intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (09/11/2013 - Đề chính thức kèm đáp án) - Sở GD & ĐT Long An

Chia sẻ: Trần Thị Minh Nguyệt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

576
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 của Sở GD & ĐT Long Ang. Tài liệu nhằm giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (09/11/2013 - Đề chính thức kèm đáp án) - Sở GD & ĐT Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LONG AN LỚP 12 VÒNG II ĐÁP ÁN MÔN THI: SINH HỌC NGÀY THI: 9/11/2013 (Ngày thi thứ 2) ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN THI: 180phút (không kể phát đề) Câu 1: (1,5điểm) a. Tại sao cacbon được coi là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong cấu trúc nên các đại phân tử? b. Enzim bị biến tính sẽ mất hoạt tính xúc tác. Giải thích vì sao? Câu 1 1,5điểm a. 1,0điểm Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. - Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy 0,5điểm một nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon (tạo thành mạch thẳng hoặc mạch phân nhánh và tận cùng của chúng có thể tương tác với nhau tạo thành mạch vòng) và với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau. - Nguyên tử C liên kết với O tạo nên cacbohidrat hoặc lipit hoặc liên kết với 0,5điểm H,O và N để tạo nên protein và axit nuclêic là những chất hữu cơ có vai trò quyết định đối với tế bào ⇒ C là nguyên tố duy nhất có khả năng hình thành nên các hợp chất đa dạng, phức tạp và khá bền tạo nên cơ sở phân tử của tế bào sống. b. 0,5điểm Khi enzim bị biến tính, chúng mất cấu trúc không gian, do đó enzim không còn có trung tâm hoạt tính. Vì vậy, chúng không thể liên kết với cơ chất để tạo nên phức hợp enzim – cơ chất. Câu 2: (1,5điểm) Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ? Đối với dầu gan cá và dầu dừa, theo em nên sử dụng loại nào - Vì sao? Câu 2 1,5điểm Điểm giống nhau giữa dầu và mỡ: - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. 0,25điể - Là các lipit đơn giản, gồm có glixerol liên kết với axit béo. m - Không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. 0,25điể - Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể. m 0,25điể m 0,25điể m - Nên sử dụng dầu gan cá, vì: + Dầu gan cá chứa nhiều axit béo không bão hòa. 0,25điể + Dầu dừa chứa nhiều axit béo bão hòa. m 0,25điể m Trang 1/7
  2. Câu 3: (2,25điểm) Ở chuột, gen chi phối hoạt động của cơ quan tiền đình trong tai nằm trên nhiễm sắc thể thường. Alen W làm chuột đi bình thường, alen w làm cho chuột nhảy van (di chuyển hình vòng và nhảy múa). Tiến hành lai một cặp chuột thuần chủng gồm chuột cái bình thường và chuột đực nhảy van, thu được F1 gồm 9 lứa chuột bình thường, trong đó có 1 lứa xuất hiện một con nhảy van. - Xác định các khả năng có thể tạo ra và kiểu gen của chuột nhảy van ở F1. - Người ta có thể kiểm nghiệm những kết luận về chuột nhảy van ở F1 bằng phương pháp nào? Câu 3 2,25điể m Ptc: ♀ bình thường (WW) × ♂ nhảy van (ww) F1: 9 lứa chuột bình thường ;1 lứa xuất hiện 1 con nhảy van ⇒ Chuột nhảy van xuất hiện ở F1 do đột biến tạo ra. Các trường hợp tạo ra chuột nhảy van: - Hiện tượng đột biến gen: W → w 0,5điểm - KG: ww (nhảy van) - Đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn chứa W 0,5điểm - KG: - w (nhảy van) - Đột biến số lượng NST, dạng thể một nhiễm. 0,5điểm - KG: 0w (nhảy van) (HS có thể dùng kí hiệu NST để quy định KG) - Làm tiêu bản hiển vi tế bào xôma chuột nhảy van xuất hiện ở F1. + Nếu từng cặp NST thường đều có kích thước bằng nhau ⇒ chuột nhảy 0,25điể van do đột biến gen (ww) m + Nếu thấy một cặp NST tương đồng nào đó có một chiếc ngắn hơn ⇒ chuột nhảy van do đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn (- w) 0,25điể + Nếu thấy một cặp NST tương đồng nào đó chỉ có một chiếc ⇒ chuột nhảy m van do đột biến số lượng NST, dạng thể một nhiễm (0w) 0,25điể m Câu 4: (1,0 điểm) Một gen gồm 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen A1, A2, a lần lượt là 0,25; 0,45; 0,3. Sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn. a. Số cá thể trội làm giống trong quần thể chiếm bao nhiêu phần trăm? b. Số cá thể đưa vào sản xuất trong quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Câu 4 1,0điểm a. Một gen gồm 3 alen (A1, A2, a)đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau ⇒ 3 alen đó gồm 2 alen trội ngang nhau và trội hoàn toàn so với alen thứ 3. (A1 = A2 > a) Sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,0625A1A1+0,2025A2A2+0,09aa+ 0,2250A1A2+ 0,1500A1a + 0,2700A2a =1 các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn 0,5 điểm Số cá thể được chọn làm giống trong quần thể phải thuần chủng mang gen trội(A1A1 + A2 A2)chiếm: 0,0625+0,2025 = 0,2650 b. 0,5 điểm Số cá thể đưa vào sản xuất trong quần thể phải dị hợp (A1A2 + A1a + A2a) chiếm: 0,225 + 0,15 + 0,27= 0,6450 Trang 2/7
  3. ( HS chỉ cần ghi thuần chủng mang gen trội hoặc ghi KG và ghi kết quả đúng) Câu 5: (1,5 điểm) Hoán vị gen xảy ra trong điều kiện nào? Các dấu hiệu để nhận biết có hiện tượng hoán vị gen? (Xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng) Câu 5 1,5điểm Các điều kiện để xảy ra hoán vị gen: - 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nghiên cứu phải cùng nằm trên 1 cặp NST 0,25điể đồng dạng. m - Khoảng cách giữa hai gen này phải đủ lớn → khoảng cách này càng lớn thì 0,25điể tần số hoán vị gen càng cao. m - Một trong hai cơ thể bố mẹ hoặc cả 2 cơ thể bố mẹ phải dị hợp tử ở cả 2 0,25điể cặp gen này. m - Khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử bình thường và giao tử hoán 0,25điể vị phải tương đối đồng đều. m - Gen quy định tính trạng phải ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. ( HS nêu 1 ý vẫn cho đủ điểm) Các dấu hiệu để nhận biết có hoán vị gen: - Căn cứ vào tỉ lệ phân tính kiểu hình của phép lai phân tích và với cá thể dị 0,25điể hợp tử cả 2 cặp gen. m - Căn cứ vào tỉ lệ phân tính kiểu hình của sự tự thụ phấn hay tạp giao giữa 0,25điể các cá thể dị hợp tử về cả 2 cặp gen. m (HS có thể ghi kết quả cụ thể của phép lai) Câu 6: (2,25điểm) Xét một cặp alen dị hợp: a. Trình bày mối quan hệ giữa hai gen alen trong các quy luật di truyền để hình thành các tính trạng của sinh vật? Cho ví dụ minh họa? (Chỉ xét trường hợp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường) b. Nêu ý nghĩa của cặp gen dị hợp đối với thực tiễn sản xuất? Câu 6 2,25điể m a 1,75điể m Trường hợp 1: Cặp gen dị hợp cùng quy định một tính trạng. - Alen trội có thể lấn át hoàn toàn gen lặn. 0,5điểm Ví dụ: A: gen quy định hạt màu vàng ; a: gen quy định hạt màu xanh KG Aa → KH: hạt màu vàng. - Alen trội có thể không lấn át hoàn toàn gen lặn. 0,5điểm Ví dụ: AA: quy định hoa màu đỏ ; aa: quy định hoa màu trắng ; Aa: quy định hoa màu hồng. - Hai alen có thể đồng trội. 0,5điểm Ví dụ: IA = IB > IO KG: IAIB → KH: nhóm máu AB Trường hợp 2: Cặp gen dị hợp cùng quy định nhiều tính trạng (gen đa hiệu) 0,25điể Ví dụ: ở ruồi giấm A: gen quy định đốt thân dài, lông mềm, tuổi thọ dài... ; m a: gen quy định đốt thân ngắn, lông cứng, tuổi thọ ngắn... KG Aa → KH: đốt thân dài, lông mềm, tuổi thọ dài... Trang 3/7
  4. (HS có thể cho ví dụ khác) b. 0,5điểm Ý nghĩa của cặp gen dị hợp đối với thực tiễn sản xuất: - Cơ thể dị hợp tạo nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình chọn 0,25điể giống. m - Trong cơ thể dị hợp, gen lặn có hại bị gen trội lấn át nên cơ thể dị hợp có ưu thế lai cao biểu hiện ở các đặc điểm: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, 0,25điể chống chịu tốt, năng suất cao... m Câu 7: (1,5điểm) Hình 3 Hình 1 Hình 2 A: biểu diễn đường cong trước chọn lọc. B: biểu diễn đường cong sau chọn lọc. a. Xác định hình thức chọn lọc của hình (1), hình (2), hình (3) trên? b. Cho biết hình thức chọn lọc nào phù hợp nhất với con đường hình thành loài mới bằng con đường địa lí? Giải thích? Câu 7 1,5điểm a. 0,75điể m - Hình (1): chọn lọc phân hóa (chọn lọc gián đoạn) 0,25điể - Hình (2): chọn lọc vận động. m - Hình (3): chọn lọc ổn định. 0,25điể m 0,25điể m b. 0,75điể m - Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác khu hay bằng con đường địa lí, vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt làm cho điều kiện sống thay đổi do đó hướng chọn lọc cũng thay đổi. Trang 4/7
  5. Câu 8: (2,5 điểm) a. Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có kiểu hình to lớn hơn rất nhiều so với cá thể có kiểu gen đồng hợp tử (thứ tự kiểu hình ứng với kiểu gen như sau: Aa > AA > aa). Khi môi trường sống trở nên lạnh kéo dài thì kiểu hình nào sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại? Trường hợp này thể hiện hình thức chọn lọc định hướng, chọn lọc phân hóa hay chọn lọc ổn định? Giải thích? b. Tần số của hai alen đồng trội có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm là 0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành 0,35 và 0,65. - Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây có thể làm thay đổi tần số của các alen trên? - Hai nhân tố nào sau đây có khả năng nhiều nhất gây nên tình trạng trên? Giải thích? I. Đột biến điểm II. Giao phối không ngẫu nhiên. III. Các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) IV. Chọn lọc tự nhiên. Câu 8 2,5điểm a. 1,0điểm - Khi môi trường lạnh kéo dài thì những cá thể có kích thước lớn hơn sẽ 0,5điểm được giữ lại và kiểu hình có kiểu gen Aa sẽ được giữ lại. Kiểu chọn lọc này là chọn lọc vận động. - Vì khi thời tiết lạnh kéo dài, những cá thể có kích thước lớn có tỉ số nhỏ, 0,5điểm khả năng mất nhiệt hạn chế ⇒ khả năng chống chịu nhiệt độ thấp tốt hơn. b. 1,5điểm - Cả bốn nhân tố nêu trên đều có thể làm thay đổi tần số alen. 0,25điể m - Hai nhân tố gây ảnh hưởng: + Nhân tố đột biến phải qua rất nhiều thế hệ mới làm giảm đáng kể tần số 0,25điể alen (vì tần số đột biến điểm ở từng gen là rất thấp, khoảng 10-6 - 10-4). m + Áp lực chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen theo một hướng: đào thải alen có hại, tích lũy alen thích nghi. Theo giả thiết cả hai alen đồng trội 0,5điểm có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm. + Vậy chỉ có giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) đã gây nên tình trạng trên. 0,5điểm Câu 9: (2,5điểm) Có 3 loài cá sống ở các vị trí xác định trong các thuỷ vực: - Loài (I) phân bố ở vùng trung lưu sông. - Loài (II) sống ở cửa sông. - Loài (III) và loài (IV) sống ở vùng khơi, nhưng loài (III) ở độ sâu 30m, loài (IV) ở độ sâu 5000m. a. Trong các loài trên, loài nào rộng muối nhất và loài nào hẹp muối nhất? Giải thích? b. Loài (III) và loài (IV) có những điểm khác nhau cơ bản nào? Hãy đặt tên cho bốn loài trên theo nồng độ muối? c. Trong các loài (I), ( II), (III) và (IV) loài nào rộng áp suất? Giải thích? Câu 9 2,5điểm a 1,0điểm - Loài (II) là loài rộng muối nhất vì sống ở cửa sông nơi có nồng độ muối 0,5điểm dao động mạnh. - Loài (IV) là loài hẹp muối nhất vì sống ở sâu nơi có nồng độ muối ít dao 0,5điểm động nhất. b. 1,0điểm Trang 5/7
  6. - Loài (III) và loài (IV) khác nhau là loài (III) rộng muối hơn và chịu áp suất 0,25điể nhỏ hơn loài (IV). m (HS có thể nêu ý ngược lại) - Loài (I) là loài nước ngọt. 0,25điể - Loài (II) là loài nước lợ. m - Loài (III) và (IV) là loài nước mặn. 0,25điể m 0,25điể m c. 0,5điểm Cả 4 loài không có loài nào rộng áp vì chúng sống ở vị trí xác định, còn những loài rộng áp chúng sống được ở các vị trí có các áp suất khác nhau. Câu 10: (3,5điểm) a. Ảnh hưởng của mật độ ruồi giấm lên tuổi thọ của chúng như sau: Mật độ trung 1,8 3,3 5,0 6,7 8,2 12,4 20,7 28,9 44,7 59,7 74,5 bình (số ruồi) Tuổi thọ trung 27,3 29,3 34,5 34,2 36,2 37,5 37,9 39,4 40,0 32,3 27,3 bình (ngày) - Xác định: giới hạn thích hợp của mật độ, mật độ cực thuận lên tuổi thọ của ruồi giấm? - Nhận xét ảnh hưởng của mật độ lên tuổi thọ của ruồi giấm? b. Trong một ao cá tra, người ta bắt ngẫu nhiên lên ngày đầu được 180 con. Tất cả được đánh dấu mà không làm chúng bị thương và thả lại. Ngày thứ 2 người ta bắt ngẫu nhiên được 200 con, trong đó có 60 con có đánh dấu. - Viết công thức tính kích thước của quần thể bằng phương pháp đánh bắt và thả lại? - Hãy tính số lượng cá trong ao, biết rằng trong 2 ngày qua không có sự thay đổi nào về kích thước quần thể trong ao này? c. Dựa vào đặc điểm của môi trường sống và kích thước cơ thể: giải thích vì sao trong môi trường thủy sinh nơi có sự đa dạng sinh học cao, chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích và hiệu suất sinh thái cao hơn nhiều so với chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn? Câu 10 3,5điểm a. 1,0điểm - Giới hạn mật độ thích hợp đối với ruồi giấm là 12,4 đến 44,7 (cá thể). 0,25điể - Trong giới hạn này tuổi thọ của ruồi cao nhất trong đó điểm cực thuận là m 44,7. 0,25điể m - Trong giới hạn thích hợp về mật độ → tăng tuổi thọ của ruồi giấm. 0,25điể - Càng xa giới hạn thích hợp về mật độ → tuổi thọ của ruồi giấm giảm. m ( HS có thể sử dụng số liệu của đề bài để giải thích, nếu phù hợp) 0,25điể m b. 1,0điểm Kích thước của quần thể: N= ( M + 1)( C + 1) − 1 MC 0,25điể hoặc N = m R +1 R Trong đó: N là số lượng cá thể của qu ần th ể c ần tính. (kích th ước c ủa qu ần th ể) M là số cá thể bắt lần 1 được đánh dấu. 0,25điể Trang 6/7
  7. C là số lượng cá thể bắt được lần 2. m R là số lượng cá thể bắt lần 2 có đánh d ấu. Tổng số cá trong ao: N= ( M + 1)( C + 1) − 1 ≈ MC 595 cá thể hoặc N = = 600 cá thể 0,5điểm R +1 R c. 1,5điểm - Do môi trường thủy sinh có nhiệt độ ổn định → sinh vật mất ít năng 0,5điểm lượng cho sự điều tiết nhiệt. - Môi trường thủy sinh có đa dạng sinh học cao → nguồn thức ăn phong 0,5điểm phú → chuỗi thức ăn có thể dài. - Do nước có khả năng nâng đỡ cơ thể → sinh vật thủy sinh di chuyển mất 0,25điể ít năng lượng. m - Kích thước cơ thể phù hợp với hình thức bắt mồi và nuốt toàn bộ con mồi → năng lượng mất qua chuỗi thức ăn giảm. 0,25điể m ----------Hết---------- Trang 7/7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2