intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn GDQP-AN lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. TRƯỜNG THPT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LƯƠNG NGỌC QUYẾN LỚP 11 NĂM HỌC 2023-2024 Môn thi: Giáo dục quốc phòng và an ninh Đề chính thức Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (7 điểm): a. Nêu nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982? b. Chủ trương của Quốc hội nước ta trong việc giải quyết tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông? Chúng ta cần làm gì để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa? c. Nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam? d. Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia? Câu 2 (6 điểm): a. Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi và tiêu chuẩn công dân gọi nhập ngũ? Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ở đâu? Trách nhiệm của học sinh trong nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự? b. Anh Kiên đồng thời nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học trường đại học. Quyết, em trai Kiên nói: “Anh nên vào học đại học vì anh được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi có giấy báo nhập học”. Anh Kiên trả lời: “Anh sẽ xung phong đi bộ đội, hết thời hạn phục vụ tại ngũ anh sẽ đi học đại học cũng chưa muộn”. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Câu 3 (3 điểm): a. Sau giờ học môn toán, cô giáo dạy lớp Bình có để quên máy tính trên lớp. Bình nói: “giờ sau kiểm tra giữa kỳ, các bạn ra cửa canh cô giáo để tớ mở máy tính ra tìm đề kiểm tra”. Gặp tình huống này em xử lý như thế nào? Căn cứ vào đâu để em giải thích cho Bình hiểu? b. Qui định của pháp luật về xử lí tội phạm công nghệ cao? c. Quyền của trẻ em trên không gian mạng? Câu 4 (4 điểm): a. Trong những năm gần đây chúng ta chứng kiến sự biến đổi của khí hậu đã tạo lên các hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay. Em hãy lấy 1 số ví dụ minh chứng cho sự tàn phá khủng khiếp của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta? b. Trình bày một số hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường? c. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường?
  2. ĐÁP ÁN Câu 1 (7 điểm): a. Nêu nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (1 điểm) Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ra đời phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai nguyên tắc này đảm bảo cho tất cả các quốc gia có quyền tự do biển cả, đồng thời mở rộng một phần chủ quyền cho quốc gia ven biển. Theo đó, các quốc gia ven biển được mở rộng quyền của mình ra hướng biển để khai thác lợi ích kinh tế ngoài biên giới quốc gia của mình. Do vây, Luật biển quốc tế đã hình thành các chế định về vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Các vùng này được coi là không gian đặc thù, không phải của riêng quốc gia ven biển, nhưng cũng không còn là vùng biển của cả nhân loại như các vùng biển quốc tế (biển cả). Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa được gọi là vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán (quyền xét xử) của quốc gia ven biển. b. Chủ trương của Quốc hội nước ta trong việc giải quyết tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông (1 điểm)? Chúng ta cần làm gì để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (1 điểm) - Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế. - Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ . Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội
  3. Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. => Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. c. Nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam (2 điểm) - Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của song, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới. - Phá hoại an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cứ ở khu vực biện giới; phá hoại công trình biên giới. - Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia. - Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hang hóa, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hóa phẩm độc hại và các loại hang hóa khác mà nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu. - Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của nhân dân, môi trường, an toàn hang không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới - Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia d. Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia (2 điểm) - Tham gia học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới quốc gia do nhà trường tổ chức. - thực hiện trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. - chấp hành các qui định của pháp luật về biên giới quốc gia. Mọi hoạt động của dông dân có liên quan đến biên giới tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo qui chế khu vực biên giới. - Tham gia quản lí, bảo vệ lãnh thổ, biên giới; xây dựng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc
  4. gia; phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia của người thân, bạn bè và những người xung quanh. - Thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất: mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; công trình biên giới bị hư hại. Tích cực tham gia và vận động nhân dân tha, gia phòng trào tự quản đường biên, mốc quốc giới. - Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo; tài nguyên và môi trường biển. - Thực hiện nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật. Câu 2 (6 điểm): a. Nghĩa vụ quân sự là gì (1 điểm) NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện NVQS theo qui định của Luật NVQS. - Độ tuổi và tiêu chuẩn công dân gọi nhập ngũ (1 điểm) - Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân từ đủ 18 tuổi đên hết 25 tuổi. Đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. - Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ: Có lí lịch rõ rang, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo qui định; có trình độ văn hóa phù hợp. - Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ở đâu (1 điểm) Nơi đăng ký NVQS lần đầu: Công dân cư trú tại địa phương đăng kí tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã; công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức đăng kí tại Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú nếu cơ quan, tổ chức không có Ban chỉ huy quân sự. - Trách nhiệm của học sinh trong nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự (2 điểm) - Thực hiện trách nhiệm của công dân đối với các nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh trong thực hiện NVQS - Tham gia học tập nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường phổ thông. - Chủ động tìm hiểu để nắm vững và chấp hành các qui định về đăng ký NVQS lần đầu, kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện NVQS. - Chấp hành qui định của pháp luật về đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  5. - Có mặt đúng thời gian và địa điểm qui định trong giấy gọi khám, kiểm tra sức khỏe NVQS. Có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi thực hiện tham CAND; Trường hợp có lí do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, hoc tập và báo cáo Chỉ huy trưởng BCHQS, Trưởng Công an cấp huyện. - Chấp hành nghiêm túc các qui định, điều lệnh, điều lệ của QĐND và CAND trong thời gian phục vụ tại ngũ. - Tham gia tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và những người xung quanh chấp hành qui định về đăng ký và thực hiện NVQS. - phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm qui định về đăng ký NVQS; kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện NVQS; nhập ngũ. b. (1 điểm) Cả hai ý kiến đều đúng. Giải thích từng trường hợp. mỗi trường hợp 0,5điểm Câu 3 (3 điểm): a. Tình huống (1 điểm) - Chỉ ra được hành vi sai trái (0,5 điểm) - Chỉ ra được căn cứ (0,5 điểm) b. Qui định của pháp luật về xử lí tội phạm công nghệ cao (1,5 điểm) Các hành vi sau tùy theo mức độ và trường hợp phạm tội có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù: - Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. - Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. - Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. - Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. - Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. - Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. c. Quyền của trẻ em trên không gian mạng (0,5đ điểm) Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ kín bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
  6. Câu 4 (4 điểm): a. Trong những năm gần đây chúng ta chứng kiến sự biến đổi của khí hậu đã tạo lên các hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay. Em hãy lấy 1 số ví dụ minh chứng cho sự tàn phá khủng khiếp của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta (1 điểm) - Nêu được ví dụ, từ ví dụ chỉ ra được nguyên nhân và sự nhìn nhận của bản thân đối với các vấn đề biến đổi của môi trường b. Trình bày một số hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường (2 điểm) - Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng qui định; - Xả thải, khí thải mà nước thải, khí thải này chưa được xử lí theo qui định. - Phát tán, thải chất độc hại, vi rút độc hại chưa kiểm định; xác xúc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác. - Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép. - Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép. - Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, lamg sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường. - Phá hoại, xâm chiếm di sản thiên nhiên, công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. - Không thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo qui định b. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường (1 điểm) - Gương mẫu thực hiện trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường. - Tham gia học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường được tích hợp, lồng ghép trong các môn học; rèn luyện thói quen ứng xử thân thiện với môi trường. - Tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, cộng đồng và các tổ chức khác phát động. - Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng nơi cư trú thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2