intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Cụm THPT huyện Tân Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Cụm THPT huyện Tân Yên’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Cụm THPT huyện Tân Yên

  1. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TRƯỜNG CỤM TÂN YÊN NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 10 Ngày thi: (Đề thi gồm 02 trang) (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) (1) Đó là mùa của những tiếng chim reo Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả Đất thành cây, mật trào lên vị quả Bước chân người bỗng mở những đường đi (2)Đó là mùa không thể giấu che Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng Từ những miền cay đắng hóa thành thơ. (3) Đó là mùa của những ước mơ Những dục vọng muôn đời không kể Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu (4) Đó là mùa của những buổi chiều Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa (5) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa (Mùa hạ – Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34) Câu 1 (1 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong những dòng thơ in đậm? Câu 2 (1 điểm): Xác đinh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ (5)? Câu 3 (1 điểm).Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên trong anh/chị suy nghĩ gì về sức mạnh của con người trong cuộc sống? Câu 4 (2 điểm). Nét độc đáo của Xuân Quỳnh trong bài thơ là từ mùa hạ của thiên nhiên đã liên hệ đến mùa hạ của đời người. Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5– 7 dòng làm sáng rõ nét độc đáo ấy. II. PHẦN LÀM VĂN (15.0 điểm) Câu 1 (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. Anh/chị hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về nhận định trên.
  2. Câu 2 (10.0 điểm) Thơ hay, hay bằng xúc động, tình cảm và thông qua xúc động tình cảm đem đến cho người đọc một nhận thức về tư tưởng, ý chí hành động thẩm mỹ. (Trích Thơ hành trình và tiếp nhận, Mã Giang Lân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 76) Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ sau: NẮNG MỚI (Lưu Trọng Lư)1 Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu2 phơi. Hình dáng me3 tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Nguồn: Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 2003, trang 283) ................................Hết........................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .....................................................Số báo danh:................................ Chữ ký của giám thị 1:..............................Chữ ký của giám thị 2:................................. Chú thích: (1) Lưu Trọng Lư (1911-1991) sinh tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, được xem là một trong những thi sĩ đầu tiên khởi xướng và cổ vũ tích cực cho phong trào Thơ mới. Lưu Trọng Lư được ghi nhận là một hồn thơ sầu mộng, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, dễ gợi sự cảm động. Bài thơ Nắng mới in trong tập Tiếng thu (1939). (2) Me: mẹ ( chỉ dùng để xưng gọi) (3) Giậu có nghĩa như dậu: tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân, vườn.
  3. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TRƯỜNG CỤM TÂN YÊN NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 10 Ngày thi: Phần Câu Nội dung Điểm Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 5,0 1 Chỉ ra biểu hiện của phép điệp cấu trúc: “Đó là mùa….” 0,25 - Tác dụng 0,75 I + Tạo nhịp điệu, tạo giọng điệu tha thiết cho bài thơ + Nhấn mạnh vẻ đẹp của cuôc sống muôn màu trong mùa hạ + Thể hiện tình yêu mến cuôc đời của tác giả 2 - Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng 1,0 những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 3 Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên suy nghĩ về sức mạnh 1,0 của con người làm nên những điều mới mẻ, lớn lao, mở ra những con đường mới... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 4 Hs làm sáng rõ được ý: Từ mùa hạ rực rỡ của thiên nhiên liên hệ tuổi trẻ của đời 2,0 người nhiều khát khao, ước mơ, hoài bão. – Hs trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 5,0 II 1 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,25 Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm của vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó 0,5 khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”
  4. c. Triển khai vấn đề: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng cơ bản phải nêu được những ý chính sau: 1. Giải thích: – Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước 0,5 mong hướng tới, đạt được. – Ước mơ đủ lớn: Là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. – Câu nói: Đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, 2,0 nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực. 2. Bàn luận vấn đề: vì sao mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn? – Có người đã ví:“Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von thật tinh tế, giúp ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. - ước mơ là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lí con người, xuất phát từ mong ước có cuộc sống hạnh phúc, không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình và xã hội. - Cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta những khó khăn, thử thách nhưng cũng chứ đựng những điều mới mẻ, thú vị nên mỗi người sống cần có hoài bão lớn, có chí hướng cao đẹp, có lòng kiên trì, nhẫn nại, có quyết tâm mạnh mẽ cùng nghị lực phi để thực hiện những gì mình thích, để hoàn thành ước mơ của mình. - Con người đặc biệt là tuổi trẻ cần dám nghĩ, dám làm những điều mới mẻ, dám thay đổi cuộc sống, bước ra khỏi lối mòn thì mứi gặt hái được thành công, làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa. 0,5 3. Mở rộng, nâng cao: - Trong thực tế, nhiều người sống không có ước mơ song lại không ít kẻ bị tham vọng làm cho mờ mắt - Sống thiếu ước mơ sẽ dẫn đến sống nhàn nhạt, vô nghĩa, cuộc sống thụ động, không có được thành quả tốt - Ngược lại, bị tham vọng làm cho mù quáng, con người cũng dễ rơi vào con đường tội lỗi.... - Thiếu ước mơ hay quá nhiều tham vọng đều khiến con người không thể vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. (Có dẫn chứng cụ thể) 0,5 4. Bài học nhận thức và hành động: Tuổi trẻ cần năng động, dám nghĩ dám làm, cần ra sức trau dồi tri thức, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo 0,5 đức và thuần phong mĩ tục. e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp,... 0,25 Thơ hay, hay bằng xúc động, tình cảm và thông qua xúc động tình cảm 10,0 2 đem đến cho người đọc một nhận thức về tư tưởng, ý chí hành động thẩm mỹ. (Trích Thơ hành trình và tiếp nhận, Mã Giang Lân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 76) Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ
  5. Nắng mới của Lưu Trọng Lư. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,5 Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề cần nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung cần nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng nội dung và giá trị của một bài thơ 0,5 hay. c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp 8,0 chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai các luận điểm theo nhiều cách, dưới đây là một số nội dung định hướng chấm bài: 1. Giải thích ý kiến: 1,0 .- Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. - Thơ hay, hay bằng xúc động, tình cảm: Một trong những yếu tố tạo nên bài thơ hay là những rung động, cảm xúc chân thành, tinh tế, mãnh liệt, sâu xa của người sáng tác trước hiện thực cuộc sống. - đem đến cho người đọc một nhận thức về tư tưởng, ý chí hành động thẩm mỹ: Thơ hướng người đọc đến những suy nghĩ đúng đắn, tích cực, hình thành lí tưởng, lẽ sống tiến bộ, lành mạnh; thúc đẩy họ nỗ lực hành động, hướng tới giá trị tốt đẹp, nhân văn. -> Ý kiến thể hiện quan niệm về thơ hay: Thơ hay ở sự chân thành, tinh tế trong cảm xúc và việc đem đến những thông điệp về nhận thức, tư tưởng và hành động. 2. Bình luận ý kiến: a. Cơ sở lý luận của ý kiến: Đây là một nhận định đúng đắn, khái quát ngắn gọn về đặc trưng nội dung và giá trị của thơ. - Đặc trưng nội dung của thơ: + Thơ biểu hiện những xúc động nội tâm, tình cảm của con người trước sự việc bên ngoài, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong. + Tình cảm trong thơ phải chân thật nghĩa là những trạng thái tình cảm đó người 1,0 nghệ sĩ có thể đã trải qua hoặc chứng kiến, lắng nghe và xúc động mãnh liệt. Có như vậy, thơ mới thấm thía và nhận được sự đồng cảm sâu rộng từ người đọc. + Tình cảm trong thơ thường là những tình cảm lớn, cao đẹp, nhân văn. - Giá trị của thơ: + Đem đến cho người đọc nhận thức nhiều mặt cuộc sống, hiểu về bản chất của cuộc sống và hiểu về chính mình; hình thành những tư tưởng tiến bộ, giúp tâm hồn con người trở nên trong sáng, lành mạnh, cao thượng hơn. + Thúc đẩy người đọc khao khát hướng tới những hành động cụ thể, thiết thực vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. b. Cơ sở thực tiễn của ý kiến: - Thí sinh làm sáng tỏ được nhận định, đi sâu phân tích cụ thể bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. - Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Lưu Trọng Lư được xem là một trong những thi sĩ đầu tiên khởi xướng và cổ vũ tích cực cho phong trào Thơ mới. Lưu Trọng Lư được ghi nhận là một hồn thơ sầu mộng, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, dễ gợi sự cảm động. 5,0 - Bài thơ Nắng mới in trong tập Tiếng thu (1939). Tác phẩm thể hiện rõ nỗi nhớ thương tha thiết về người mẹ trong ký ức tuổi thơ. * Thơ hay, hay bằng xúc động, tình cảm: Nắng mới là dòng hồi tưởng, là tình yêu và nỗi nhớ của người con về hình bóng của người mẹ trong dĩ vãng. - Khổ 1: Trạng thái cảm xúc trong hiện tại: + Bối cảnh nảy sinh tâm trạng: . Thời gian: Hiện tại – buổi trưa; lặp đi lặp lại như đã thành quy luật – thời điểm khi nắng đầu mùa xuất hiện báo hiệu những ngày lạnh, ấm đã hết.
  6. . Không gian: Ấm áp, lung linh (nắng mới); hẹp, gần gũi (bên song); vắng vẻ, quạnh hiu ( tiếng gà xao xác, não nùng). + Tâm trạng, cảm xúc: Nỗi buồn nhớ dĩ vãng; bâng khuâng, sầu mộng (lòng rượi buồn, chập chờn sống lại) - Khổ 2, 3: Nỗi nhớ trong hiện tại khơi dòng cho ký ức về mẹ. + Tình cảm của người con: . Quá khứ có mẹ gắn với không gian nắng mới ngoài đồng nội mênh mông, tươi sáng, ấm áp và tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc (nắng mới reo ngoài nội). . Nỗi nhớ không phai nhạt theo thời gian (chửa xóa mờ). + Hình ảnh người mẹ trong nỗi nhớ của người con: . Mẹ hiện lên cùng ánh sáng, hơi ấm, màu sắc và hành động phơi áo trước giậu. ( mỗi lần nắng mới, áo đỏ). . Hình ảnh người mẹ được phác họa theo lối chấm phá qua dáng điệu (lúc vào ra) và qua cái hồn trong nụ cười ( Nét cười đen nhánh sau tay áo). . Vẻ đẹp: Giản dị, ân cần, chu đáo; duyên dáng, kín đáo, tỏa sáng, mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. -> Bài thơ hay bởi xúc động, bởi tình cảm chân thành, sâu nặng của nhân vật trữ tình dành cho mẹ. * Thông qua xúc động tình cảm đem đến cho người đọc một nhận thức về tư tưởng, ý chí hành động thẩm mỹ. - Nắng mới gợi niềm đồng vọng sâu xa trong tâm hồn người đọc bởi tác phẩm chạm đến tình cảm thiêng liêng, ấm áp nhất trong mỗi con người – tình mẹ. Là kỉ niệm, nỗi niềm riêng của Lưu Trọng Lư nhưng lại làm bao người đọc nhớ thương, bâng khuâng, đồng cảm. - Kí ức về mẹ trong Nắng mới như vầng sáng soi rọi, sưởi ấm, nâng đỡ cho tâm hồn mỗi con người, giúp ta biết trân trọng, yêu thương những phút giây khi còn có mẹ. 3. Bình luận mở rộng, nâng cao: - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định. - Để tạo nên một tác phẩm hay, có giá trị, nhà thơ cần lựa chọn hình thức thể hiện như ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, cấu tứ.... Những yếu tố thuộc về hình thức của thơ sẽ truyền tải đắc địa nội dung cảm xúc và giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gắm đến người đọc. - Nhận định đã gợi nhắc và đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận: + Với người sáng tác đặc biệt là thi sĩ, sáng tác trước hết là bày tỏ tiếng nói tự nhiên, chân thành của cảm xúc trước cuộc đời; luôn trau dồi tài năng nghệ thuật để truyền ngọn lửa của cảm xúc mãnh liệt đến độc giả. 1,0 + Với người tiếp nhận, đọc thơ là gặp gỡ một tâm hồn sẵn sàng tri âm; trân trọng quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, nâng cao khả năng tiếp nhận. Từ trang thơ, mỗi người đọc hãy nhận thức về chính mình và cuộc đời để có hành động tích cực, ý nghĩa, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp,... 0,5 Tổng điểm 20, 0 * Lưu ý khi chấm bài: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm cuả thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1