Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (09/11/2013 - Đề dự bị kèm đáp án) - Sở GD & ĐT Long An
lượt xem 72
download
Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 của Sở GD & ĐT Long Ang. Tài liệu nhằm giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (09/11/2013 - Đề dự bị kèm đáp án) - Sở GD & ĐT Long An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LONG AN LỚP 12 VÒNG II ĐÁP ÁN MÔN THI: SINH HỌC NGÀY THI: 9/11/2013 (Ngày thi thứ 2) ĐỀ DỰ BỊ THỜI GIAN THI: 180phút (không kể phát đề) Câu 1: (3,0điểm) a. Hãy cho biết các chất sau đi qua màng sinh chất bằng cách nào: - Testostêron. - Prôtêin. - Glucôzơ. - CO2, O2. - Các ion. - Các mảnh vỡ của tế bào. b. Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối? c. Bổ quả táo để trên đĩa, một lúc sau thấy bề mặt miếng táo bị thâm lại. Để tránh hiện tượng này, sau khi bổ táo chúng ta xát nước chanh lên bề mặt các miếng táo thì bề mặt miếng táo không bị thâm. Hãy giải thích hai hiện tượng trên? Câu 1 3,0điểm a. 1,5điểm Testostêron qua màng trực tiếp vì nó hòa tan trong lipit (màng). 0,25điể m CO2, O2 qua màng trực tiếp vì chúng nhỏ, không phân cực, không tích điện. 0,25điể m Prôtêin khuếch tán qua kênh prôtêin mang tính chọn lọc 0,25điể m Các ion qua màng nhờ hệ thống kênh ion vì chúng tích điện. 0,25điể m Glucôzơ qua màng nhờ kênh prôtên mang nó vì nó phân cực. 0,25điể m Các mảnh vỡ của tế bào nhờ hiện tượng thực bào vì là chất rắn. 0,25điể m b. 0,75điể m - Các hợp chất muối được hình thành nhờ các liên kết ion. 0,25điể - Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra m và tan trong nước → tăng tốc độ hấp thụ. 0,5điểm c. 0,75điể m - Do enzim từ miếng táo tiết ra xúc tác các phản ứng hoá học làm táo bị thâm. 0,25điể - Khi xát nước chanh lên bề mặt miếng táo là làm giảm pH (tăng độ axit) do m đó enzim bị biến tính sẽ không thể xúc tác các phản ứng hoá học làm miếng 0,5điểm táo không bị thâm. Câu 2: (2,5điểm) Qui định I 1 2 Nam bình thường Nữ bình thường II 1 2 Nam máu khó đông Nữ máu khó đông III 1 2 3 4 5 Nam mù màu, máu khó đông Trang 1/8
- Bệnh máu khó đông (a) và bệnh mù màu đỏ - lục (b), hai alen tương ứng qui định máu đông bình thường và phân biệt màu rõ cùng nằm trên nhiễm sắc thể X qui định, cách nhau 12 cM. Theo sơ đồ phả hệ trên, hãy cho biết: a. - Xác định kiểu gen của cặp bố mẹ ở thế hệ thứ II? - Trong các người con thế hệ thứ III (1 - 5), người con nào là kết quả của tái tổ hợp (trao đổi chéo) giữa hai gen, người con nào thì không, người nào không xác định được? Giải thích? b. Hiện nay, người phụ nữ II1 lại đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là bao nhiêu? Giải thích? Câu 2 2,5điểm Qui ước: A: máu đông bình thường B: Phân biệt màu rõ a: Máu khó đông b: Mù màu I1: Nam mù màu, máu khó đông ( Y) 0,25điể m II1: Nữ bình thường phải nhận từ bố và phải nhận từ mẹ(II1: ) II2: Nam bị máu khó đông Y 0,25điể m III1: Nam mù màu, máu khó đông ( Y), nhận Y từ bố và nhận (giao tử 0,25điể liên kết) từ mẹ. m III2: Nữ bình thường cả 2 tính trạng, nhận từ cha và nhận từ mẹ. 0,25điể m III3: Nam bình thường cả 2 tính trạng Y, nhận Y từ bố và nhận (giao 0,25điể tử liên kết) từ mẹ. m III4: Nữ bị máu khó đông , nhận từ cha và nhận từ mẹ. 0,25điể m III5: Nam máu khó đông Y, nhận Y từ bố và nhận (giao tử hoán vị) từ 0,25điể mẹ. m Cá thể III5 là do tái tổ hợp, cá thể III1 và III3 là do không tái tổ hợp; với các 0,25điể cá thể III2 và III4 không xác định được. m Kiểu gen thế hệ II sẽ là: x Y Tỉ lệ giao tử: 0,44 : 0,44 0,5 : 0,5Y 0,06 : 0,06 0,5điểm Xác suất con trai bình thường ( là: 0,44 x 0,5Y = 0,22 Y (HS có thể lí luận cách khác, nếu kết quả phù hợp) Câu 3: (3,0điểm) Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã tương ứng với các axit amin như sau: Đối mã AGA → Axit amin: xêrin Đối mã AXA → Axit amin: xystêin Đối mã GGG → Axit amin: prôlin Đối mã AUA → Axit amin: tyrôzin Đối mã AXX → Axit amin: triptôphan Đối mã AAX → Axit amin: lơxin Đối mã UAX → Axit amin: Mêtiônin Trang 2/8
- Trong quá trình tổng hợp một phân tử prôtêin, phân tử mARN đã mã hóa được 50 xêrin; 70 prôlin ; 80triptôphan, 90 xystêin, 100 tyrôzin và 105 lơxin, 4 mêtiônin. a. Tính chiều dài của phân tử mARN. b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của các tARN đã được sử dụng. c. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN và số lượng từng loại nuclêôtit trên của gen đã điều khiển quá trình trên. Cho biết mã kết thúc phân tử mARN là UAG. Câu 3 3,0điểm a. 0,5điểm Chiều dài của phân tử mARN: (50+70+80+90+100+105+4+1) x 3 x 3,4A0= 5100A0 b. 1,0điểm Số lượng từng loại ribônuclêôtit trên các bộ ba đối mã của các tARN đã được sử dụng. tU= 4+100=104 ribônuclêôtit tA= 100+80+4+180+200+210= 774 ribônuclêôtit tG= 50+210=260 ribônuclêôtit tX= 160+4+90+105= 359 ribônuclêôtit c. 1,5điểm Mã kết thúc phân tử mARN là UAG. 1,0điểm Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN: mA= tU +1=105 ribônuclêôtit mU= tA+1= 775 ribônuclêôtit mG=tX=359+1= 360 ribônuclêôtit mX=tG= 260 ribônuclêôtit Số lượng từng loại nuclêôtit trên của gen đã điều khiển quá trình trên: 0,5điểm A=T=mA+mU= 880 nuclêôtit G=X=mG=mX=620 nuclêôtit Câu 4: (1,5điểm) Xét một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể thường của ba quần thể cùng loài: - Quần thể (I) có 2 alen. - Quần thể (II) có 3 alen. - Quần thể (III) có 36 kiểu khác nhau. Nếu tần số các alen của locut trên trong mỗi quần thể bằng nhau thì quần thể nào có năng suất cao hơn? Vì sao? Câu 4 1,5điểm 2 1 1 Tần số KG dị hợp của quần thể (I): 1 - 2 = 0,25điể 2 2 m 2 1 2 Tần số KG dị hợp của quần thể (II): 1 - 3 = 3 3 0,25điể n: số alen khác nhau cùng locut m = 36 ⇒ n = 8 2 1 7 Tần số KG dị hợp của quần thể (III): 1 - 8 = 8 8 0,5điểm ⇒ Quần thể III có tỉ lệ dị hợp cao hơn nên có năng suất cao hơn. (HS có thể lí luận cách khác, nếu kết quả phù hợp) 0,25điể Trang 3/8
- m 0,25điể m Câu 5: (2,0điểm) Dựa vào lí thuyết tiến hóa, hãy giải thích vì sao một quần thể động vật sinh sản hữu tính sau khi bị suy giảm số lượng quá mức do yếu tố ngẫu nhiên, được phục hồi số lượng như ban đầu nhưng vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong hoàn cảnh đó, để làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của quần thể nên áp dụng những biện pháp gì? Giải thích? Câu 5 2,0điểm - Khi bị giảm kích thước quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ tác động 0,5điểm mạnh làm giảm hoặc biến mất một số alen → làm nghèo vốn gen của quần thể. 0,5điểm - Sự phục hồi số lượng của quần thể từ một số ít cá thể còn sống sót tuy có làm tăng số lượng cá thể nhưng sự đa dạng di truyền của quần thể không tăng lên vì các các thể này giao phối gần với nhau. - Để tăng độ đa dạng di truyền của quần thể thì di nhập gen từ các quần thể 0,5điểm khác đến. - Có biện pháp làm tăng đột biến hoặc biến dị tổ hợp trong quần thể. 0,5điểm Câu 6: (2,0điểm) a. Thế nào là áp lực của quá trình đột biến? b. Giả thiết đột biến thuận (A → a) với tần số u, đột biến nghịch (a → A) với tần số v. Nếu v = 0 và u > 0 sẽ làm cho tần số A giảm dần. Qui ước tần số alen A ở thế hệ khởi đầu là p0, hãy lập công thức tính tần số pn của alen A sau n thế hệ. c. Giả sử 1 lôcut có 2 alen A và a, thế hệ ban đầu có tần số tương đối của alen A là p0. Quá trình đột biến làm cho A → a với tần số u = 10-5. 1 + Để p0 giảm đi phải cần bao nhiêu thế hệ? Giải thích? 2 + Từ đó em có nhận xét gì về vai trò của quá trình đột biến trong tiến hoá? Câu 6 2,0điểm a. 0,5điểm Sự ảnh hưởng của số lượng đột biến đến tỉ lệ các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể gọi là áp lực của quá trình đột biến. b. 0,5điểm Nếu v = 0 và u > 0 - Tần số của alen A ở thế hệ p1 là: p1 = p0 – u.p0 = p0(1-u) (1) - Tần số của alen A ở thế hệ p2 là: p2 = p1 – u.p1 = p1(1-u) (2) - Thay (1) vào (2) ta có: p2 = p0(1-u).(1-u) = p0(1-u)2. ⇒ Sau n thế hệ, tần số của alen A là: pn = p0(1-u)n. c. 1,0điểm + Vì đột biến diễn ra theo chiều thuận, nên ta có: pn = po (1- u) n trong đó: pn: tần số alen trội (A) ở thế hệ pn ; po: tần số alen trội (A) ở thế hệ po ; u: tốc độ đột biến theo chiều thuận; n: số thế hệ. 1 => po = po (1- 10-5)n 0,5 = (1-10-5)n ln0,5 = ln (1-10-5).n 2 Trang 4/8
- ln 0,5 0,5điểm => n = ≈ 69.000 thế hệ. ln(1 − 10−5 ) + Nhận xét về vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa: gây áp lực không 0,5điểm đáng kể cho quá trình tiến hóa. Câu 7: (1,5điểm) Ảnh hưởng của mật độ ruồi giấm lên tuổi thọ của chúng như sau: Mật độ trung 1,8 3,3 5,0 6,7 8,2 12,4 20,7 28,9 44,7 59,7 74,5 bình (số ruồi) Tuổi thọ trung 27,3 29,3 34,5 34,2 36,2 37,5 37,6 39,4 40,0 32,3 27,3 bình (ngày) Phân tích mối quan hệ cùng loài của các cá thể ruồi giấm khi m ật đ ộ c ủa chúng n ằm trong và ngoài giới hạn trên. Qua đó rút ra kết luận chung về mối quan hệ cùng loài? Câu 7 1,5điểm + Mật độ ruồi giấm tăng làm tăng tuổi thọ của ruồi gi ấm, nếu mật độ quá 0,25điể thấp sẽ ảnh hưởng không tốt và làm tuổi thọ của ruồi giấm giảm m xuống. + Mật độ thích hợp sẽ tạo điều kiện cho những cá thể trong đó những thuận lợi nhất định: - Tạo ra một khí hậu nhỏ thích hợp (nhiệt độ, độ ẩm...) cho sự phát triển. 0,25điể - Tạo được nhịp điệu trao đổi chất cực thuận đảm bảo cho sự tiêu phí ch ất m dự trữ ở mức độ tiết kiệm nhất. 0,25điể - Tạo điều kiện cho việc gặp gỡ giữa cá thể đực và cái trong mùa sinh s ản, m làm tăng tuổi thọ, giảm tỷ lề tăng. 0,25điể m + Mật độ ruồi giấm tăng vượt quá giới hạn cho phép thì ảnh hưởng không 0,25điể tốt đến ruồi và làm tuổi thọ của chúng giảm xuống. Chứng tỏ rằng lúc này m sự tác động giữa cá thể trong đàn không còn thuận lợi n ữa. Sự tăng mật độ ra khỏi giới hạn thích hợp sẽ gây ra sự cạnh tranh (do thiếu th ức ăn, chỗ ở, sự cạnh tranh cá thể cái...). Do nhu cầu sinh thái học các cá thể của hầu hết các loài sinh v ật có xu 0,25điể hướng quần tụ bên nhau. Trong những điều kiện nhất định sự quần tụ này m ảnh hưởng tốt đến những cá thể trong đàn. Do vậy những cá thể trong loài có quan hệ hỗ trợ là chính. Chỉ khi những điều kiện trên không đảm bảo (do thiếu thức ăn, chỗ ở...) thì mới dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa những cá thể cùng loài. Câu 8: (2,0điểm) Trong một khu rừng đước, người ta phát hiện của 5 quần thể chim ăn cá sinh sống với tập tính bắt mồi như sau: - Diệc xám: rình mồi một cách thụ động trên cây đước. - Diệc nâu: lội qua các lạch nhỏ để tìm mồi ở dưới đáy. - Cò bạch: dùng chân xua nước đề đánh bắt cá. - Cò lửa: dùng chân xua nước, dang cánh che ánh sáng làm cá sợ hãi để bắt mồi một cách dễ dàng. - Cò xanh có tầm vóc lớn, chân cao, mỏ dài nên có thể lội xuống sâu để bắt cá, nơi các loài khác không thể tìm mồi được. Trang 5/8
- a. Hãy cho biết các loài trên có cùng ổ sinh thái không? Chúng có cạnh tranh với nhau không? b. Cho biết diễn thế sinh thái đã tạo ra khu rừng đước nói trên thuộc loại diễn thế nào? Nêu diễn biến của nó. c Điều gì sẽ xảy ra giữa các quần thể chim nếu số lượng cá trong khu vực tăng lên cá thể đáng kể? Giải thích và nêu lên ý nghĩa. Câu 8 2,0điểm a. 0,5điểm Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng; khác nhau về cách sinh sống, cách kiếm 0,25điể mồi, nơi kiếm ăn. m Các loài cạnh tranh về nơi ở, nơi làm tổ, không cạnh tranh về thức ăn. 0,25điể m b. 0,5điểm - Đó là diễn thế nguyên sinh. 0,25điể - Khi vùng nước sâu bị bồi tụ, quần thể được bồi tụ, quần thể đước xâm m nhập và phát triển, kéo theo sự phát triển của các sinh vật thủy sinh sau đó 0,25điể các loài chim ăn cá kéo về làm tổ, sinh sống. m c. 1,0điểm Khi số lượng cá tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng cá thể các 0,5điểm loài chim nhờ nguồn thức ăn phong phú, tỉ lệ sinh sản cao. Sau một thời gian số lượng chim tăng lên đến mức gây thiếu chỗ ở, thiếu 0,25điể chỗ làm tổ, sử dụng lượng thức ăn lớn làm tỉ lệ tử vong của cá tăng lên. Sự m thiếu thức ăn làm tỉ lệ sinh sản của chim giảm xuống, tăng tỉ lệ tử vong hoặc cũng có thể do sự di chuyển bớt đến khu vực khác làm cho số lượng các các quần thể chim lại bị giảm xuống đến trạng thái cân bằng. Hiện tượng số lượng cá tăng lên bị số lượng chim kìm hãm gọi là hiện 0,25điể tượng khống chế sinh học nhằm đảm bảo số lượng cá thể của mỗi quần m thể dao động trong một thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng trong quần xã. Câu 9: (1,25điểm) a. Phương pháp đánh bắt và thả lại chỉ phản ánh đúng số lượng cá thể của quần thể khi nào? b. Điều kiện quang trọng của phương pháp đánh dấu - bắt lại là các cá thể được đánh dấu có cùng khả năng bị bắt lại với các cá thể chưa được đánh dấu. Hãy cho biết điều gì xảy ra trong trường hợp điều kiện đó không được thực hiện, giải thích. Trang 6/8
- Câu 9 1,25điể m a. 0,75điể m Phương pháp đánh bắt và thả lại chỉ phản ánh đúng số lượng cá thể của quần thể khi: - Các cá thể được đánh dấu và không được đánh dấu có cùng khả năng bị bắt 0,25điể lại hoặc không bị bắt lại, m - Các cá thể bị bắt lần một có khả năng hòa nhập trở lại quần thể và di chuyển tự do trong quần thể. 0,25điể - Không có cá thể sinh ra, chết đi, nhập cư hoặc xuất cư trong thời gian thực m hiện phương pháp đó. 0,25điể m b. 0,5điểm - Nếu như động vật bị bắt lại bằng sử dụng thức ăn hấp dẫn thì có vẻ như 0,25điể là nó sẽ bị bắt trở lại nếu nó tìm kiếm nguồn thức ăn cùng loại. Số lượng m những động vật đáng dấu bị bắt trở lại (R) có thể cao hơn ước tính, nên N có thể ít hơn ước tính. - Nếu một động vật có trải nghiệm tiêu cực trong quá trình bị bắt giữ và học được những kinh nghiệm đó, thì nó có thể sẽ khó bị bắt trở lại. Trong 0,25điể trường hợp này, ( R) có thể thấp hơn ước tính và N có thể cao hơn ước tính. m Câu 10: (1,25điểm) a. Biển khơi thường chia thành hai tầng: tầng trên có năng suất s ơ cấp, còn tầng d ưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái nào đã tạo nên sự sai khác đó? Giải thích? b. Có ba loại hình tháp sinh khối (kg/ha) đặc trưng cho ba hệ sinh thái như sau: A B C Dựa vào ba loại hình tháp trên, hãy cho biết hệ sinh thái nào b ền v ững nh ất? H ệ sinh thái nào kém bền vững nhất? Trang 7/8
- Câu 10 1,25điể m a. 0,75điể m - Nhân tố sinh thái: ánh sáng. 0,25điể m Giải thích: 0,25điể - Tầng trên có nhiều ánh sáng đủ cho quang hợp của các sinh vật sản xuất, m tạo nên năng suất sơ cấp. - Tầng dưới sâu không đủ ánh sáng cho quang hợp nên không có các sinh vật sản xuất tạo ra năng suất sơ cấp. 0,25điể m b. 0,5điểm - Hệ sinh thái A bền vững nhất, vì có sự chênh lệch về sinh khối giữa các 0,25điể bậc dinh dưỡng rất lớn, nguồn dinh dưỡng của bậc dưới cung cấp cho m bậc trên dồi dào. - Hệ sinh thái C kém bền nhất, vì có nguồn dinh dưỡng các bậc chênh nhau ít, dẫn đến bậc dinh dưỡng bậc dưới cung cấp không đủ cho bậc dinh 0,25điể dưỡng trên dẫn đến hệ sinh thái dễ suy thoái. m ----------Hết---------- Trang 8/8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12 năm 2011
12 p | 410 | 96
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sử lớp 12
8 p | 361 | 36
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên
3 p | 458 | 27
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hạ Hòa
8 p | 1005 | 23
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2021-2022 có đáp án
17 p | 43 | 15
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trung Chải
4 p | 140 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Trung Quốc năm 2021-2022 có đáp án
18 p | 43 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Giá Rai
2 p | 8 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Toán năm 2021-2022 có đáp án
8 p | 22 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng
5 p | 140 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Pháp năm 2021-2022 có đáp án
18 p | 20 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Nga năm 2021-2022 có đáp án
16 p | 21 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2021-2022 có đáp án
5 p | 15 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2021-2022 có đáp án
5 p | 18 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án
4 p | 9 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Vật lí năm 2021-2022 có đáp án
18 p | 22 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bù Nho
3 p | 164 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Long
6 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn