intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối THCS môn Vật lí năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối THCS môn Vật lí năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối THCS môn Vật lí năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH SÓC TRĂNG Năm học 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÍ (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề thi này có 02 trang Bài 1: (4,5 điểm) Một chiếc bánh quy rơi trên sàn nhà, một chú kiến thợ tình cờ phát hiện được và lập tức bò thẳng về tổ ở góc tường để “thông báo”, “điều động” thêm kiến đến chuyển bánh về. Cùng lúc này, một chú kiến A lại bò theo đường thẳng hướng từ tổ về phía vị trí bánh quy rơi. Khi gặp nhau, sau thời gian ngắn “chạm râu” để trao đổi “thông tin” thì cả hai chú kiến lập tức bò ngược trở lại nơi vừa xuất phát. Biết rằng tốc độ của chú kiến thợ khi bò đi từ vị trí bánh rơi bằng với tốc độ của kiến A lúc trở về và bằng v1, tốc độ của chú kiến thợ khi bò trở về vị trí bánh rơi bằng tốc độ của kiến A lúc bò đi và bằng v2. Nếu cả hai chú kiến xuất phát cùng một lúc thì tổng thời gian lượt bò đi và lượt bò về của chú kiến A là 3 phút, tổng thời gian lượt bò đi và lượt bò về của chú kiến thợ là 9 phút. Coi thời gian “chạm râu” để trao đổi “thông tin” giữa hai chú kiến và thời gian quay đầu đổi chiều là vô cùng nhỏ. Xem chuyển động của hai chú kiến là chuyển động thẳng đều. a) Tìm tỉ số v1/v2 b) Để tổng thời gian bò đi và về của chú kiến thợ bằng tổng thời gian bò đi và về của chú kiến A cũng với tốc độ như trên thì chú kiến thợ phải xuất phát sau chú kiến A bao lâu? Bài 2: (3,5 điểm) Để pha được một tách cà phê ngon, Hùng sử dụng phin (gồm cả nắp phin) bằng nhôm nặng 60 gam được làm nóng ở 960C và cho 24 gam cà phê bột ở nhiệt độ 280C vào phin, sau đó Hùng đặt phin lên nắp và rưới đều 20 ml nước sôi ở 960C vào phin để ủ cà phê; sau khi ủ thì nhiệt độ của hệ cân bằng và đạt giá trị là t. Biết nhiệt dung riêng (xem như không đổi) của nhôm, nước, bột cà phê và sữa đặc lần lượt là 880 J/(kg.K), 4200 J/(kg.K), 1900 J/(kg.K) và 3940 J/(kg.K); khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3; khi các quá trình diễn ra thì nhiệt độ được phân bố đều, nắp luôn được đậy lên phin sau khi cho nước sôi vào phin và sự hao hụt nhiệt lượng trên nắp là không đáng kể. a) Tính nhiệt độ t? b) Sau giai đoạn ủ, để thu được 44,5 ml cà phê thành phẩm (có nhiệt dung riêng là 4200 J/(kg.K)) chứa trong cốc cách nhiệt thì Hùng tiếp tục đổ 44,5 ml nước sôi ở 960C vào phin, khi hệ đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì Hùng tiếp tục đổ m gam sữa đặc ở 200C vào cốc và khuấy đều. Biết nhiệt độ của hỗn hợp lúc này là 600C, tính khối m của sữa đặc? Bài 3: (5,0 điểm) U Cho mạch điện như hình 2, trong đó R1 là biến  - trở mắc giữa AC có giá trị toàn phần là RAC = 17 , A R1 C R3 R3 là bóng đèn 6 V – 3 W, điện trở R2 = 4  (có thể B X tháo rời khỏi mạch), ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn. Hai đầu mạch được nối R2 A với hiệu điện thế U = 12 V. V a) Ban đầu ta điều chỉnh R1 để điện trở phần Hình 2 AB là 12 . Tính số chỉ ampe kế và số chỉ vôn kế? b) Điều chỉnh RAB để đèn sáng bình thường. Tính RAB? 1
  2. c) Đổi chỗ vôn kế và ampe kế. c1) Tính công suất tỏa nhiệt trên R2? c2) Tiếp tục thay biến trở R1 bằng bóng đèn 6 V – 6 W. Biết rằng có thể điều chỉnh giá trị của điện trở của R2. Khi đó ta cần đặt R2 có giá trị bao nhiêu và mắc như thế nào để các đèn sáng bình thường? Bài 4: (4,5 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f và quang tâm O, đặt vật phẳng AB có dạng một mũi tên thẳng vuông góc với trục chính của thấu kính này thì thu được ảnh A’B’. Khi A cách O 20 cm thì A’B’ = 3AB. a) Tính tiêu cự của thấu kính? b) Khi A cách O một đoạn d thì A’’B’’ = 2AB. Tính d? c) Giữ nguyên vị trí vật và ảnh như câu b, dịch chuyển thấu kính một đoạn x thì 2 thu được ảnh A’’C’’ trùng với A’’B’’ và A' ' C' '  AB . Biết rằng ảnh trong các trường 3 hợp trên có cùng tính chất. Xác định hướng dịch chuyển và tính x? Bài 5: (2,5 điểm) Cho các dụng cụ thực hành như sau: - Ống dây có n vòng. - Nam châm vĩnh cửu (A) có từ trường trung bình. - Nam châm vĩnh cửu (B) có từ trường mạnh hơn (A). - Hai bóng đèn led giống hệt nhau - Một số đoạn dây dẫn có điện trở không đáng kể. Yêu cầu: Hãy lập phương án thí nghiệm gồm cơ sở lý thuyết và các bước tiến hành để: a) Phát hiện mối liên hệ giữa chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn dây và chiều dịch chuyển nam châm? b) Phát hiện mối liên hệ giữa độ lớn cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây và từ trường của nam châm? Vẽ hình và mô tả kết nối cho mỗi trường hợp. ------ Hết ------ Họ tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh: ......................... Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: ..................; Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: ................... 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2