intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. TRƯỜNG THPT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 10/01/2024 (Đề thi gồm 2 trang có 07 câu) Câu 1. (4 điểm) a) Đồ thị ở hình 1 biểu hiện sự thoát hơi nước và hấp thụ nước ở cây hướng dương. Từ đồ thị, hãy xác định trạng thái cân bằng nước và trạng thái sinh lí của cây. Hình 1 b) Một bạn học sinh đã làm các thí nghiệm và ghi lại kết quả như sau: - Thí nghiệm 1: Cho cát ẩm vào trong một lọ thủy tinh 5 lít miệng rộng, sau đó gieo 20 hạt đậu xanh, đậy nắp. Sau 1 tuần, cây con mọc lên, lọ thủy tinh bị mờ do có hơi nước bên trong. Sau 1 tuần tiếp theo, lọ thủy tinh trong, hơi nước ít, trên mép mỗi lá có đọng các giọt nước. - Thí nghiệm 2: Lấy 1 bình thủy tinh chứa nước, đậy nắp, trên nắp có đục 5 lỗ, cắm 5 cành hoa loa kèn vào bình thủy tinh có chứa nước, dùng keo nến gắn chặt nắp và các lỗ cắm hoa, đánh dấu mực nước trong bình. Sau 1 tuần mực nước trong bình giảm. - Thí nghiệm 3: Cắt ngang thân cây chuối non trong vườn, khoét một lỗ ở bề mặt cắt dài 5cm rộng 5cm, dùng bao nilon trắng buộc kín vết cắt ngang thân cây. Sau 1 giờ thấy nước đầy trong lỗ khoét. Theo em, bạn học sinh làm thí nghiệm trên giúp chứng minh điều gì về quá trình hút nước – khoáng và vận chuyển các chất trong cây? Hãy giải thích kết quả từng thí nghiệm trên. Câu 2. (2 điểm) Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực vật thân thảo trên cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, người ta thu được số liệu trong bảng 1: Ion khoáng − K+ Mg2+ Fe3+ PO43- N𝑂3 Hàm lượng trong tế bào rễ 2,6 1,3 0,7 0,07 1,6 Hàm lượng trong dung dịch dinh dưỡng 0,6 1,6 0,3 0,3 2,0 a. Sự hấp thụ các ion bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều kiện môi trường. Ion nào bị ảnh hưởng bởi điều này? Giải thích. b. Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong các ion kể trên trong đất sẽ bị giảm mạnh? Giải thích. Câu 3. (2 điểm) Biểu đồ hình 2 mô tả quá trình hô hấp của một cây trong điều kiện bình thường. Trong số các đường A, B, C, D, đường nào biểu thị các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây? Giải thích. Từ đó cho biết ứng dụng vào việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp ra sao? Hình 2 1
  2. Câu 4. (2 điểm) Đồ thị hình 3 thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và cường độ ánh sáng. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết: a) Các điểm A, B, C là gì? b) Khi cây sống trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A thì cây sinh trưởng như thế nào? c) Bằng cách nào xác định được điểm A và điểm C? Giải thích. Hình 3: Tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và cường độ ánh sáng Câu 5. (2 điểm) a. Cho một số trường hợp bệnh nhân như sau: Mất máu do tai nạn; tiêu chảy kéo dài; ăn mặn trong thời gian dài; xơ vữa thành mạch máu; tăng nhịp tim do tác dụng phụ của 1 loại thuốc. Có mấy trường hợp tăng huyết áp, mấy trường hợp giảm huyết áp? b. Huyết áp ở người bình thường được điều chỉnh bởi những cơ chế nào? Đề xuất biện pháp dinh dưỡng phù hợp đối với người bị chứng cao huyết áp. Câu 6. (4 điểm) a. Một người cứ khi ăn món nhộng tằm rang thì lại có biểu hiện mẩn ngứa, hạ huyết áp…. Người này đang gặp hiện tượng gì? Cơ chế gây ra hiện tượng này như thế nào? b. Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích. 1- Một số bệnh như sởi, quai bị, đậu mùa … thường chỉ mắc một lần trong đời. 2- Tiêm vaccine là chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu. 3- Tế bào T hỗ trợ trực tiếp sinh ra kháng thể và tiêu diệt tế bào nhiễm tác nhân gây bệnh. 4- Niêm mạc, tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, acid dạ dày là những thành phần của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu bên trong cơ thể. Câu 7. (4 điểm) a. Bảng 2 thể hiện kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu lúc đói của một phụ nữ 30 tuổi. Bảng 2: Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường Glucose (mmol/L) 7,4 4,1 – 5,6 (Bộ Y tế, 2020) Uric acid (mg/dl) 4,6 Nam: 2,5 - 5,6 Nữ: 1,5 – 5,0 (American Coliege of Rheumatology –ACR 2020) Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này mắc bệnh gì? Trình bày cơ chế ổn định glucose máu ở người bình thường. b. Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì? Giải thích. ------- Hết ------ Họ và tên : ………………………………………………….SBD……………………. Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2