“Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD THCS năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Tiền Giang” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD THCS năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Tiền Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TỈNH TIỀN GIANG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2021-2022
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/3/2022
(Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu)
_________________________________________________
Câu 1: (3.0 điểm)
Hồi ở Pác Bó, một hôm Bác chuẩn bị đi công tác, có một em bé trong số
các em thường ngày quấn quýt bên Bác, đòi mua một cái vòng bạc.
Hơn hai năm sau Bác trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác, hỏi thăm sức
khỏe Bác, không ai còn nhớ chuyện em bé đòi Bác mua quà năm xưa. Nhưng
riêng Bác thì Bác vẫn nhớ đinh ninh. Bác từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc
mới tinh và trao cho em bé. Bác bảo: “Cháu nó nhờ mua tức là nó muốn lắm.
Mình đã hứa thì phải làm cho kì được, không làm được thì đừng có hứa”. Bác
bảo đấy là chữ “tín” cần giữ trọn.
(Theo Bác Hồ-Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục Hà Nội 1986)
a. Qua câu chuyện trên, anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân? Muốn giữ
được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải làm gì?
b. Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Anh (chị) có đồng
tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 2: (5.0 điểm)
Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8C rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang
hăng say, D sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính.
Thấy thế cả đám liền bỏ chạy.
a. Nêu ý kiến của anh (chị) về việc làm của các bạn nam lớp 8C? Thế nào
là tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng? Tầm quan trọng của tài sản Nhà
nước và lợi ích công cộng? Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng cách nào?
b. Công dân có nghĩa vụ gì trong việc bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi
ích công cộng? Liên hệ trách nhiệm của học sinh.
c. Pháp luật quy định, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản của Nhà nước phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Câu 3: (4.0 điểm)
Chuyện của lớp 9A
Để chuẩn bị cho năm học mới, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A triệu tập cán bộ
cốt cán của lớp, phổ biến nhiệm vụ năm học, nêu rõ trách nhiệm, vị trí của học
sinh lớp 9 và đề nghị các em họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.
Môn GDCD - trang 1/2
- Tại các cuộc họp của lớp, để thực hiện khẩu hiệu hành động “không ai
đứng ngoài cuộc” theo gợi ý của thầy chủ nhiệm, các bạn đã sôi nổi thảo luận,
đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, các biện pháp thực hiện và tình nguyện tham gia vào
các đội văn nghệ, các câu lạc bộ, các hoạt động thể dục thể thao, các đôi bạn
cùng giúp nhau học tập. Đặc biệt là các bạn đề nghị thành lập “Đội thanh niên
cờ đỏ” để cùng cán bộ lớp nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của lớp.
Nhờ phát huy được ý thức tự giác của tập thể lớp, có biện pháp tổ chức
thực hiện mà mọi khó khăn được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện trọn
vẹn.
Cuối năm học, lớp 9A đã được tuyên dương là một tập thể xuất sắc toàn
diện, phát huy dân chủ tốt, có tính kỉ luật cao.
(Trích SGK GDCD Lớp 9-Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam)
a. Anh (chị) hãy nêu tác dụng của việc phát huy tính dân chủ và thực hiện
kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm?
b. Anh (chị) hãy chứng minh: “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập
thể”.
c. Theo anh (chị) là học sinh cần phải rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật như
thế nào?
Câu 4: (3.0 điểm)
Anh (chị) hiểu thế nào là chiến tranh, hòa bình? Tại sao nói: “Hòa bình là
khát vọng của toàn nhân loại”? Anh (chị) cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa
bình?
Câu 5: (5.0 điểm)
Lý tưởng sống là gì? Anh (chị) hãy trình bày những biểu hiện của người
thanh niên sống có lý tưởng? Theo anh (chị) lý tưởng sống của thanh niên Việt
Nam hiện nay là gì?
Nhà văn Đi-đơ-rô nói: “Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục
đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường”.
Anh (chị) rút ra bài học gì từ câu nói trên?
------------------------------------------------- HẾT ----------------------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.........................................Số báo danh:……………………….
Môn GDCD - trang 2/2