intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Long An" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi:15/10/2022 (Đề thi có 01 trang, 02 câu) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1. (8,0 điểm) Trong bài phát biểu gây chấn động dư luận nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của mình, tổng thống Mĩ Obama nói: “Câu chuyện hai nước Việt Nam và Mĩ là bài học cho cả thế giới rằng: trái tim có thể thay đổi khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ”. Anh/Chị có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên? Câu 2. (12,0 điểm) “Tất cả mọi sự gặp gỡ của ngôn ngữ nghệ thuật đều là sự gặp gỡ với một câu chuyện không có kết thúc, sự gặp gỡ cũng là bộ phận của câu chuyện”. - Hans Georg Gadamer- Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những trải nghiệm về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ----HẾT---- (Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh: .............................................. Số báo danh: .................................. Cán bộ coi thi 1 (kí và ghi rõ họ tên) Cán bộ coi thi 2 (kí và ghi rõ họ tên)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Ngày thi:15/10/2022 (Đáp án gồm 05 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng, tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. 2. Giám khảo cần linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài văn có cảm xúc và sự sáng tạo. 3. Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐÁP ÁN Điểm Câu 1 Trong bài phát biểu gây chấn động dư luận nhân chuyến thăm 8,0 chính thức Việt Nam của mình, tổng thống Mĩ Obama nói: “Câu chuyện hai nước Việt Nam và Mĩ là bài học cho cả thế giới rằng: trái tim có thể thay đổi khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ”. Anh/Chị có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên? 1. Yêu cầu về kĩ năng 2,0 - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ; có thể huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống, những trải nghiệm của riêng mình… - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết cấu mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức 6,0 - Có kiến thức xã hội đúng đắn, sâu rộng, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình. - Có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách nhưng cần hợp lí, có sức thuyết phục; cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 2.1. Nêu vấn đề nghị luận 0,5 2.2. Giải thích 1,0 - Trái tim có thể thay đổi: Yêu cầu về sự thay đổi ở tư tưởng, tình cảm và 0,25
  3. nhận thức của con người. - Hình ảnh tù nhân của quá khứ để nói về hậu quả của việc giam mình trong 0,25 bức tường vô hình của quá khứ. - Từ chối làm tù nhân của quá khứ: Bước ra khỏi sự kìm kẹp, vây hãm trong 0,25 bức tường vô hình của quá khứ để thay đổi và phát triển. ➔ Câu nói của Obama khuyên con người biết khép lại quá khứ để có một lối 0,25 sống, nhận thức, tình cảm tốt đẹp hơn. 2.3. Bàn luận 4,0 ❖ Nên biết khép lại quá khứ - Quá khứ dù đẹp đẽ, thiêng liêng, cũng là cái đã qua. Có những điều trong 1,0 quá khứ nếu ta cứ bị trói buộc bởi nó thì sẽ không thể thay đổi, không thể hướng tới những điều tốt đẹp và không thể phát triển được. - Không khép lại quá khứ, ta sẽ không sống hết mình cho hiện tại, không thể 1,0 xây đắp những thứ quan trọng nhất trong hiện tại: những giá trị vật chất, tinh thần… Và tất yếu chúng ta sẽ phải nuối tiếc những gì đã trôi qua, không đạt được. ❖ Tuy nhiên, con người cũng không được chối bỏ, quay lưng, phủ nhận quá khứ - Quá khứ là truyền thống, là một phần của lịch sử, một phần của sự phát 0,75 triển. Nó còn là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa, là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Có quá khứ mới có hiện tại và tương lai. Do đó, con người phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình. - Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những 0,75 bài học kinh nghiệm quí báu cho mình. Quá khứ dù đen tối hay huy hoàng nó đều có vị trí ý nghĩa với con người. Các dân tộc trên thế giới và cả nhân loại đều tôn trọng lịch sử, trân trọng quá khứ, lấy quá khứ làm bàn đạp của sự phát triển trong hiện tại và tương lai. - Nếu quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn, 0,5 bạc nghĩa, sẽ bị tương lai đáp trả với hậu quả tương xứng, thậm chí còn cao hơn. Bất cứ một hành động phủ nhận quá khứ nào cũng đáng bị trừng phạt. ❖ Lưu ý: Trong quá trình phân tích, luận bàn, cần đưa dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện, xác đáng. 2.4. Liên hệ và rút ra bài học 0,5 - Một mặt, con người cần ý thức ghi nhớ quá khứ, rút ra những bài học ý 0,25 nghĩa từ quá khứ. Mặt khác, con người cũng cần biết khép lại quá khứ, vượt qua quá khứ để xây dựng hiện tại và hướng đến tương lai tươi đẹp. Đây là bài học ý nghĩa đối với lịch sử, với quốc gia dân tộc, cũng là bài học
  4. với mỗi người. - Suy nghĩ của cá nhân, ở góc nhìn của một người trẻ: thấm thía thông điệp, 0,25 ý nghĩa từ hai ý kiến để sống đẹp, sống nhân văn hơn. Câu 2 “Tất cả mọi sự gặp gỡ của ngôn ngữ nghệ thuật đều là sự gặp gỡ với 12,0 một câu chuyện không có kết thúc, sự gặp gỡ cũng là bộ phận của câu chuyện”. - Hans Georg Gadamer- Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những trải nghiệm về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng 2,0 - Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận cơ bản như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh… - Phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là bàn về vai trò, ý nghĩa của tiếp nhận văn học. - Cảm nhận và phân tích được những biểu hiện của vấn đề lí luận qua một số tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài tiêu biểu để làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của tiếp nhận văn học. 2. Yêu cầu về nội dung và kiến thức, làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận 10,0 định: Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học để làm rõ yêu cầu của đề, có thể giải quyết vấn đề theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 2.1. Nêu vấn đề nghị luận 0,5 2.2. Giải thích 2,0 - Ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được sử dụng trong các 0,25 văn bản nghệ thuật. - Sự gặp gỡ của ngôn ngữ nghệ thuật: Sự gặp gỡ giữa tác giả với người đọc 0,5 thông qua ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Ở đó, người đọc có thể cảm nhận, thấu hiểu được những điều mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm (nội dung, tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ, …). - Mọi sự gặp gỡ của ngôn ngữ nghệ thuật đều là sự gặp gỡ với một câu chuyện không có kết thúc: Những giá trị, thông điệp, … mà tác giả thể hiện 0,5 trong tác phẩm vẫn luôn đối thoại và sống trong lòng độc giả, dẫu tác phẩm đã “kết thúc” về mặt văn bản. - Sự gặp gỡ cũng là bộ phận của câu chuyện: Sự gặp gỡ giữa tác giả và người đọc thông qua tác phẩm có vai trò quan trọng, quyết định đến sức sống của 0,25 tác phẩm trong “câu chuyện” của đời sống văn học. Nếu không có sự tiếp nhận của người đọc, tác phẩm văn học chỉ là những kí hiệu của ngôn ngữ trên trang sách.
  5. ➔ Như vậy, ý kiến của Hans Georg Gadamer muốn khẳng định: Ngôn ngữ là chất liệu, phương tiện quan trọng để nhà văn hình thành tác phẩm. 0,5 Thông qua tác phẩm, tác giả có thể giao lưu, “gặp gỡ” với người đọc. Sự “gặp gỡ” này có sức sống rất lâu bền, tạo ra những ý nghĩa mới, giá trị mới và sự rộng mở… cho tác phẩm, dẫu cho tác phẩm đã kết thúc. 2.3. Bàn luận 3,0 - Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện, chất liệu để nhà văn xây dựng hình 0,5 tượng và tác phẩm văn chương. Thông qua tác phẩm, nhà văn chia sẻ, thể hiện tư tưởng, tình cảm và những thông điệp… đến người đọc để tìm kiếm sự đồng cảm, tri âm. - Người đọc thông qua việc “giải mã” tác phẩm có thể thấu hiểu, đồng cảm 1,0 với những thông điệp, tư tưởng, tình cảm mà nhà văn đã “mã hóa” trong tác phẩm. Và chính lúc ấy, tác giả và độc giả đã gặp gỡ được nhau thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. - Bằng sự hiểu biết, tình cảm, kinh nghiệm, và tầm đón nhận của riêng mình, 1,0 kết hợp với sự khác nhau về thời đại và không gian văn hóa, người đọc sẽ đóng vai trò đồng sáng tạo vào tác phẩm. Từ đó giúp phát hiện, rộng mở thêm những giá trị mới cho tác phẩm, dẫu cho tác phẩm đã kết thúc. - Những tác phẩm có giá trị lớn (về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng,…) thường 0,5 có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. 2.4. Chứng minh qua việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu 4,0 ❖ Thí sinh phải chứng minh tập trung vào: - Hiểu được tác phẩm là nơi mà tác giả kí thác vào đó những giá trị sâu sắc, to lớn: nội dung, tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ,… - Thấy và phân tích rõ những giá trị (nội dung, tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ,…) mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Từ đó thấu hiểu, đồng cảm. - Những cảm nhận riêng, mới mẻ, sáng tạo gắn với thời đại, năng lực tiếp nhận … của thí sinh để tạo ra ý nghĩa mới, giá trị mới và sự rộng mở cho tác phẩm. ❖ Lưu ý: - Việc phân tích tác phẩm phải gắn với các kiến thức lí luận đã bàn ở trên. Nếu phần xác định luận đề không đúng kiến thức lí luận: vai trò và ý nghĩa của tiếp nhận, thì phần chứng minh chỉ đạt tối đa là 2/3 số điểm. - Các tác phẩm phân tích phải đảm bảo có cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. - Việc cho điểm dẫn chứng được tính như sau: + Nếu thí sinh chọn, phân tích đúng, phong phú, sâu sắc, thuyết phục từ 03 tác phẩm trở lên (có cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài) thì đạt
  6. điểm tuyệt đối của phần này. + Nếu thí sinh chọn, phân tích từ 03 tác phẩm trở lên (có cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài) nhưng sơ sài, không làm rõ được luận đề thì đạt tối đa ½ số điểm của phần này. + Nếu thí sinh chọn, phân tích tốt dẫn chứng nhưng chỉ 02 tác phẩm (có cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài) thì đạt tối đa 2/3 điểm của phần này. + Nếu thí sinh chọn, phân tích hay nhưng chỉ có văn học Việt Nam hoặc văn học nước ngoài thì đạt điểm tối đa là ½ của phần này. 2.5. Đánh giá 0,5 - Tầm quan trọng của tiếp nhận đối với việc đánh giá tác phẩm và lịch sử văn 0,25 học. - Từ vấn đề trên đặt ra yêu cầu đối với cả người sáng tác và người tiếp nhận 0,25 văn học: + Yêu cầu với tác giả: Phải sáng tạo được những tác phẩm có giá trị sâu sắc, to lớn về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật. + Yêu cầu với người đọc: Có ý thức tìm hiểu những giá trị sâu sắc của tác phẩm. Thấu hiểu và cảm nhận được tư tưởng và những “điệu tâm hồn” của nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm. Phát hiện, mở rộng hơn nữa những giá trị mới cho tác phẩm. ----HẾT----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2