intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THPT Lương Ngọc Quyến NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: ĐỊA LÝ - Lớp: 11 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (3 điểm) a. Trình bày về sự phân bố mưa theo vĩ độ. Giải thích tại sao khu vực chí tuyến bán cầu Bắc hình thành nhiều hoang mạc? b. So sánh đặc điểm của gió Tín phong và gió Tây ôn đới? Câu 2. (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) và kiến thức đã học a. Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng. b. Chứng minh rằng sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giải thích về chế độ nước của sông Đà Rằng? Câu 3. (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) và kiến thức đã học a. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước ta? b. Nhận xét, giải thích sự phát triển phân bố ngành thủy sản nước ta? Câu 4. (4 điểm) a. Nêu các mục tiêu chính của ASEAN. Giải thích tai sao ASEAN lại đạt ra mục tiêu tổng quát như vậy? b. Trình bày và giải thích về sự phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á? Câu 5. (5.0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010-2015 Năm 2010 2012 2014 2015 Diện tích (Nghìn ha) 7 489,4 7 761,2 7 816,2 7 830,6 Sản lượng (Nghìn tấn) 40 005,6 43 737,8 44 974,6 45 105,5 a. Tính năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2010-2015 b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2010-2015? c. Nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2010-2015? ----------- HẾT ---------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.
  2. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Lương Ngọc Quyến CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: ĐỊA LÝ - Lớp: 11 Câu Nội dung Điểm a. Trình bày về sự phân bố mưa theo vĩ độ. * Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa 0.25 nhiều và các vùng mưa ít. - Mưa nhiều nhất ở Xích đạo (Dẫn chứng) 0.25 - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến (Dẫn chứng) 0.25 - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (Dẫn chứng) 0.25 - Mưa rất ít ở hai vùng cực (Dẫn chứng) 0.25 * Giải thích tại sao khu vực chí tuyến bán cầu Bắc hình thành nhiều hoang mạc? - Nằm dọc theo đường chí tuyến là nơi khí áp cao nên ít mưa, nhận được 0.25 Câu 1 nhiều ánh sáng mặt trời nên rất nóng, có gió thồi đi 3 điểm - Có dòng biển lạnh ở ven bờ ngăn hơi nước từ biển vào nên ít mưa. 0.25 - Nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển nên ít mưa. 0.25 b. So sánh đặc điểm của gió Tín phong và gió Tây ôn đới? - Giống nhau: thổi quanh năm 0.25 - Khác nhau: + Nguồn gốc: Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao cận chí tuyến về đai áp thấp xích 0.25 đạo. Gió Tây ôn đới thổi từ đai áp cao cận chí tuyến về đai áp thấp ôn đới + Hướng: Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam. Gió Tây ôn đới theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây 0.25 bắc ở bán cầu Nam + Tính chất: Gió Mậu dịch của gió nói chung là nóng khô. Tây ôn đới có độ ẩm 0.25 cao, gây mưa. a. Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng. * Nhận xét - Mật độ dân số cao nhất nước ta, trung bình trên 1.000 người/km2 0, 25 - Phân bố dân cư không đều trong toàn vùng: + Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng châu thổ như: Hà Nội, 0.25 Hải Phòng, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 Câu 2 + Mật độ thấp hơn từ 501 - 1000 người/km2 ở vùng rìa đồng bằng phía 0,25 4 điểm bắc, đông bắc và tây nam là các tỉnh như Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình… * Giải thích - Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đông nhất cả nước vì: + Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú(địa hình, 0,25
  3. đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), + Đồng bằng được khai thác từ lâu đời 0,25 + Các ngành kinh tế phát triển khá mạnh so với các vùng khác :nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước; các ngành nghế truyền 0,25 thống ; tập trung công nghiệp, dịch vụ. Là một trong hai vùng phát triển nhất của đất nước; có mạng lưới đô thị dày đặc - Dân cư phân bố không đồng đều giữa các địa phương + Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố liên quan đến phân bố dân cư; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lịch sử định 0,25 cư và khai thách lãnh thổ, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội + Nơi có mật độ dân số rất cao: các thành phố, thị xã, nơi tập trung các 0,25 hoạt động công nghiệp, dịch vụ; điều kiện sống có nhiều thuận lợi. Nơi có mật độ dân số khá cao : các vùng nông nghiệp thâm canh, có các ngành nghề truyền thống. Nơi có mật độ dân số thấp hơn : rìa đồng bằng, ven biển; nơi có các vùng trũng, đất bạc mầu hoặc bị phèn, mặn; xa thành phố , thị xã b. Chứng minh rằng sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giải thích về chế độ nước của sông Đà Rằng? * Chứng minh rằng sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta 0,25 có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 t m 3/năm. 0,25 - Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. 0,25 - Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương 0,25 ứng mùa khô. Chế độ nước thất thường do chế độ mưa thất thường * Giải thích về chế độ nước của sông Đà Rằng? - Đặc điểm chế độ nước sông Chế độ nước sông Đà Rằng phân hóa hai mùa rõ rệt, Mùa lũ từ tháng từ 0,25 tháng 9 đến tháng 12, mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8, Đỉnh lũ vào tháng 11 - Nguyên nhân + Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, chế độ nước sông 0,25 chịu tác động của gió mùa nên phân hóa theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương úng với mùa khô + Mùa lũ vào thu đông vì đầu mùa mưa chịu tác động của gió tây khô 0,25 nóng do gió mùa mùa hạ bị chặn bởi bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Nam + Đỉnh lũ lui về cuối năm vào tháng 11 là do kết hợp của gió mùa Tây 0,25 Nam vào giai đoạn cuối mùa, gió Đông Bắc Tín Phong, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh kết hợp với bão
  4. a. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước ta? - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, rộng khoảng 40.000km2 thuận 0,25 lợi để hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa ngọt được bồi đắp phù sa 0,25 hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, thích hợp để cây lúa phát triển. + Khí hậu cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình 0,25 năm 25 - 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1 300 - 2 000 mm), thích hợp với hệ sinh thái cây lúa nước. + Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc cung cấp 0,25 nước để sản xuất lúa. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân số đông, nguồn lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm 0,25 sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá. + Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: Hệ thống thu lợi khá hoàn chỉnh; giao 0,25 Câu 3 thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi. Mạng lưới cơ sở chế biến 4 điểm và dịch vụ sản xuất rộng khắp. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 0,25 + Chính sách quan tâm của nhà nước 0,25 b. Nhận xét, giải thích sự phát triển, phân bố ngành thủy sản nước ta. * Nhận xét - Sản lượng thủy sản tăng, sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác 0,25 (dẫn chứng) - Cơ cấu thủy hải sản có sự thay đổi: Tỉ trọng ngành khai thác giảm, tỉ 0,25 trọng ngành nuôi trồng tăng, nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao(dẫn chứng) - Bình quân thủy sản đầu người tăng mạnh(dẫn chứng) 0,25 - Phân bố: Tất cả các tỉnh giáp biển đều được đẩy mạnh. Khai thác tập trung nhiều nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Đồng bằng sông Cửu Long. 0,25 Nuôi trồng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Bằng sông Hồng * Giải thích - Sản lượng tăng là do nhu cầu thị trường, phương tiện đánh bắt ngày càng 0,25 hiện đại, cơ sở vật chất kĩ thuật cho nuôi trồng ngày càng hiện đại… - Tỉ trọng khai thác giảm do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản lượng tăng chậm - Tỉ trọng nuôi trồng tăng là do điều kiện nuôi trồng ngày càng thuận lợi 0,25 cho năng suất và sản lượng lớn, nuôi nhiều loại có giá trị kinh tế cao, chủ động về nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Khai thác tập trung nhiều ở duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông
  5. Cửu Long là do có nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. Nuôi trồng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Bằng sông Hồng là do có diện tích mặt nước lớn, nhiều vũng vịnh đầm phá, rừng ngập mặn, ao hồ kênh rạch a. Nêu các mục tiêu chính của ASEAN. Giải thích tai sao ASEAN lại đạt ra mục tiêu tổng quát như vậy? * Nêu các mục tiêu chính của ASEAN. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các 0,25 nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển. - Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ 0,25 khí hạt nhân và vũ khí hu diệt hàng loạt. - Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn 0,25 đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...). - Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức 0,25 quốc tế khác. * Theo Hiến chương, mục tiêu chung là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng” là vì Câu 4 - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và 4 điểm phong tục tập quán đa đa dạng. Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây 0,25 khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước. - Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển 0,25 Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải hòa bình, ổn định để phát triển. - Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định. 0,25 - Sự hòa bình, ổn định trong khu vực sẽ tạo sức mạnh sự đoàn kết, không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu 0,25 vực. b. Trình bày và giải thích về sự phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á? * Tình hình phát triển công nghiệp của ĐNA - Chiếm tỉ trọng khá cao, Góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, Cung 0,25 cấp nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ, Giải quyết việc làm cho người lao động,... - Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực là cơ khí chế tạo, điện tử 0.25 tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản. - Công nghiệp điện tử - tin học là ngành mũi nhọn của nhiều nước: Xin-ga- 0.25 po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,... - Chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Đóng vai 0.25
  6. trò quan trọng trong nền kinh tế. Phân bố ở tất cả các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước đông dân như In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam và Phi-líp-pin. - Công nghiệp khai thác khoáng sản: Là ngành công nghiệp quan trọng của nhiều quốc gia. Các sản phẩm chính: than (In-đô-nê-xi-a, Việt Nam), 0.25 dầu mỏ, khí tự nhiên (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam,...), quặng kim loại (Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a),... * Nguyên nhân - Có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, Có nhiều thế mạnh về các 0.25 sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, - Thị trường tiêu thụ lớn trong khu vực và thế giới, thu hút được vốn đầu 0.25 tư nước ngoài - Nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động trẻ, có trình độ kĩ thuật 0.25 a. Bảng năng suất lú nước ta giai đoạn 2010- 2015 ( tạ/ha) Năm 2010 2012 2014 2015 Câu 5 Năng suất 53,4 56,4 57,5 57,6 1.0 5 điểm b. Vẽ biểu đồ Bảng tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2010-2015 ( Đơn vị : %) Năm 2010 2012 2014 2015 Diện tích 100 103,6 104,4 104,5 Sản lượng 100 109,3 112,4 112,7 Năng suất 100 105,6 107,7 107,9 Biểu đồ đúng dạng đường, đẹp, đầy đủ các yếu tố. Nếu thiếu tên, ghi chú, 2.0 chú giải….trừ 0,25/ ý c. Nhận xét và giải thích * Nhận xét 0.25 - Diện tích năng suất, sản lượng của nước ta đều tăng nhưng với tốc độ khác nhau 0.25 + Sản lượng có tốc độ tăng nhanh nhất ( dẫn chứng) 0.25 + Diện tích tốc độ tăng chậm nhất (dẫn chứng) 0.25 + Năng suất tốc độ tăng (dẫn chứng) * Giải thích - Diện tích tăng do khai hoang mở rộng, do tăng vụ, do áp dụng khoa học 0.25 kĩ thuật - Sản lượng tăng do diện tích tăng, do năng suất tăng, do tăng vụ, thay đổi 0.5
  7. cơ cấu mùa vụ, do nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế đều tăng - Năng suất tăng do ứng dụng công nghệ trồng mới, giống mới, phân bón 0.25 thuốc trừ sâu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2