − (m +m ) H+ NO3− 0,125 18,18 = 20,16 − (4n −+n − .62) n = 0,03 mol NO3 NO3 NO3− + BT.E: 2.nCu = n + 3.n n = 0,54 mol; Fe3+ NO3− Fe3+ nFe = 0,54 mol + M�t kh�c: mFe(OH)3 + mBaSO4 = 90,4 nBaSO4 = n = 0,14 mol; SO2- 4 Fe3+ : 0,54 mol 0,25 SO24− : 0,14 mol Dung dịch X gồm (Loại) NO3− : 0,03 mol BT�T nH + = −1,31 mol b. Xác định công thức phân tử của FexOy. FeS nFe = 0,54 mol FeS2 nS = 0,14 mol Trong hỗn hợp H FeCO3 : 0, 08 mol nO = 0,72 mol Fe nC = 0, 08 mol oxit BTNT.O nO = 0,48 mol nS 0,25 Ta có: < nFeS + nFeS2 < nS 0,07 < nFeS + nFeS2 < 0,14 2 BTNT.Fe (0,54 − 0, 08 − 0,14) < ntrong Fe oxit < (0,54 − 0,08 − 0, 07) 0,32 ntrong oxit 0,39 0,32 < ntrong Fe oxit < 0,39 < Fe trong oxit < 0, 48 nO 0,48 2 x < < 0,8125 oxit là Fe3O4 3 y Bài 7. (1,5 điểm) Cho X (CnHmO4) và Y (CpHqO5) là hai hợp chất hữu cơ mạch hở, không phân nhánh. Đun nóng 175,6 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 20%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 180,4 gam chất rắn khan G gồm hai muối của hai axit cacboxylic thuần chức (tỉ lệ mol hai muối là 2: 3) và phần hơi (gồm nước và 100 gam hai ancol có số nguyên tử cacbon bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối G cần dùng 38,08 lít O 2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo của X và Y. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 7 Đáp án Điểm Xét phản ứng đốt G : nO2 = 1,7 mol Trang 8/2
  9. + BTNT K, suy ra nK2CO3 = 1 mol và nO( muối ) = 2.nK = 4 mol + Đặt nCO2 = x; nH2O = y. 0,25 BTNT O có : 4 + 1,7 × 2 = 1 × 3 + 2x + y + Bảo toàn khối lượng : 180,4 + 1,7 × 32 = 1 × 138 + 44x + 18y. Giải hệ có: x = 2,2 mol; y = 0 mol muối không chứa H muối phải là của axit 2 chức. số mol hai muối = 2 : 2 = 1 mol số mol hai muối là 0,4 và 0,6 ( tỉ lệ 2 : 3 ) 0,25 + Đặt số C trong gốc axit của X và Y là z và t. + Áp dụng BTNT C: 0,4z + 0,6t = 1 + 2,2. Giải phương trình nghiệm nguyên: z = 2 và t = 4 2 muối là (COOK)2 và KOOC-C≡C-COOK * Tiếp tục áp dụng bảo toàn khối lượng ta có : 175,6 + 2.56 = 180,4 + 100 + mH2O (sản phẩm) nH2O (sản phẩm) = 0,4 mol Trong hai chất X, Y phải có một chất có chứa 1 nhóm COOH * Mặt khác Vì X, Y mạch hở có số O < 6 nên ancol tạo thành không thể là 0,5 ancol ba chức, chỉ có thể là đơn chức và hai chức. Do đó ta có hai trường hợp sau TH1 : X, Y lần lượt có dạng CaHb’-OOC-C≡C- COO-CaHb’ (0,6 mol) và HOOC-COO-CaHb-OH ( 0,4 mol) hai ancol là CaHb(OH)2 : 0,4 mol và CaHb’ OH : 1,2 mol 0,4. (12a + b + 34) + 1,2 (12a + b’+ 17) =100 48a + b + 3b’ = 165 a = 3, b = 6, b’=5 X là CH2=CH-CH2-OOC-C≡C-COO-CH2-CH=CH2 Và Y là HOOC-COO-CH2-CH2-CH2-OH hoặc HOOC-COO-CH2-CH(OH)-CH3 TH2 : X, Y lần lượt có dạng HOOC-COO-CaHb’ ( 0,4 mol) và CaHb’-OOC-C≡C- COO-CaHb-OH (0,6 mol) 0,5 hai ancol là CaHb(OH)2 : 0,6 mol và CaHb’ OH : 1 mol 0,6.( 12a + b + 34) + 1 (12a + b’+17) =100 96a + 3b + 5b’ = 313 (Vô nghiệm) Bài 8. (1,0 điểm) Một trong các ứng dụng của thuỷ ngân (Hg) là sử dụng trong công nghiệp sản xuất bóng đèn. Mỗi chiếc bóng đèn huỳnh quang sử dụng 30 mg thuỷ ngân ở dạng lỏng, còn mỗi chiếc bóng đèn compact sử dụng 1 viên amalgam có khối lượng 11,5 mg (hỗn hợp Hg-Zn-Bi ở dạng rắn với hàm lượng Hg tầm 30%). Trang 9/2
  10. a. Tính khối lượng Hg (kg) cần dùng để sản xuất 480000 bóng đèn huỳnh quang và 1,6 triệu bóng đèn compact. b. Trong công nghiệp sản xuất bóng đèn, sử dụng viên amalgam với sử dụng thủy ngân ở dạng lỏng thì phương án nào an toàn hơn? Vì sao? HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 8 Đáp án Điểm 4,8.10 .30 + 1, 6.10 .11,5.30% 5 6 Khối lượng Hg cần dùng là : = 19,92 (kg) a. 106 0,25 Sử dụng amalgam an toàn với sức khỏe con người và môi trường hơn thủy 0,25 ngân ở dạng lỏng. b. Thuỷ ngân ở dạng hơi nguy hiểm hơn thuỷ ngân dạng lỏng và dạng rắn vì 0,25 nó dễ hấp thụ vào cơ thể hơn. Khi bóng đèn bị vỡ: thuỷ ngân lỏng sẽ bay hơi và phát tán ra bên ngoài, còn amalgam ở trạng thái rắn khiến thủy ngân trong đó khó bay hơi hơn nên an toàn hơn Amalgam dễ vận chuyển và bảo quản an toàn hơn Hg dạng lỏng 0,125 Hg trong amalgam dễ thu hồi hơn, tránh việc bị phát tán ra môi trường 0,125 Bài 9. (1,0 điểm) Trong thí nghiệm phản ứng tráng bạc người ta đã làm các bước sau đây: (1) Nhỏ 3-5 giọt dung dịch HCHO (37% - 40%) vào ống nghiệm. (2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm. (3) Nhỏ 2 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm. (4) Cho ống nghiệm vào trong cốc nước nóng tầm 700C, để yên vài phút. (5) Nhỏ dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, tráng đều, đun nóng, sau đó đổ đi và rửa lại nhiều lần bằng nước cất. a. Hãy sắp xếp trình tự các bước trên một cách hợp lí nhất và nêu hiện tượng xảy ra sau mỗi bước (nếu có) b. Có nên đun trực tiếp ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn thay vì cho ống nghiệm vào cốc nước nóng tầm 700C hay không? c. Nêu mục đích của việc thực hiện bước (5) bên trên. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 9 Đáp án Điểm a. Thứ tự các bước (5) (3) (2) (1) (4) 0,25 Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm sẽ có kết tủa màu xám, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch không 0,125 màu. Cho ống nghiệm vào trong cốc nước nóng tầm 700C, để yên vài 0,125 phút thì thấy có lớp kim loại Ag sáng bám vào thành ống nghiệm b. Không nên đun ống nghiệm trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn vì Nhiệt độ quá cao và không ổn định sẽ không phù hợp với phản ứng (nhiệt độ 60-700C là phù hợp nhất) khiến cho: 0,25 + Hỗn hợp trong ống nghiệm khi đó có màu xám đen hiệu suất phản ứng tráng bạc thấp lượng Ag sẽ tạo ra ít hơn + Ag khó bám vào thành ống nghiệm hơn c. Nhỏ dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, tráng đều, đun nóng, Trang 10/2
  11. sau đó đổ đi rửa lại nhiều lần bằng nước cất nhằm mục đích : 0,25 NaOH đặc ăn mòn nhẹ lớp thủy tinh bên trong và việc rửa lại ống nghiệm nhiều lần khiến cho lớp thủy tinh bên trong trở lên nhám và sạch do đó Ag dễ bám vào hơn. ……………HẾT…………… Trang 11/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2