intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Long An (Buổi 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Long An (Buổi 1)" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Long An (Buổi 1)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH VÒNG 2 LONG AN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: SINH HỌC Ngày thi: 15/10/2022 (Buổi thi thứ nhất)  (Đề thi có 04 trang gồm 11 câu) Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh:…………………………………………    Số báo danh:…………………… ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. (0,75 điểm) Trong phòng thí nghiệm, một học sinh tiến hành tổng hợp các phân tử, cấu trúc   gồm: tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit, triglyxerit, ADN, saccarôzơ, chuỗi polipeptit từ hỗn hợp các   chất: α­glucôzơ, β­glucôzơ, axit amin, fructôzơ, ribôzơ, glyxêrol, axit béo, bazơ nitơ, đêôxiribôzơ.  Hãy cho biết: ­ Phân tử, cấu trúc nào được tổng hợp? Vì sao? ­ Phân tử, cấu trúc nào không được tổng hợp? Vì sao?  Biết rằng có đầy đủ các điều kiện cần để hình thành các liên kết hóa học giữa các chất. 1.2. (1,25 điểm) Urê và  ­mercaptoetanol là hai hợp chất gây biến tính prôtêin. Để tìm hiểu cấu   trúc bậc bốn của một phân tử prôtêin, người ta tiến hành thí nghiệm xử lý phân tử prôtêin này bằng  hai hợp chất trên rồi tiến hành phân tích sản phẩm thu được. Kết quả thí nghiệm thu được như sau: Thí nghiệm 1: Khi xử lý bằng dung dịch urê 6M chỉ thu được hai prôtêin có khối lượng tương  ứng là 100 kDa và 120 kDa. Thí nghiệm 2: Khi xử  lý bằng dung dịch urê 6M bổ  sung   ­mercaptoetanol thu được  ba loại  prôtêin có khối lượng tương ứng là 20 kDa, 30 kDa và 50 kDa. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên hãy  cho biết: a. Phân tử prôtêin này có khối lượng bao nhiêu kDa? b.  Phân tử  prôtêin này được cấu tạo từ  bao nhiêu chuỗi polypeptit? Phân tích cụ  thể  các tiểu  phần prôtêin của phân tử prôtêin nói trên. Biết   ­mercaptoetanol oxi hóa liên kết disunfit, trong khi urê phá vỡ  tất cả  các liên kết yếu  (không phải liên kết cộng hóa trị) bên trong phân tử prôtêin. Số lượng chuỗi polypeptit của phân tử  này không quá 6 chuỗi. Câu 2. (2,0 điểm)  2.1. (1,0 điểm) Lục lạp là một bào quan quang hợp, hãy dự  đoán và giải thích kết quả  khi lục   lạp có các tilacôit bị mất màng? 2.2. (1,0 điểm) Khi quan sát 4 sơ đồ A, B, C, D ở hình 2 về hàm lượng ADN trong tế bào, một  học sinh phát biểu như sau: Hình A là pha G1, hình B là pha G2, hình C là pha S, hình D là pha phân  bào M. Phát biểu của học sinh là đúng hay sai? Giải thích. Hình 2 Câu 3. (2,0 điểm)  Trang 1/5
  2. 3.1. (1,0 điểm) Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B   trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng  sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách  2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi  trường tối thiểu thì cả  hai chủng đều không phát  triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên. 3.2. (1,0 điểm) Tiến hành nuôi cấy chung các  loài  vi  sinh vật (vi  khuẩn   E.coli,  vi  khuẩn  sinh  mêtan,   vi   khuẩn   khử   nitrat   và   nấm   men  Saccharomyces   cerevisae)   trên   môi   trường   nuôi  cấy   thích   hợp.   Hình   3   biểu   diễn   kết   quả   thí  nghiệm về  sự  thay đổi số  lượng tế  bào của mỗi   loài vi sinh vật trong 36 giờ. Môi trường nuôi cấy ban đầu được cho vào glucôzơ  vừa là nguồn   cacbon, vừa là nguồn điện tử, bổ sung chất nhận điện tử nitrat (NO 3­) và CO2. Môi trường nuôi cấy  được giữ kín hoàn toàn trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.  a. Mỗi loài A, B, C, D trong thí nghiệm là loài vi sinh vật nào? Giải thích.  b. Hãy cho biết yếu tố giới hạn sinh trưởng của mỗi loài A, B, C, D  ở  pha suy vong trong thí   nghiệm.  Câu 4. (1,0 điểm)   Một chủng virut gây bệnh mới được phát hiện, virut này có thể  nuôi trong phòng thí nghiệm  bằng cách cho lây nhiễm vào các tế bào vi khuẩn. Hãy thiết kế thí nghiệm để xác định vật chất di   truyền của virut là ADN hay ARN bằng phương pháp dùng đồng vị phóng xạ. Câu 5. (2,0 điểm)  5.1. (1,0 điểm) Hình 5 biểu diễn quá trình thoát  hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn.  Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào  mô   tả   sự   thoát   hơi   nước   qua   tầng   cutin,   đường  cong nào mô tả  sự  thoát hơi nước qua khí khổng?   Giải thích.  5.2. (1,0 điểm)  Thực hiện thí nghiệm với ba  cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước, số lượng  và kích thước lá. Hai cây hoàn toàn bình thường và  một cây là thể  đột biến có cấu trúc khí khổng bị  biến đổi (luôn ở trạng thái khép hờ). Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ  cùng ngày, một trong hai cây bình thường được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí.   Dùng thiết bị đo lượng nước thoát ra khỏi cây và tính toán thu được các thông số sau: Chênh lệch giữa  Vận tốc Nồng độ chất  Nồng độ chất hữu  vận tốc cao nhất  Thông số trung bình khoáng trong nước  cơ trong nước thoát  và thấp nhất  (ml/m /h) 2 thoát ra (mM) ra (mM) (ml/m2/h) Cây I 17,6 9,2 0 0 Cây II 3,3 0,3 0 0 Cây III 1,7 0,6 0,03 0,27 Hãy xác định các cây I, II và III la cây nao trong ba cây trên (Là cây bình th ̀ ̀ ường hay cây đột   biến; Cây có úp chuông thủy tinh hay cây không được úp chuông thủy tinh)? Giải thích. Câu 6. (2,0 điểm) Trang 2/5
  3. 6.1. (1,5 điểm)  Một thí nghiệm nghiên cứu  phản   ứng   với   nhiệt   độ   của   cỏ   sorghum  (Sorghum bicolor) và đậu tương (Soybean). Cây  được trồng  ở  25oC trong vài tuần, sau đó tiếp  tục trồng  ở  10oC trong 3 ngày, trong điều kiện  độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2  không   khí   là   không   đổi   suốt   quá   trình   thí   nghiệm. Hiệu suất quang hợp của cả 2 loài thực  vật  ở  25oC được thể  hiện qua đồ  thị  mối quan  hệ  giữa tốc độ  hấp thụ  CO2  và nồng độ  CO2  trong không khí như hình 6.  Bảng: Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO2/g) Trước khi xử  Khi xử lí  Sau khi xử lí lạnh lí lạnh lạnh Thời gian Vài tuần Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 đến ngày 10 Nhiệt độ 25 C o 10oC 10oC 10oC 25oC Cỏ Sorghum 48,2 5,5 2,9 1,2 1,5 Đậu tương 23,2 5,2 3,1 1,6 6,4 a. Hãy cho biết cỏ sorghum và đậu tương thuộc nhóm thực vật C3 hay C4? Giải thích. b. Sau khi phân tích lượng CO 2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO 2/g) ở bảng trên, một học  sinh đã đưa ra kết luận: “Hấp thụ lượng CO2 giảm ở cỏ sorghum chủ yếu là do giảm hoạt tính của  enzim khi ở nhiệt độ thấp”. Theo em kết luận đó đúng hay sai? Giải thích. 6.2. (0,5 điểm) Có 2 lọ thí nghiệm, bên trong chứa số lượng hạt như nhau (khoảng 1/3 thể tích   lọ): 1 lọ đựng hạt nảy mầm, 1 lọ đựng hạt khô sau đó đậy kín nắp lọ. Sau 1 thời gian dùng nhiệt   kế đo nhiệt độ của 2 lọ, kết quả sẽ như thế nào? Giải thích. Câu 7. (2,0 điểm) ́ ̀ ựa (Xanthium strumarium) la cây ngay ngăn, co th Ke đâu ng ̀ ̀ ́ ́ ời gian chiêu sang t ́ ́ ới han la 16 gi ̣ ̀ ơ.̀  Hình 7 minh họa thí nghiệm nghiên cứu tác động của quang chu kì đến khả năng ra hoa của 4 lô ké   đầu ngựa được trồng trong cung điêu kiên dinh d ̀ ̀ ̣ ương nh ̃ ưng khac nhau vê chê đô chiêu sang. Hãy ́ ̀ ́ ̣ ́ ́   dự đoán kết quả của từng lô thí nghiệm và giai thich.       ̉ ́ Câu 8. (2,0 điểm) 8.1. (0,5 điểm) Tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác? Trang 3/5
  4. 8.2. (0,5 điểm) Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong lan truyền xung động thần  kinh qua xinap? 8.3. (0,25 điểm) Tại sao Atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người? 8.4. (0,75 điểm) Hầu hết các hệ tuần hoàn đều thực hiện chức năng vận chuyển các chất dinh   dưỡng cũng như  khí O2  đi nuôi cơ  thể  nhưng có 1 nhóm động vật hệ  tuần hoàn không tham gia  chức năng vận chuyển khí, đó là nhóm động vật nào? Chức năng vận chuyển khí do tổ chức khác   thực hiện như thế nào? Câu 9. (1,5 điểm)  9.1. (0,75 điểm) Nêu vị  trí của động mạch vành tim. Hầu hết các tổ  chức trong cơ  thể người  nhận được nhiều máu hơn từ  động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối   với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn   khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? 9.2. (0,75 điểm) Đồ thị hình 9 mô tả sự thay đổi nồng độ  của 2 loại hoocmôn (A và B) có ảnh hưởng đến sự biến thái  ở sâu bướm. a. Nêu tên gọi của hoocmôn A và B? b. Nêu chức năng A và B trong sự lột xác của sâu bướm? Câu 10. (1,5 điểm) Quan sát sơ đồ của quá trình điều hòa nồng độ đường trong máu ở người.  Cho các dữ kiện sau: A. Glucôzơ B. Glucagôn C. Tế bào denta D. Tuyến tụy E. Insulin F. Tế bào bêta G. Tế bào anpha H. Tế bào gamma I. Somatostatin K. Glycôgen a. Dựa vào các dữ kiện đã cho, hãy lựa chọn và hoàn thành sơ đồ trên ở vị trí những số tự nhiên   từ 1 đến 8. b. Cho biết quá trình chuyển hóa này xảy ra ở những loại tế bào nào?  c.  Ngoài các loại hoocmôn trên sơ  đồ, còn loại hoocmôn nào tham gia vào quá trình điều hòa  này? Câu 11. (2,0 điểm) Hình 11 thể hiện sự sai khác về nồng độ 3 loại hoocmôn gồm TRH (hoocmôn giải phóng hướng  tuyến giáp của vùng dưới đồi), TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp của tuyến yên) và Tirôxin của  6 mẫu xét nghiệm tương ứng với 6 người (kí hiệu A, B, C, D, E, F). Giá trị nồng độ 3 hoocmôn này   Trang 4/5
  5. ở 6 mẫu xét nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giá trị của người khỏe mạnh bình thường  (BT).  TSH Tirôxin TRH 88 9 iố ) iố ) iố ) 6 88 ươ đ 7 ươ đ ươ đ 65 66 7 66 cm cm 4 5 đh n ôo cm đh n ôo 5 đh n ôo ị tn g 43 44 ị tn g ị tn g 44 N ộ N ộ N ộ ơ v ơ v 3 ơ v 2 3 22 22 21 (đ n ồ (đ n g n (đ n ồ 1 1 ồ g n g n 0 0 0 BT 1 A 2 B3 C 4 D 5 E6 F7 BT 1 A 2 B3 C4 D5 E6 F7 BT 1 A 2 B3 C 4 D 5 E6 F7 Hình 13 Hãy cho biết mẫu nào trong 6 mẫu xét nghiệm (từ  A đến F) tương  ứng với mỗi bệnh nhân   được chẩn đoán một bệnh dưới đây và giải thích.  a. Bệnh nhân bị nhược năng tuyến yên dẫn đến giảm tiết hoocmôn tuyến yên. b. Bệnh nhân bị nhược năng tuyến giáp dẫn đến giảm tiết hoocmôn tuyến giáp.  c. Bệnh nhân bị giảm nhạy cảm của thụ thể với Tirôxin ở tuyến yên. d. Bệnh nhân bị tăng nhạy cảm của thụ thể với TSH ở tuyến giáp. ­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0