intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Giá Rai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Giá Rai’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Giá Rai

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2024-2025 Đề thi môn: Khoa học tự nhiên 9 (phân môn sinh học 9) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát) ĐỀ: Câu 1: (5 điểm) Các quy luật di truyền của Mendel và di truyền kiên kết với giới tính. Ở một loài Gà, người ta tiến hành lai 2 cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp gen tương phản, F1 đồng loạt xuất hiện gà chân cao, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với cá thể khác, thu được F2: 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài : 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài: 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn: 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn. a. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. b. Lập sơ đồ lai cho phép lai trên. c. Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với gà chân cao, cánh ngắn thuần chủng thì kết quả lai sẽ như thế nào? Câu 2: (5 điểm) Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể, Di truyền nhiễm sắc thể. Một tế bào mầm sinh dục đực và một tế bào mầm sinh dục cái của một loài nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 320 tinh trùng và trứng. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các trứng là 3648. a. Xác định số lượng tinh trùng, số lượng trứng được tạo thành. b. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. c. Tính số NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân của các tế bào mầm sinh dục. Câu 3: (5 điểm) Nucleic acid và quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã. Từ gene đến tính trạng. Một gen có 3800 liên kết hydro. Trên mạch 1 của gen có: số nuclêôtit loại T bằng số nuclêôtit loại A, số nuclêôtit loại X gấp 2 lần số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp 3 lần số nuclêôtit loại A. a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen trên. b. Gen trên có chiều dài và khối lượng là bao nhiêu? c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Câu 4. (5 điểm) Di truyền học với con người. 4.1. Một cặp vợ chồng sinh được một người con, khi đi kiểm tra người ta kết luận con của họ bị mắc bệnh Đao nhưng họ không rõ về bệnh này. Bằng kiến thức em đã học, hãy cho họ biết về biểu hiện và cơ chế phát sinh của bệnh Đao. 4.2. Sinh con trai hay gái do bố hay mẹ quyết định? Giải thích. --HẾT--
  2. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2024-2025 Hướng dẫn chấm môn: Khoa học tự nhiên 9 (phân môn sinh học 9) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (4 điểm) a. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên - Theo đề bài ta có: F 1: đồng loạt xuất hiện gà chân cao, cánh dài => Tính trạng chân cao, cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng chân thấp, cánh ngắn. (0,5 điểm) - Qui ước gen: (0,25 điểm) A: quy định tính trạng chân cao B: quy định tính trạng cánh dài a: quy định tính trạng chân thấp b: quy định tính trạng cánh ngắn * Xét tỉ lệ kiểu hình F2 ta được: 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài : 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài: 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn: 12,5% số cá thể có chân thấp cánh ngắn 3 số cá thể có chân cao, cánh dài : 3 số cá thể có chân thấp, cánh dài: 1 số cá thể có chân cao, cánh ngắn: 1 số cá thể có chân thấp cánh ngắn. (0,25 điểm) * Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở F1 - Tính trạng chiều dài của chân: = = => Đây là phép lai phân tích => Kiểu gen của F1 với cá thể khác là: Aa x aa (1) (0,25 điểm) - Tính trạng chiều dài của cánh: = = => Đây là phép lai phân tính => Kiểu gen của F 1 với cá thể khác là: Bb x Bb (2) (0,25 điểm) * Xét chung hai cặp tính trạng ở F1 (1 chân cao : 1 chân thấp)(3 cánh dài : 1 cánh ngắn) = 3 chân cao, cánh dài : 3 chân thấp, cánh dài : 1 chân cao, cánh ngắn : 1 chân thấp, cánh ngắn giống với F 2 (đề bài đã cho) => Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. (0,5 điểm) b. Lập sơ đồ lai cho phép lai trên. - Theo đề bài ta có: F 1 đồng loạt xuất hiện gà chân cao, cánh dài => P thuần chủng 2 cặp tính trạng nên kiểu gen của P là: + Trường hợp 1: AABB (chân cao, cánh dài) x aabb (chân thấp, cánh ngắn) (0,25 điểm) + Trường hợp 2: AAbb (chân cao, cánh ngắn) x aaBB (chân thấp, cánh dài) (0,25 điểm) - Từ (1) và (2) ta tổ hợp 2 cặp gen được kiểu gen của F 1 với cá thể khác là: (Aa x aa) (Bb x Bb) = AaBb x aaBb (0,5 điểm) * Viết sơ đồ lai: Trường hợp 1: Sơ đồ lai đúng 0,25 điểm P: AABB (chân cao, cánh dài) x aabb (chân thấp, cánh ngắn) GP: AB ab F1 AaBb (chân cao, cánh dài) Trường hợp 2: Sơ đồ lai đúng 0,25 điểm P: AAbb (chân cao, cánh ngắn) x aaBB (chân thấp, cánh dài)
  3. GP: Ab aB F1 AaBb (chân cao, cánh dài) Tiếp tục cho F1 giao phối với cá thể khác: aaBb (Sơ đồ lai đúng 0,5 điểm) F1: AaBb (chân cao, cánh dài) x aaBb (chân thấp, cánh dài) GP: AB, Ab, aB, ab : aB, ab F2: AaBB : AaBb : AaBb : Aabb : aaBB : aaBb : aaBb : aabb - Tỉ lệ kiểu gen: 1 AaBB : 2 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb - Tỉ lệ kiểu hình: 3 chân cao, cánh dài : 3 chân thấp, cánh dài : 1 chân cao, cánh ngắn : 1 chân thấp, cánh ngắn. c. Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với gà chân cao, cánh ngắn thuần chủng thì kết quả lai sẽ như thế nào? * Xác định kiểu gen của P: - Gà có chân cao, cánh dài thuần chủng có kiểu gen là: AABB. (0,25 điểm) - Gà có chân cao, cánh ngắn thuần chủng có kiểu gen là: AAbb. (0,25 điểm) * Viết sơ đồ lai: P: AABB (chân cao, cánh dài) x AAbb (chân cao, cánh ngắn) (0,5 điểm) GP: AB Ab F1 : AABb - Tỉ lệ kiểu gen: 100% AABb - Tỉ lệ kiểu hình: 100% chân cao, cánh dài Câu 2: (4 điểm) - Vì số lần nguyên phân của tế bào mầm sinh dục đực và tế bào mầm sinh dục cái đều bằng nhau nên số tế bào con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của hai tế bào này bằng nhau. (0,25 điểm) - Vì 1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 noãn bào bậc 1 giảm phân cho 1 trứng => số tinh trùng: số trứng = 4:1 - Gọi số trứng được tạo ra là: a (0,25 điểm) => số tinh trùng là 4a. (0,25 điểm) Ta có: a + 4a=320 (0,5 điểm) => a=64. (0,25 điểm) Vậy số trứng là 64 (trứng) (0,25 điểm) số tinh trùng là 4×64 = 256 (tinh trùng) (0,25 điểm) b. - Tinh trùng, trứng có bộ NST là: n - Theo giả thiết: 256.n - 64.n=3648 (0,5 điểm)  n = 19 (0,5 điểm) Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 38. (0,5 điểm) c. - Vì số trứng = số noãn bào bậc 1 = 64 (tế bào). (0,5 điểm) Gọi số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm sinh dục là k (k nguyên dương). Ta có: 2k = 64  2k=26  k=6 (0,5 điểm) Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của các tế bào mầm sinh dục là: 2.2n.(2k-1) = 2.38.(26-1)=4788 (NST). (0,5 điểm) Câu 3: (4 điểm)
  4. a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên Gọi H là số liên kết hydro của gen. Ta có: H=2A+3G  2A+3G = 3800 (0,25 điểm)  2.(A1+T1)+3.(G1+X1)=3800 (2) (0,25 điểm) Theo đề bài ta có: T1 = A 1 X1 = 2T1 G1=3A1 Thế vào (2) ta được: 2.(T1+T1)+3.(3T1+2T1)=3800  4T1 + 15T1 = 3800  19 T1 = 3800  T1 = 200 (nuclêôtit) (0,5 điểm) T = T1 + T2 (T2 = A1) (3) Ta có T1 = A1 = 200 (nuclêôtit) (3)  T= T1 + A1 = 200 + 200 = 400 (nuclêôtit) (0,5 điểm) Theo NTBS: A = T = 400 (nuclêôtit) (0,5 điểm) Thế A = 400 vào (1) ta được: 2.400 + 3G = 3800 800 + 3G = 3800  G =1000 (nuclêôtit) (0,25 điểm) Theo NTBS: G = X = 1000 (nuclêôtit) (0,25 điểm) Vậy số nuclêôtit mỗi loại của gen là: A = T = 400 (nuclêôtit) G = X = 1000 (nuclêôtit) b. Gen trên có chiều dài và khối lượng là bao nhiêu? - Tổng số nuclêôtit của gen: N = 2A + 2 G = 2. 400 + 2.1000 = 800 + 2000 = 2800 (nuclêôtit) (0,5 điểm) - Chiều dài của gen: L = . 3,4 = 1400 . 3,4 = 4760 Å (0,5 điểm) - Khối lượng của gen: M = N. 300 = 2800.300 = 840.000 (đ.v.C) (0,5 điểm) c. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp: A = T = (24 - 1).400 = 6000 (nuclêôtit) (0,5 điểm) 4 A = T = (2 - 1).1000 = 15000 (nuclêôtit) (0,5 điểm) Câu 4: (4 điểm) 4.1. - Biểu hiện của người mắc bệnh Down + Xảy ra ở cả nam và nữ + Người bệnh Lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu, 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa, ngón tay ngắn. Bị si đần và không có con. (1,0 điểm) - Cơ chế hình thành + Trong phát sinh giao tử: Cặp NST số 21 trong 1 tế bào phát sinh giao tử của bố hoặc mẹ không phân ly tạo ra 2 loại giao tử: 1 giao tử chứa 2 NST 21 và 1 giao tử không chứa NST 21 nào. Cặp NST 21 ở các tế bào khác giảm phân bình thường tạo giao tử chứa 1 NST 21. (1,0 điểm) + Trong Thụ Tinh: Giao tử chứa 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 NST 21  Tạo hợp tử chứa 3 NST 21 gây bệnh Đao. (0,5 điểm)
  5. 4.2. Việc sinh con trai hay gái do bố quyết định. Nguyên nhân là gì: - Ở người, cặp NST giới tính quy định giới tính cơ thể. Nếu có cặp NST giới tính XX thì phát triển thành con gái. Nếu có cặp NST giới tính XY thì phát triển thành con trai. (1,0 điểm) - Người mẹ luôn cho 1 loại giao tử X. Người bố cho 2 loại giao tử là X và Y. Vì vậy nếu giao tử X của bố thụ tinh thì đời con sẽ có NST giới tính XX -> con gái. Nếu giao tử Y của bố thụ tinh thì đời con sẽ có NST giới tính XY -> con trai. (1,0 điểm) - Vì vậy, việc sinh con trai hay con gái là do giao tử X hoặc giao tử Y của bố chứ không phụ thuộc vào giao tử của mẹ. (0,5 điểm) Học sinh trình bày theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa ---HẾT--- XÁC NHẬN CỦA BGH P.T.Tây, ngày 12 tháng 10 năm 2024 Người ra đề Huỳnh Văn Giàu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0