intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ Xà THỊ XàVĨNH CHÂU Năm học 2023­2024 Môn: Giáo dục công dân 8 (Thời gian 150 phút, không kể thời gian phát đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1: (4,0  điểm) a. Thế nào là bạo lực học đường? b. Nêu những Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường hiện nay?  c. Theo em là học sinh làm thế  nào để  tuyên truyền và  ứng phó với bạo lực học   đường hiện nay? Câu 2: (4,0 điểm) Hiện nay tệ nạn xã hội đang là một vấn đề bức xúc. Em hãy cho biết: a. Tệ nạn xã hội là gì? b. Em hãy nêu một số loại tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay, nêu nguyên nhân và  hậu quả của tệ nạn xã hội hiện nay? c. Em có những biện pháp gì để giữ mình không sa vào các tệ nạn xã hội hiện nay? Câu 3: (4,0 điểm) a. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?  b. Trình bày những quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo vệ môi trường và  tài nguyên thiên nhiên? c. Theo em, là học sinh cần phải có trách nhiệm như thế nào để  bảo vệ  môi trường   và tài nguyên thiên nhiên? Câu 4: (4,0 điểm) Tình huống: Trên đường đi học về, bạn  An  vô tình chứng kiến cảnh bạn M inh  đang bị nhóm của bạn Hùng đe dọa. Thấy bạn An đi đến, bạn Hùng cảnh cáo rằng: “Nếu   không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Vì sợ bị liên lụy nên bạn An đã từ chối khi bạn   Minh yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn Hùng với giáo viên chủ nhiệm. ­ Em có đồng tình với hành động của bạn An không? Vì sao? ­ Nếu là bạn An, em sẽ làm gì? Câu 5: (4,0 điểm)  Tình huống: Khi tìm hiểu về ẩm thực của các nước trên thế giới, bạn H và các bạn   đọc và xem nhiều đoạn phim ngắn về cách ăn uống của các nước. Bạn M bật cười to và có   thái độ  khá tiêu cực khi xem đến đoạn ăn bốc bằng tay của một số quốc gia. Bạn M bảo:  “Ăn như thế này mất vệ sinh và kém văn minh quá”. Cả lớp đều quay lại nhìn bạn M. a. Em có đồng tình với hành động của bạn M không? Vì sao? b. Nếu em là bạn của M, em sẽ khuyên bạn M thế nào? c. Trình bày ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn  hóa trên thế giới? Liên hệ bản thân. ­­­HẾT­­­ (cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ VĨNH CHÂU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ Năm học 2023-2024 MÔN GDCD 8 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 4,0  điểm) a. Bạo lực học đường là: ( 1,0 điểm) ­ Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức   khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố  ý khác   gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.  b. Nguyên nhân: ( 1,0 điểm)  – Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là: sự tác động của trò chơi điện   tử có tính bạo lực, giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái. ­  Nguyên nhân chủ quan là: sự phát triển tâm lí lứa tuổi, sự thiếu hụt kĩ năng sống.  c. Tuyên truyền và ứng phó với bạo lực học đường hiện nay: ( 2,0 điểm) Tuyên truyền về  việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học   sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường, cần kịp   thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để  can thiệp, giải quyết.  – Để ứng phó với bạo lực học đường:  + Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn   can thiệp. + Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị  trí, tìm cách thoát khỏi tình   huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.  + Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về  sức khoẻ  và   tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.  ­ Học sinh có hành vi bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm về  mọi hậu quả  mà  mình gây ra theo quy định của pháp luật.  Câu 2: (4,0 điểm) a. Tệ  nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và   pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống. (0,5 điểm) b. Một số loại tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay, nêu nguyên nhân khách quan và  hậu quả của tệ nạn xã hội hiện nay? (1,5 điểm) – Có nhiều loại tệ nạn xã hội, nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm.  ­ Tệ nạn xã hội có nguyên nhân khách quan như: mặt trái của nền kinh tế thị trường,   môi trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của  
  3. cha mẹ, ...;  ­ Nguyên nhân chủ quan như: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và  thiếu tự chủ.  Hậu quả của tệ nạn xã hội: (1,0 điểm) + Đối với bản thân:  ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm tha hoá về  nhân cách, rối loạn về  hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật ,... + Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình ,... + Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự; ảnh hưởng xấu đến sự phát   triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội, ... c. Một số biện pháp không sa vào tệ nạn xã hội. (Tùy theo ý học sinh trả lời cho điểm   phù hợp) (1,0 điểm) Câu 3: (4,0 điểm) a. Môi trường là các yếu tố tự  nhiên và xã hội bao quanh con người  ảnh hưởng trực  tiếp đến các hoạt động sống của con người. (0,5 đ) ­ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự  nhiên mà con   người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống. (0,5 đ) b. Những quy định cơ  bản của pháp luật về  bảo vệ  môi trường và tài nguyên thiên   nhiên: ( 2,0 điểm) + Bảo vệ  môi trường là quyền, nghĩa vụ  và trách nhiệm của mọi cơ  quan, tổ  chức,   cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. + Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được  xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. + Bảo vệ  môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ  em, bình đẳng  giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. + Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch. + Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi  trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố  và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử  lí và chịu trách  nhiệm khác theo quy định của pháp luật. c. Trách nhiệm của học sinh: (1,0 điểm) Học sinh có trách nhiệm bảo vệ  môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những   việc làm phù hợp với lứa tuổi như: không xả  rác bừa bãi; hạn chế  sử  dụng túi ni lông, đồ  nhựa; tiết kiệm điện, nước;… Đồng thời, phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây  ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái  phép,…). Câu 4: (4, 0 điểm) ­ Em không đồng tình với hành động của bạn An. Vì: + Việc bạn An giữ  im lặng đã gián tiếp  ủng hộ  cho hành động bạo lực học đường  của nhóm bạn Hùng và gây tổn thương cho bạn Minh. + Mặt khác, cách hành xử của An cũng cho thấy An chưa biết cách tôn trọng và bảo 
  4. vệ lẽ phải. ­ Nếu là bạn An, em sẽ: + Động viên, an ủi bạn Minh. Giúp đỡ bạn  Minh những việc cần thiết khi có yêu cầu  của giáo viên chủ nhiệm. + Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự  trợ giúp từ họ. (Tùy ý học sinh trả lời mà cho điểm phù hợp) Câu 5: ( 4,0 điểm)  a. Em không đồng tình với bạn M. Vì việc làm của M thể  hiện sự  không tôn trọng   các nền văn hóa trên thế giới. (0,5 điểm) b. Nếu là bạn của M em sẽ khuyên M nên tôn trọng những nét văn hóa, nét đặc sắc  riêng của các dân tộc, quốc gia trên thế giới. (0,5 điểm) c. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế  giới: Tôn trọng sự  đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế  giới có ý nghĩa  quan trọng giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để  có thể  hoà nhập và phát triển, trở  thành công dân toàn cầu; phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ  giao lưu, hợp tác. (1,0 điểm) Liên hệ bản thân: (2,0 điểm) (Tùy ý học sinh trả lời mà cho điểm phù hợp).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2