intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn Hóa - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: HOÀNG TĂNG LUY | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

607
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp tỉnh kèm đáp án của sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn Hóa - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHỐI 12 THPT - NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( vòng 1 ) Thời gian làm bài : 150 phút Bài 1: (5 điểm) 1. Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 3s1, 3p6 là nguyên tử hay ion? Tại sao? Hãy dẫn ra một phản ứng hóa học (nếu có) để minh họa tính chất hóa học đặc trưng của mỗi vi hạt. Cho biết các vi hạt này là ion hoặc nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm A. 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây: a. NaClO + PbS b. NaBr + H2SO4 (đặc, nóng) c. KMnO4 + Na2O2 + H2SO4 d. NaNO2 + H2SO4 (loãng) 3. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tính axit-bazơ của các hydroxit. Áp dụng để giải thích cho dãy: NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H4SiO4 H3PO4 H2SO4 HClO4. Bài 2: (3,75 điểm) 1. pH của dung dịch bazơ yếu A bằng 11,5. Hãy xác định công thức của bazơ, nếu thành phần khối lượng của nó trong dung dịch này bằng 0,17%, còn hằng số của bazơ Kb= 10-4. Tỷ khối của dung dịch bằng 1g/cm3. 2. Ở 3000K, độ điện ly của dung dịch NH3 0,17g/l bằng 4,2%. Tính: a. Nồng độ mol/l của các phần tử ( phân tử và ion) trong dung dịch lúc cân bằng. b. Hằng số bazơ của NH3. c. Độ điện ly của dung dịch khi thêm 0,535 gam NH4Cl vào 1 lít dung dịch này. Bài 3: (4 điểm) 1. Cho kim loại M tác dụng với phi kim B tạo hợp chất D có màu vàng. Cho 0,1mol hợp chất D tác dụng với CO2 lấy dư tạo thành chất E và 2,4 gam B. Hòa tan hoàn toàn E vào nước, dung dịch E phản ứng hết 100ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (đktc). Hãy xác định M, B, D, E và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất D chứa 45,07% B theo khối lượng, hợp chất E không bị phân hủy khi nóng chảy. 2. Cho các giá trị thế khử chuẩn sau đây: E0 I 2 ( r ) / 2 I − = 0,536V E0Cu 2+ / Cu + = 0,153V ; E0Cu 2 + / Cu = 0,337V ; E0 Cu 2+ / CuI = 0,860V Hãy tính : a. Tích số tan của CuI ? b. Hằng số cân bằng của các phản ứng sau: 2Cu+ + I2 (r) 2Cu2+ + 2I- (1) 2Cu(r) + I2 (r) 2Cu+ + 2I- (2) Bài 4: (3,75 điểm) Một dung dịch X gồm FeSO4, H2SO4 và MSO4 có thể tích 200ml. Cho 20ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dung dịch X thì dung dịch X vừa hết H2SO4. Cho thêm 130ml dung dịch Y nữa, thì được một lượng kết tủa. Lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155 gam chất rắn và để trung hòa dung dịch sau khi đã loại kết tủa phải dùng 20ml dung dịch HCl 0,25M. a. Xác định kim loại M. b. Xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch X. (Biết: hydroxit của M không tan, không có tính lưỡng tính).
  2. Bài 5: (3,5 điểm) 1. a. Thế chuẩn của cặp Cu2+/Cu bằng 0,34V. Một dây Cu nhúng vào dung dịch CuSO4 10-2M. Tính thế điện cực. b. Hòa tan 0,1mol NH3 vào 100ml dung dịch trên (bỏ qua sự thay đổi về thể tích) và chấp nhận rằng chỉ xảy ra phản ứng: Cu2+ + 4NH3 Cu(NH3)42+ .Thế điện cực đo được giảm đi 0,40V. Xác định hằng số bền đồng (II) tetramin Cu(NH3)42+. 2. Người ta thực hiện một pin gồm hai nửa pin sau: Zn Zn(NO3)2 0,1M và Ag AgNO3 0,1M. Có thế chuẩn tương ứng bằng -0,76V và 0,80V. a. Thiết lập sơ đồ pin với các dấu của hai cực. b. Viết phản ứng khi pin làm việc. c. Tính E của pin. d. Tính các nồng độ khi pin không có khả năng phát điện (pin đã dùng hết). Cho : Na: 23 ; K: 39 ; Fe: 56 ; Cu: 64 ; Zn: 65 ; Ag: 108 Cl: 35,5 ; C: 12 ; N: 14 ; O: 16 ; S: 32 ; H: 1 ------------------------------------------------------------------------------------ (Giám thị không giải thích gì thêm)
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHỐI 12 THPT - NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( vòng 2 ) Thời gian làm bài : 150 phút Bài 1: (4,75 điểm) 1. Tìm các dạng liên kết hydro trong hỗn hợp sau: Etanol, phenol và nước. Dạng liên kết hydro nào bền nhất, kém bền nhất? Giải thích. 2. Khi trùng hợp isopren người ta thấy tạo thành 4 loại polyme, ngoài ra còn có một vài sản phẩm phụ trong đó có chất X, khi hydro hóa hoàn toàn X thu được Y (1-metyl-3- isopropyl xiclohexan). Hãy viết công thức cấu tạo của 4 loại polyme và các chất X, Y. 3. Xác định cấu tạo hợp chất C10H10 (A) mà khi oxi hóa chỉ cho một axit CH(CH2COOH)3 (B). Bài 2: (3,25 điểm) 1. Hydrocacbon X mạch thẳng có m C :m H= 36 :7. Xác định cấu tạo của X và hoàn thành dãy chuyển hóa sau: +H2, Ni +CuO +KMnO4,H+ X Y Z phenol A 0 B D Tơ nilon 6,6. t0 t 2. Một mol tripeptit X bị thủy phân hoàn toàn cho 2 mol Glu, 1 mol Ala và 1 mol NH3. X chỉ có một nhóm COOH tự do và không phản ứng với 2,4-dinitroflobenzen. Ala được tách ra đầu tiên khi tác dụng với cacboxypeptidaza. Lập luận xác định cấu trúc của X. Bài 3: (4,25 điểm) 1. Từ axetylen và các chất vô cơ cần thiết khác hãy điều chế: Axit 2,4-diclophenoxi axetic; Axit p-isopropylbenzoic; axit axetyl salixylic (Aspirin). 2. Từ hợp chất ban đầu 3,4- (CH3O)2C6H3CH2Cl và các chất vô cơ cần thiết khác hãy tổng hợp papaverin (C20H21O4N) có công thức cấu tạo sau: N OCH3 CH3O CH3O CH2 OCH3 Bài 4: (3,25 điểm) A là một hydrocacbon thu được khi chế biến dầu mỏ. Ankyl hóa A bằng isobutan có mặt AlCl3 (xt) tạo thành B. Thành phần % hydro trong A ít hơn trong B là 1,008%. Trong điều kiện của phản ứng Rifominh, A được chuyển hóa thành D, D không tác dụng với nước brom, nhưng D tác dụng với hỗn hợp HNO3 đậm đặc và H2SO4 đậm đặc sinh ra chỉ một dẫn xuất nitro E, D hydro hóa cho ra K và có thể bị oxi hóa bởi KMnO4 dư trong môi trường H2SO4 tạo ra axit F. Nung chảy muối natri của F với NaOH rắn sinh ra G, G có thể bị hydro hóa thành H. Các hydrocacbon A, H, K có thành phần % nguyên tố như nhau. Ozon phân A thu được một hỗn hợp sản phẩm trong đó có C3H6O (M) tham gia phản ứng với iot trong dung dịch NaOH đun nóng sinh ra kết tủa màu vàng có mùi hắc khá đặc trưng. Hãy xác định công thức phân tử của A, B và công thức cấu tạo các sản phẩm được kí hiệu bằng chữ từ A đến M. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Bài 5: (4,5 điểm)
  4. Đốt cháy hoàn toàn 2,54 gam este E ( không chứa chức khác) mạch hở, được tạo ra từ axit đơn chức và rượu, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và 1,26gam nước. 0,1mol E tác dụng vừa đủ với 200ml NaOH 1,5M tạo ra muối và rượu. Đốt cháy toàn bộ lượng rượu này được 6,72 lít CO2 (đktc). 1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của E. 2. A là axit tạo ra E. Một hỗn hợp X gồm A và 2 đồng phân của nó đều phản ứng được với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn B và hỗn hợp hơi D. D tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư cho 21,6 gam Ag. Nung B với NaOH rắn, dư trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp hơi F. Đưa F về nhiệt độ thường thì có 1 chất ngưng tụ G còn lại hỗn hợp khí N. G tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít khí H2. Hỗn hợp khí N qua Ni nung nóng cho hỗn hợp khí P. Sau phản ứng thể tích hỗn hợp khí giảm 1,12 lít và d P / H 2 = 8. Tính khối lượng các chất trong X. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Cho : Na: 23 ; K: 39 ; Mn: 55 ; Ag: 108 N: 14 ; C: 12 ; O: 16 ; H: 1 ---------------------------------------------------------------- (Giám thị không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2