intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử THCS năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Vĩnh Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“ĐĐề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử THCS năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Vĩnh Châu” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử THCS năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Vĩnh Châu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2022-2023 Môn: Lịch sử Đề chính thức (Thời gian 150 phút, không kể thời gian phát đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1. (3,0 điểm) Từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Tóm tắt chính sách kinh tế mà Pháp đã thực hiện ở Việt Nam? Nhận xét các chính sách Pháp đã thực hiện. Câu 2. (3,0 điểm) Vì sao ngày 19/12/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Thái độ của nhân dân ta đối với lời kêu gọi. Câu 3. (3,0 điểm) Phương hướng chiến lược và phương châm của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 như thế nào? Khái quát nội dung, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 4. (3,0 điểm) Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam có những nội dung cơ bản nào? Nhận xét Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Câu 5. (3,0 điểm) Khái quát nguyên nhân, nội dung và kết quả cuộc duy tân Minh Trị của Nhật Bản năm 1868. Câu 6. (5,0 điểm) Nêu thành tựu, ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945. Theo em cần có giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945. Vai trò của Mĩ trong sự phát triển về khoa học - kĩ thuật từ năm 1945. ---Hết---
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2022-2023 MÔN: Lịch Sử HƯỚNG DẪN CHẤM I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (13 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm Câu 1 *Chính sách kinh tế 1,5 (3 - Về Nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập điểm điểm) các đồn điền ở cả Bắc kì và Nam kì. - Về Công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ... đã đem lại cho Pháp nguồn lợi khổng lồ. - Về Giao thông vận tải. Pháp xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - Về Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác. - Về Sưu, thuế. Pháp đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện... * Nhận xét. - Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét 1,5 điểm sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. - Nều kinh tế Việt Nam bắt đầu biến đổi + Tích cực. làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa, thành thị mọc lên, nền kinh tế hàng hóa phát triển. + Tiêu cực. vơ vét tận cùng sức lao động của người dân, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt; công nghiệp phát triển rất nhỏ giọt. Câu 2 * Mặt dù ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực (3 dân Pháp tìm mọi cách phá hoại, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược 1,5 điểm) nước ta một lần hai. điểm - Ở Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta. - Ở Bắc bộ, ngày 20/11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. - Ở Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún... - Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán
  3. lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng. Nếu không chấp nhận thì ngày 20/12/1946 Pháp sẽ hành động. * Đảng, Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh có quyết định kịp thời. - Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp 1,0 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng điểm chiến. - Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. * Thái độ của nhân dân ta. Nhân dân cả nước ủng hộ lời kêu gọi và 0,5 điểm đứng lên kháng Pháp. Ngay đêm 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến bùng nổ. Câu 3 *Phương hướng chiến lược và phương châm của ta trong (3 Đông - Xuân 1953 – 1954 điểm) - Phương hướng chiến lược. Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính 1,0 điểm trị Trung ương Đảng họp, đề ra phương hướng chiến lược của ta là. tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta. - Phương châm. ‘‘Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. * Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) - Diễn biến.Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/195, chia làm 3 đợt . 2,0 + Đợt 1, quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và điểm toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2, quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm. + Đợt 3, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. - Kết quả . Chiều 7/5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa . làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Câu 4 - Nội dung. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở 2,25 (3 Việt Nam được kí chính thức ngày 27/1/1973, nội dung bao gồm các điểm điểm) điều khoản cơ bản .
  4. + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. + Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. + Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. + Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. + Hoa kì cam kết góp phần vào việc hàn gắng vết thương vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. *Nhận xét. Đây là văn bản pháp lí quốc tế buộc các nước phải thực hiện. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, 0,75 điểm phải rút hết quân về nước. Đây là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của ta, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm * Nguyên nhân . 0,5 Câu 5 Chế độ phong kiến Nhật Bản đang suy yếu. điểm (3 Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp vào điểm) Nhật Bản, đòi ‘‘mở cửa’’. * Nội dung. Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách tiến bộ. 2,0 + Về kinh tế. thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất điểm của giai cấp phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... + Về chính trị . chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa giai cấp Tư sản và Đại Tư sản lên nắm quyền. + Về Giáo dục. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, trú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây. + Về quân sự . tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, sản xuất vũ khí, phương tiện quốc phòng. 0,5 *Kết quả. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành điểm một nước tư bản công nghiệp.
  5. Câu 6 * Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ 2,5 (5 thuật là điểm điểm) - Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản , con người đã đạt được những phát minh to lớn, đanh dấu bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học - Hai là, những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như . máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,... - Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như . năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... - Bốn là, sáng chế những vật liệu mới như . pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,... - Năm là, Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, nhiều nước khắc phục được nạn thiếu lương thực, nạn đói. - Sáu là, những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. Con người đã bay vào vũ trụ (1961) và đặt chân lên mặt trăng (1969). * Ý nghĩa, tác động cách mạng khoa học - kĩ thuật - Tích cực. sản xuất và năng suất lao động phát triển nhảy vọt, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 1,5 - Tiêu cực. Chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, điểm những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,... * Nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa những năm 40 thế kỉ XX. 1,0 - Là nước đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ, Mĩ đã thu điểm được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như . sáng chế công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, vật liệu tổng hợp mới, "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông liên lạc, chinh phục vũ trụ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2