intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2021-2022 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Ngữ văn - Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Câu 1. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: “Ngày xưa chào mẹ, ta đi Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười Mười năm rồi lại thêm mười Ta về ta khóc, mẹ cười… lạ không? “Ông ai thế? Tôi chào ông!” Mẹ ta trí nhớ về… mênh mông rồi “Ông có gặp thằng con tôi? Hao hao tôi nhớ nó người… như ông” Mẹ ta trở nhớ về không Trả trăm năm lại bụi hồng… rồi đi…”. (“Mẹ ta trả nhớ về không” – Đỗ Trung Quân) Câu 2. (6,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Đừng để đi đến cuối cuộc đời rồi mới nhận ra rằng bạn chỉ sống theo chiều dài của nó. Hãy sống theo cả chiều rộng nữa.” Câu 3. (10,0 điểm) “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” (K. Pautopxki). Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2). ---------- HẾT ----------
  2. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2021-2022 (Hướng dẫn có 05 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 8 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Câu 1. (4 điểm) Về kĩ năng: HS cần viết được bài văn Cảm thụ theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Về kiến thức: HS cần nêu được những ý cơ bản sau: a. Mở đoạn: (0,5 điểm) Giới thiệu xuất xứ và nội dung chính của bài thơ: Tình mẫu tử thiêng liêng b. Thân đoạn (3 điểm) - Cặp từ trái nghĩa: “đi” – “về”; “khóc” – “cười” cùng nghệ thuật đối: “ta đi” – “Ta về”, “Mẹ ta thì khóc, “ta đi thì cười”, “Ta về ta khóc” – “ mẹ cười” diễn tả những trạng thái cảm xúc trái ngược của người mẹ và người con - Buổi ra đi: người mẹ khóc vì phải xa con, vì lo lắng cho con; người con cười vì sắp được dấn bước vào cuộc đời, làm một con người tự do, trưởng thành, được cống hiến sức trẻ cho đời. - Lúc trở về: + Người con khóc vì xúc động khi được gặp lại mẹ, nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà bao nhiêu năm xa cách đã trào ra thành những giọt nước mắt. + Câu hỏi “mẹ cười…lạ không?” cùng dấu ba chấm thể hiện cảm xúc bất ngờ trong lòng người con. + Nụ cười của người mẹ là nụ cười hạnh phúc sau nhiều năm đợi chờ đứa con đi xa nay đã trở về. + Người con trai thành người là một người xa lạ. => Người con giật mình thảng thốt. + Nụ cười của người mẹ lúc này như một cử chỉ xã giao trước một người lạ, bởi sự đợi chờ của bà không phải một năm, hai năm, đó là những thập kỷ. + Tuổi già của mẹ đã đến khiến bà không chống lại được quy luật của tạo hóa “trí nhớ về… mênh mông rồi”. - Hai câu thơ: “Ông có gặp thằng con tôi? Hao hao tôi nhớ nó người… như ông” Câu hỏi và cách miêu tả của người mẹ già như mở ra cả quãng thời gian đằng đẵng người mẹ mòm mỏi chờ đợi đứa con trong khắc khoải, nhớ thương, lo lắng. - Những dòng thơ cuối: “Mẹ ta trở nhớ về không Trả trăm năm lại bụi hồng… rồi đi…”.
  3. Nghệ thuật giảm nói tránh và điệp ngữ “trả” như diễn tả những bước chân cuối cùng của cuộc đời người mẹ. - Bằng thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca, những câu thơ bị bẻ gẫy làm đôi cùng với những dấu …, thủ pháp đối, lối nói giảm nói tránh, nhà thơ muốn bộc lộ tấm lòng yêu thương cũng như nỗi niềm day dứt của người con đối với mẹ của mình. c. Kết đoạn: (0,5 điểm) - Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, là dòng cảm xúc chân thành, tha thiết của người con về mẹ. - Liên hệ: Trân trọng, yêu thương, chăm sóc mẹ; đừng để một mai khi không còn mẹ, lúc đó hối tiếc cũng đã muộn màng. Câu 2. (6 điểm) Về kĩ năng: HS cần viết được bài văn Nghị luận xã hội theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Về kiến thức: HS cần nêu được những ý cơ bản sau: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Dẫn dắt – nêu được vấn đề nghị luận - Trích dẫn được ý kiến b. Thân bài (5 điểm) 1. Giải thích: (0,5 điểm) - Sống theo chiều dài: sống theo thời gian vật lí, không mang lại nhiều dấu ấn hay để lại ý nghĩa, giá trị cho cuộc đời. - Sống theo cả chiều rộng: sống một cuộc đời phong phú, có ích, có ý nghĩa, giá trị. => Câu nói mang ý nghĩa sâu sắc, khuyên chúng ta không nên để cuộc đời trôi qua tẻ nhạt, nhàm chán, vô nghĩa, bởi đó đơn thuần chỉ là sự tồn tại; hãy sống một đời phong phú, sâu sắc, có ý nghĩa, nhiều giá trị. 2. Phân tích, chứng minh: (3 điểm) +) Vì sao cần “sống theo chiều rộng” - Giá trị của con người không phụ thuộc vào năm tháng họ tồn tại mà phụ thuộc vào ý nghĩa của sự tồn tại ấy, phụ thuộc vào những đóng góp, những cống hiến của họ với cuộc đời. - Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, và nó trôi qua rất nhanh. Vì vậy chúng ta không thể sống tẻ nhạt, vô vị mà phải sống phong phú, tích cực, ý nghĩa để không phải hối hận, tiếc nuối. - Cuộc sống vô cùng phong phú, có biết bao miền đất mời gọi ta đặt chân đến, có biết bao thử thách cần ta chinh phục, có biết bao tri thức cần ta tích lũy và có biết bao điều tốt đẹp đang chờ ta khám phá, trân trọng. Bởi vậy, không có lí do gì ta lại cho phép mình sống một cuộc đời chật hẹp và đơn điệu. Khi sống “theo chiều rộng”, con người sẽ nâng cao hiểu biết, bồi đắp tâm hồn, làm cho cuộc đời mình ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn.
  4. - Khi sống “theo chiều rộng”, con người sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng; cũng là một cách để ta trả ơn đối với những gì ta nhận được của những người đi trước và những người xung quanh. +) Thế nào là sống “theo chiều rộng”: - Sống biết cống hiến: hoàn thành công việc, trách nhiệm, bổn phận của cá nhân; biết nỗ lực để đóng góp cho cuộc đời, làm giàu cho bản thân, quê hương, đất nước. - Sống nhân hậu: biết yêu thương, cảm thông cho những bất hạnh của người khác; chia sẻ với những mất mát của người khác, biết giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. - Sống lạc quan, nghị lực: mạnh mẽ, kiên cường, không ngại khó ngại khổ, không đầu hàng trước khó khăn, thậm chí coi khó khăn là thử thách, động lực để rèn luyện bản thân; tìm được niềm vui trong cuộc sống và biết lan tỏa niềm vui ấy. - Sống tự tin, mạnh dạn khám phá thế giới, thực hiện những điều mới mẻ để tích lũy kinh nghiệm, chinh phục tri thức và đạt đến vinh quang. - Sống có ước mơ, khát vọng: sống có đam mê, hoài bão, cố gắng hết mình để ước mơ ấy thành sự thật. Lấy dẫn chứng để chứng minh 3. Bàn luận mở rộng (0,5 điểm): - Phê phán những người chỉ sống “theo chiều dài”, không có mục đích, lí tưởng, để cuộc đời mình trôi đi nhạt nhẽo, nhàm chán. - “Sống theo chiều rộng” không có nghĩa là sống phô trương, viển vông mà cần hài hòa giữa hai yếu tố tận hưởng, tận hiến để tạo nên cuộc sống đa dạng, phong phú, sâu sắc. - Cần sống cuộc sống đích thực, đúng nghĩa theo cả “chiều dài” và “chiều rộng”, bởi khi cuộc sống càng kéo dài thì con người càng cống hiến được những điều tốt đẹp nhiều hơn. 4. Bài học nhận thức, hành động (0,5 điểm) - Câu nói khuyên nhủ con người từ bỏ nếp sống lạc hậu cũ kỹ, từ bỏ lối sống bó hẹp, nhỏ bé, thụ động, nhàm chán để khám phá những điều mới mẻ, để sống ý nghĩa, sống có ích cho đời; khơi dậy trong ta thái độ sống tích cực. - Tích cực học tập, rèn luyện để có sự phong phú về tâm hồn, trí tuệ. c. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Bài học liên hệ Câu 3 (10 điểm) Về kĩ năng: HS cần viết được bài văn Nghị luận văn học theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Về kiến thức: HS cần nêu được những ý cơ bản sau: A. Mở bài (0,5 điểm) - Dẫn dắt, nêu vấn đề: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.
  5. - Trích dẫn nhận định: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” (K. Pautopxki) - Nêu phạm vi: bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. B. Thân bài (9 điểm) 1. Giải thích nhận định (1 điểm) - “Nhà văn chân chính” là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống, đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. - “Xứ sở của cái đẹp” là vẻ đẹp phong phú, đa dạng của cuộc đời mà nhà văn phán ánh trong tác phẩm. Vẻ đẹp ấy được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong cuộc sống mà nhà văn mang tới cho người đọc. + Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn; là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện... - Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời. - Để người đọc cảm nhận được “xứ sở của cái đẹp” đó thì nhà văn chân chính “là người dẫn đường” cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn. 2. Chứng minh “Quê hương” của Tế Hanh là “xứ sở của cái đẹp” (7 điểm) * Xứ sở của cái đẹp trong bài thơ “Quê hương” thể hiện ở nội dung + Lời giới thiệu về vị trí rất đặc biệt và nghề chài lưới của làng quê tác giả. + Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm. “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ………………………………………. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” - Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng. - Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất hăng hái vượt trường giang. - Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió. + Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân tình của người dân chài. “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ …………………………………… Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
  6. - Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển. - Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm nghỉ ngơi và lắng nghe. - Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương. + Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển… tất cả được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ ……………………………………… Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” * “Xứ sở của cái đẹp” trong bài thơ “Quê hương” thể hiện ở nghệ thuật - “Quê hương” là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm, yếu tố miêu tả và tự sự thấm đẫm cảm xúc được sử dụng hợp lí làm nổi bật hơn chất trữ tình lãng mạn bay bổng. - Giọng thơ: Tâm tình, nhẹ nhàng, tha thiết, dạt dào đầy gợi cảm. - Thể thơ: Thể thơ tám chữ gieo vần liền có thể diễn tả cảm xúc chân thành, mãnh liệt. - Đề tài: Đề tài quen thuộc trong thơ Tế Hanh. Quê hương luôn là cảm hứng dạt dào trong suốt đời thơ Tế Hanh. Bởi vậy nên quê hương là đề tài trở đi trở lại trong st của ông. - Hình ảnh thơ: gần gũi, chân thực, đặc trưng của quê hương. - Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ, liệt kê được sử dụng linh hoạt như thổi hồn vào sự vật đã tạo nên những vần thơ trữ tình chứa chan thi vị làm say đắm tâm hồn bao thế hệ bạn đọc. 3. Đánh giá (1 điểm) - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Quê hương” đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi tình tình yêu nước từ tình yêu những thứ quen thuộc, gần gũi nơi quê nhà. - Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống. - Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn. - Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những “kĩ sư tâm hồn” đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ “xứ sở của cái đẹp” trong cuộc sống. C. Kết bài (0,5 điểm) - “Quê hương” là bài thơ xuất sắc của Tế Hanh và là một trong những tác phẩm trẻo nhất trong phong trào Thơ mới. - Bài thơ đã khơi gợi trong lòng bạn đọc tình yêu quê hương, đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2