intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cam Lộ

Chia sẻ: Adelaide2510 Adelaide2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cam Lộ được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cam Lộ

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 24/10/2019 Môn thi: Địa lí 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (4.0 điểm) a. Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì? b. Sương mù là gì? Tại sao hiện tượng sương chỉ có thể xảy ra vào buổi chiều tối đến sáng sớm? Câu 2: (5.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. So sánh điểm giống và khác nhau về địa hình của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long? b. Vị trí địa lí nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 3: (4.0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và dân số nước ta năm 2019 Vùng Diện tích (Km2) Dân số (nghìn người) Đồng bằng Sông Hồng 21068,1 21935,6 Trung du và miền núi phía Bắc 95264,4 12314,8 Bắc Trung Bộ 51461,1 11160,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 44376,9 9717,1 Tây Nguyên 54641,0 5772,5 Đông Nam Bộ 23597,9 16355,5 Đồng bằng Sông Cửu Long 40548,2 18953,2 Cả nước 330957,6 96208,9 (Theo công bố kết quả tổng điều tra dân số Việt Nam ngày 01/4/2019 ) a) Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính: tỉ lệ diện tích, dân số từng vùng so với cả nước; tính mật độ dân số của nước ta? b) Nhận xét về sự phân bố dân cư của nước ta? c) Cho biết sự phân bố dân cư trên ảnh hưởng gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Câu 4: (3.0 điểm) a. Dịch vụ là gì? Theo cơ cấu, dịch vụ được chia thành các ngành dịch vụ nào? b. Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? Câu 5: (4.0 điểm) a. Căn cứ vào Công ước Luật biển Quốc tế năm 1982, em hiểu như thế nào về các bộ phận hợp thành phạm vi vùng biển nước ta? b. Trình bày cách tính một đơn vị hải lí? --------- Hết---------- (Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 Khóa ngày: 24 /10/2019 Môn thi: Địa lí 9 Câu 1 (4.0 điểm): Nội dung yêu cầu Điểm a. Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: Trái đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực, nghiêng 66033' với 0. 5 mặt phẳng quỹ đạo. Thời gian tự quay quanh trục hết một vòng là 24 giờ, hướng quay từ Tây sang 0.5 Đông. Vận tốc: lớn nhất ở xích đạo (464 m/giây) giảm về 2 cực . 0. 5 Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: - Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. 0.25 - Tạo ra giờ địa phương, giờ khu vực. 0.25 - Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. 0.25 - Tạo ra sự điều hòa nhiệt độ cho bầu khí quyển. 0.25 b. Hiện tượng sương mù chỉ có thể xảy ra vào buổi chiều tối đến sáng sớm vì: - Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt 0.5 nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta. - Chiều xuống nhiệt độ không khí giảm dần giáng từ trên cao, trong lúc đó nhiệt độ mặt đất còn cao, hơi nước bốc lên không khí sẽ bão hòa hơi nước, nếu nhiệt độ tiếp 0.5 tục giảm thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành hạt sương. - Sáng sớm, khi nắng lên nhiệt độ không khí tăng dần, không khí không còn bão 0.5 hòa hơi nước vì nhiệt độ càng cao, không khí càng chứa được nhiều hơi nước. Tổng điểm 3.0 Câu 2: (5.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. *Đặc điểm chung của địa hình nước ta: - Địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng 0.5 nhất. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 0.5 - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của 0.5 con người. * Điểm giống và khác nhau về địa hình của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. - Giống nhau: + Đều là đồng bằng châu thổ sông có diện tích lớn. 0.25 + Độ cao dưới 50m hướng ra biển. 0.25 + Bề mặt địa hình tương đối thấp, bằng phẳng. 0.25 + Được phù sa của sông bồi đắp. 0.25 (Nếu học sinh diễn đạt ý khác đúng mỗi ý cho 0.25đ nhưng không quá 1.0 điểm của phần này) - Khác nhau: + Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn đồng bằng sông Hồng. 0.25 + Đồng bằng sông Hồng có địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, 0.25 bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô; đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và
  3. bằng phẳng hơn. + Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê, có nhiều ô trũng. Đất trong đê không được 0.25 bồi đắp phù sa, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi tụ phù sa. Đồng bằng sông Cửu Long: bề mặt không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, 0.25 kênh rạch chằng chịt, mùa lũ nhiều vùng trũng bị ngập. * Thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí nước ta đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: - Thuận lợi: + Nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, giữa vành đai sinh khoáng Thái 0.25 Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có nhiều khoáng sản. + Nằm ở nơi tiếp giáp giữa các luồng di chuyển của sinh vật nên nước ta có nhiều 0.25 tài nguyên sinh vật quý giá. + Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới, gió 0.25 mùa ẩm. + Gần trung tâm Đông Nam Á, thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, hội nhập 0.25 dễ dàng với các nước trong khu vực và thế giới. - Khó khăn: + Nằm trong vùng có nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh 0.25 hoạt.... + Do có vị trí đặc biệt quan trọng nên chúng ta luôn phải chú ý đến việc bảo vệ đất 0.25 nước, chống giặc ngoại xâm. Tổng điểm 5.0 Câu 3: (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. HS lập bản số liệu đã xử lý (mỗi cột 0,5 điểm nếu sai trên 50% đáp án thì không 1.5 cho điểm) Mật độ dân số Vùng Diện tích(%) Dân số (%) (người/ km2) Đồng bằng Sông Hồng 6,4 22,8 1.043 Trung du và miền núi phía Bắc 28,8 12,8 129 Bắc Trung Bộ 15,5 11,6 217 Duyên hải Nam Trung Bộ 13,4 10,1 219 Tây Nguyên 16,5 6,0 106 Đông Nam Bộ 7,1 17,0 693 Đồng bằng Sông Cửu Long 12,3 19,7 467 Cả nước 100,0 100,0 291 a. Nhận xét: - Một số vùng có tỉ lệ diện tích nhỏ nhưng tỷ lệ dân cư lại rất cao, như: vùng ĐB 0.5 Sông Hồng, Đông Nam Bộ.. (số liệu) - Một số vùng có tỷ lệ diện tích lớn, nhưng tỷ lệ dân số rất ít, như: Trung du miền núi 0.5 phía Bắc và Tây Nguyên... (số liệu) - Dân số nước ta phân bố rất không đồng đều + Mật độ dân số rất cao ở các vùng đồng bằng duyên hải: cao nhất là đồng bằng sông 0.5 Hồng 1.043 người/km2, vùng Đông nam bộ 693 người/km2 và ĐB sông Cửu Long 467 người/km2 + Mật độ dân số rất cao ở các vùng trung du miền núi: thấp nhất là Tây Nguyên 106 người/km2, Trung du miềm núi phía Bắc 129 người/km2 (HS nhận xét không dẫn chứng số liệu trừ 50% số điểm) b. Ảnh hưởng đối với kinh tế và đời sống - Các vùng tập trung đông dân cư sẽ gây sức ép đến tài nguyên, môi trường, đất ở, 0.5
  4. giao thông đi lại và các cơ sở hạ tầng khác. - Các vùng thưa dân thì không khai thác hết tiềm năng sẵn có, khó khăn cho sự đầu tư 0.5 do nhu cầu thị trường hạn chế.... Tổng điểm 4.0 Câu 4. (3.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. *Dịch vụ: Dịch vụ là hoạt động đáp ứng nhu cầu sxuất và sinh hoạt của con người. 0.5 *Các ngành dịch vụ: - Dịch vụ tiêu dùng, gồm các ngành: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa; khách sạn, nhà hàng; dịch vụ cá nhân và cộng đồng. 0.25 - Dịch vụ sản xuất, gồm các ngành: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông; tài chính, tín dụng; kinh doanh tài sản, tư vấn. 0.25 - Dịch vụ công cộng, gồm các ngành: Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; quản lý nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. 0.25 b. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta vì: - Đây là hai thành phố lớn, đông dân hàng đầu của nước ta, kinh tế phát triển, mức 0.5 sống dân cư cao. - Ở hai thành phố này tập trung nhiều ngành sản xuất. 0.25 - Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. 0.25 - Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các 0.25 bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. - Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. 0.25 - Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn 0.25 uống... đều phát triển mạnh. Tổng điểm 3.0 Câu 5: (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Các bộ phận hợp thành phạm vi vùng biển nước ta: - Theo qui định của Công ước Luật biển năm 1982, các bộ phận hợp thành vùng biển 0,5 của một quốc gia ven biển gồm: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. - Vùng nội thủy: là vùng tính từ đường cơ sở vào đến bờ biển của nước ta 0,5 - Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi 0,5 là đường biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện 0, 5 chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được qui định là 12 hải lí. Trong vùng này nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh… - Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng 0, 5 biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền và máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không. - Thềm lục địa nước ta gồm đáy biển và vùng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài 0, 5 tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
  5. b. Cách tính hải lí: 1.0 1 hải lí tương đương với độ dài cung 01’ ở xích đạo: Lấy chu vi của Trái Đất: 360 kinh tuyến: 60’ kinh tuyến. 40076km: 360 : 60 = 1852 m (lấy tròn số) Tổng điểm 4.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2