intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nghi Sơn (Bài số 1)

Chia sẻ: Adelaide2510 Adelaide2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nghi Sơn (Bài số 1) bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng giải bài tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nghi Sơn (Bài số 1)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH THỊ XÃ NGHI SƠN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÝ 9 – BÀI SỐ 1 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang; gồm 07 câu) Câu I (2.0 điểm): 1.Tai sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? 2. Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc (tính theo dương lịch) của các mùa ở nửa cầu Bắc. Câu II (3.0 điểm): Sách giáo khoa Địa lí 8 có viết: "Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt". 1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa của khí hậu nước ta. 2. Khí hậu có ảnh hưởng gì đến sản xuất và đời sống của người dân Thanh Hóa? Câu III (3.0 điểm): 1. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều? Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều đó? 2. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa? Câu IV (3,0 điểm): Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Xác định sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cà phê, cao su, chè, điều? Giải thích sự phân bố của cây chè, cà phê. 2. Trình bày cơ cấu và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm? Chứng minh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm. Câu V (3,0 điểm): 1. Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? 2. Vì sao Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng đồng bằng sông Hồng? Câu VI (2,0 điểm): Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Xác định vùng trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa gì đối với kinh tế - xã hội và môi trường? Câu VII (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta (đơn vị: Nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1995 4515,0 91202,3 37653,7 7306,9 2000 6258,2 144571,8 57395,3 15552,5 2005 8786,6 298051,3 111145,9 42051,5 2007 9050,0 403361,8 135282,8 48,976,7 2010 7861,5 587014,2 144227,0 61593,2 2011 7285,1 654127,1 160164,5 63904,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê, Hà Nội) a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta thời kì 1995 - 2011. b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. (Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây) Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ...............................
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN THỊ XÃ NGHI SƠN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÝ – BÀI SỐ 1 (Hướng dẫn chấm có 05 trang) CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I 2.0 1 Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong một năm. - Khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không 0,5 đổi hướng trên mặt phẳng quỹ đạo nên có lúc chúc nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam về Mặt Trời, có lúc lại chếch xa Mặt Trời nên sinh ra hai thời kì nóng lạnh khác nhau ở 2 nửa cầu. + Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu sáng lớn, nhận được 0,25 nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc đó là mùa nóng (mùa hạ) ở nửa cầu đó + Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được 0,25 ít ánh sáng và nhiệt, lúc đó là mùa lạnh (mùa đông) ở nửa cầu đó. 2 Thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa - Mùa Xuân: Từ ngày 21/3 (Xuân phân) đến ngày 22/6 (Hạ chí) 0,25 - Mùa Hạ: Từ ngày 22/6 (Hạ chí) đến ngày 23/9 (Thu phân) 0,25 - Mùa Thu: Từ ngày 23/9 (Thu phân) đến ngày 22/12 (Đông chí) 0,25 - Mùa Đông: Từ ngày 22/12 (Đông chí) đến ngày 21/3 (Xuân phân) 0,25 II 1 Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân tích những nhân tố ảnh 2.0 hưởng đến sự phân hóa của khí hậu nước ta. * Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ - Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu 0.25 Bắc, mọi địa phương trong cả nước trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn. - Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc 0.25 vào Nam. * Địa hình: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi , chủ yếu là núi thấp. Do 0.25 đó khí hậu chịu sự chi phối của địa hình, thể hiện ở các đặc điểm sau: - Khí hậu phân hóa theo đai cao (khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu 0.25 núi cao) - Khí hậu phân hóa theo hướng sườn (Sườn đón gió mưa nhiều, sườn 0.25 khuất gió mưa ít) * Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu á: Có hai loại gió mùa 0.25 hoạt động luân phiên ở nước ta: - Gió mùa Đông: Gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 16 trở ra 0.25 Bắc.Gió Tín phong đông bắc ở phía Nam.
  3. - Gió mùa Hạ: Gồm gió mùa Tây nam ở phía Nam và gió Đông nam ở 0.25 phía Bắc 2 Kkhí hậu có ảnh hưởng gì đến sản xuất và đời sống của người dân 1.0 Thanh Hóa ? - Thuận lợi: Khí hậu nhiệu đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm phong 0.5 phú thuận lợi cho cây trồng phát quanh năm, tạo điều kiện thâm canh tăng vụ. Khí hậu phân hóa theo mùa làm sản phẩm nông nghiệp đa dạng. - Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra ở Thanh Hóa: Bão, lũ, lụt, sạt lở đất 0.5 ở miền núi, rét đậm rét hại về mùa đông, gió Tây Nam khô nóng vào đầu mùa hạ... (thí sinh nêu được 4 loại thiên tai thì cho điểm tối đa) III 1. * Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều 1 Mật độ dân số của nước ta cao so với thế giới: thế giới 47 người/km2 Mật độ dân số của nước ta tăng nhanh. Năm 1989 là 195 người/km2, năm 2003 là 246 0,25 người/km2. Dân cư không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ thể hiện: + Không đều giữa đồng bằng và miền núi. 0,25 Khoảng 80% dân số sống ở đồng bằng, ven biển với mật độ dân số cao. Năm 2003 mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng là 1192 người/km2 . Dân cư thưa thớt ở miền núi. Năm 2003 Trung du và miền núi Bắc Bộ là 115 người/km2, Tây Nguyên 84 người/km2 + Không đều trong nội bộ các vùng đồng bằng và miền núi 0,25 Năm 2003: Đồng bằng sông Hồng 1192 người/km2, đồng bằng sông Cửu Long 425 người/km2; Không đều trong nội bộ từng đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng có mật độ quá cao ở các thành phố lớn (Hà Nội là 2830người/km2 còn khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ chỉ khoảng 600 người/km2) Năm 2003 Không đều trong nội bộ miền núi: Năm 2003 Tây Bắc 67 người/km2 Đông Bắc 141 người/km2 + Không đều giữa thành thị và nông thôn: 0,25 Năm 2003: nông thôn chiếm 74% dân số, thành thị 26% * Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của sự phân bố dân cư 1 không đều - Nguyên nhân: 0,5 + Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên... + Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ + Trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Hậu quả: 0,5 + Tập trung đông đúc ở đồng bằng và các thành phố lớn gây khó khăn cho việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên + Thưa thớt ở miền núi dẫn đến thiếu lao động và lãng phí tài nguyên thiên nhiên + Tập trung ở nông thôn chủ yếu gây lãng phí thời gian lao động... 2 Đặc điểm dân số Thanh Hóa: 1 - Dân số đông. Đứng thứ 3 trong cả nước (sau Hà Nội và Thành phố HCM). 0,5 Đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ.
  4. - Cơ cấu dân số trẻ: Năm 2009 + Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 23,4% 0,25 + Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 68,3% + Nhóm 60 tuổi trở lên(trên tuổi lao động):8,3% - Mật độ dân số cao: năm 2010: 326 người /km2 0,25 IV 1 * Sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: cà phê, cao su, chè, điều: 0,25 + Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ 0,25 + Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ... 0,25 + Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên... 0,25 + Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên 0 * Giải thích sự phân bố của cây chè, cà phê. - Chè là cây cận nhiệt đới ưa khí hậu lạnh nên được trồng nhiều nhất ở 0,25 TDMNBB, nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước và trên các cao nguyên ba zan có độ cao trên 1000 m, có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng ( Tây Nguyên) - Cà phê là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm thích hợp nhất với đất đỏ 0,25 bazan ( tơi xốp giàu dinh dưỡng...) nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ. 2 * Cơ cấu và sự phân bố nghành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. - Cơ cấu: gồm 3 phân nghành: 0,25 + Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, mía đường, cà phê, thuốc lá, rượu bia và một số sản phẩm khác... + Chế biến sản phẩm chăn nuôi: sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt + Chế biến thủy hải sản: nước mắm, tôm, cá muối và các sản phẩm khác - Phân bố: 0,25 Rộng khắp cả nước nhưng tập trung ở các thành phố lớn như:Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... * Nghành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là nghành công nghiệp trọng điểm: - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong 0,25 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta: 23,7% năm 2007. - Phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt 0,25 (lúa, ngô, khoai, hoa quả, cà phê, cao su, tiêu điều, ...), chăn nuôi (thịt, trứng, sữa...), thủy hải sản (cá, tôm...) - Nguồn lao động dồi dào, tay nghề ngày càng được nâng cao 0,25 - Thị trường trong nước lớn, thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng: 0,25 Châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu. Sự phát triển của ngành này có tác động thúc đấy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  5. V 1 Tình hình phát triển công nghiệp của vùng ĐBSH 2 - Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt nam và phát triển mạnh trong 0,25 thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng của vùng tăng, từ 0,5 26,6% lên 36%, tăng 9,4% (giai đoạn 1995- 2002) - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh từ 18,3 nghìn tỉ đồng lên 55,2 0,25 nghìn tỉ đồng(giai đoạn 1995- 2002). Chiếm 21% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (năm 2002). - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà 0,25 Nội, Hải Phòng - Các ngành công nghiệp quan trọng của vùng: Công nghiệp chế biến 0,25 lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. - Các sản phẩm nông nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động 0,25 cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng( vải, sứ dân dụng, quần áo hàng dệt kim...) - Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là: Hà Nội, Hải Phòng 0,25 2 Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng vì: 1 + Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng 0,25 bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phòng qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế. + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên 0,25 liệu từ nông nghiệp, thủy sản phong phú. + Lực lượng lao động đông, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu 0,25 thụ tại chỗ rộng lớn. + Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ 0,25 tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển mạnh. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp. VI Tại sao nói công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh củavùng 2 Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc - Đông Bắc có thế mạnh về khai thác khoáng sản vì: đây là vùng tập 1,0 trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta, trong đó có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, sắt, a patít, thiếc, đồng... - Tây Bắc có thế mạnh thủy điện vì đây là vùng có tiền năng thủy điện 1,0 lớn (các thác nước) lớn đặc biệt là trên sông Đà có các nhà máy thủy điển lớn như Hòa Bình, Sơn La VII a - Tính được tốc độ tăng trưởng: Lấy năm 1995 làm gốc = 100% 0,5 Tính đúng kết quả N¨m Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
  6. 1995 100 100 100 100 2000 138,6 158,5 152,4 212,8 2005 194,6 326,8 295,2 575,5 2007 200,4 442,3 359,3 670,3 2010 174,1 643,6 383,0 842,9 2011 161,4 717,2 425,4 874,6 - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường 1,5 Yêu cầu: chính xác khoảng cách năm, tỉ lệ, tên biểu đồ, chú thích, đơn vị (thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm) b Nhận xét: - Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của 4 nghành vận 0,5 tải trong giai đoạn 1995- 2011 đều tăng. Riêng tốc độ tăng trưởng của vận tải đường sắt giai đoạn 2007- 2011 giảm ( giảm 39%). - Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các nghành vận tải. 0,5 Trong giai đoạn 1995- 2011:Tăng nhanh nhất là đường biển (874,6%), thứ 2 là đường bộ (717,2%), thứ 3 là đường sông (425,4%), cuối cùng là sắt (161,4%). Giải thích: - Công cuộc đổi mới tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, sản xuất 0,25 phát triển, làm tăng nhu cầu đối với tất cả các nghành vận tải..Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và nhu cầu vận tải của từng nghành. + Vận tải đường biển tăng nhanh nhất do sự phát triển mạnh mẽ của 0,25 hoạt động ngoại thương theo xu thế mở của và hội nhập. + Vận tải đường bộ tăng nhanh do đây là loại hình vận tải đóng vai trò 0,25 qua trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa; đường sông mới khai thác ở mức độ thấp chủ yếu ở ĐBS Cửu Long... + Vận tải đường sắt giai đoạn 2007- 2011 giảm do cạnh tranh có hiệu 0,25 quả của nghành vận tải đường bộ, hơn nữa hiệu quả khai thác chưa cao, đường sắt chỉ hoạt động trên những tuyến cố định có đặt sẵn đường ray. Tổng 7 câu I + II + III + IV + V + VI + VII 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2