intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Ngữ văn THCS năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Thị xã Vĩnh Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Ngữ văn THCS năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Thị xã Vĩnh Châu sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Ngữ văn THCS năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Thị xã Vĩnh Châu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2022-2023 Môn: Ngữ văn Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui qua được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. (Hạt giống tâm hồn, first New, NXB TP HCM, Tr 123) Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp từ câu chuyện trên. Câu 2 (12 điểm) T. Sê-khốp cho rằng: Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Từ tác phẩm văn học yêu thích trong chương trình Ngữ văn đã học, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. ------------Hết-----------
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU NĂM HỌC 2022-2023 MÔN:Ngữ văn HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lý. - Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo (có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề cần nghị luận) - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn II. Đáp án và thang điểm Câu 1 (8 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, 1 diễn đạt trong sáng, dẫn chứng phù hợp, giàu cảm xúc và sức thuyết phục. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân 7 về vấn đề đặt ra trong đề bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện 1 b. Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm 5 *Giải thích: 1 Thông qua câu chuyện, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội. - Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người thử sức, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình. - Sự giúp đỡ là đáng quý nhưng lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng * Bàn luận: 2 - Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con người vươn lên? + Khó khăn, thử thách buộc con người phấn đấu không ngừng; khó khăn, thử thách rèn cho con người bản lĩnh, ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ con người hành động…Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn.
  3. (dẫn chứng) + Nếu không vượt qua được những khó khăn, thử thách trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ không thể cất cánh lên bầu trời, chỉ bò loanh quanh như những con sâu mà thôi. (dẫn chứng) - Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng? + Lòng tốt rất cần trong cuộc sống nhưng nếu không thể hiện đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm cho người được giúp đỡ: Mất đi cơ hội để rèn luyện bản thân và trưởng thành hơn, thiếu đi kĩ năng sống, không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này... (dẫn chứng) + Hậu quả: khiến người được giúp có tính dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên trong cuộc sống…(dẫn chứng) *Mở rộng vấn đề: 1 - Phê phán những ai thiếu niền tin, không có ý chí, nghị lực. - Cần nêu gương những con người có ý chí, nghị lực luôn cố gắng vượt qua khó khăn để tiến đến thành công. - Giúp đỡ những ai chưa có ý chí, nghị lực một cách hợp lý để họ hiểu được cần phải có sự tự nỗ lực của bản thân. - Phê phán những người có lòng tốt nhưng hời hợt, gây ra hậu quả đáng tiếc và cần tuyên truyền rộng rãi việc tương trợ lẫn nhau một cách đúng đắn trong cộng đồng. *Bài học nhận thức và hành động 1 - Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp… - Liên hệ bản thân c. Đánh giá ý nghĩa vấn đề nghị luận 1 Câu 2 (12 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: 1 - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác chứng minh. - Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và năng lực cảm thụ văn học - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Các luận điểm liên kết mạch lạc - Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt: không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài viết rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức: 11 Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: a. Giới thiệu được vấn đề nghị luận 1
  4. b. Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm 9 * Giải thích ý kiến: 1.5 - Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. - Sê- khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của người nghệ sĩ. Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính. - Hơn nữa, Sê- khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình cảm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ. * Bình luận: Ý kiến của T. Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì: 2.5 -Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người. - Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực. - Mỗi tác phẩm văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo. Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng. - Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của tác giả. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của người nghệ sĩ sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú. - Ý kiến Sê- khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ * Chứng minh: Học sinh chọn một tác phẩm và phân tích để làm nổi bật tinh 4 thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản: - Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. - Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người. - Thể hiện ước mơ, khát khao hạnh phúc, khát vọng vươn lên của họ. - Tác giả miêu tả, thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông, bằng tình cảm yêu thương, xót xa, bênh vực. * Đánh giá: T. Sê –khốp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của 1 người nghệ sĩ (nêu lí do)
  5. c. Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận, liên hệ. 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2