intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG  HUYỆN NĂM CĂN HUYỆN                      NĂM HỌC 2022­2023     ĐỀ CHÍNH THỨC   Môn thi:  Địa lí                 (Đề thi gồm có 02 trang)   Ngày thi: 03 – 03 – 2023   Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm)  a. Trình bày các nhân tố   ảnh hưởng đến sự  phân bố  nhiệt độ  không khí trên  Trái Đất. b. Tính nhiệt độ ở sườn đón gió và sườn khuất gió của một dãy núi ở cùng độ  cao 543m, biết rằng ở đỉnh núi cao 3143m có nhiệt độ là 4,50C. Câu 2. (4,0 điểm)  Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Giải thích tại sao nói Biển Đông nước ta là một biển lớn và nửa kín? b. Nêu ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trong chiến   lược phát triển kinh tế ­ xã hội và an ninh quốc phòng. c. Các huyện đảo Cát Hải, Cồn Cỏ, Phú Quý, Kiên Hải thuộc các tỉnh nào? Câu 3. (4,0 điểm)  Con người là nguồn lao động quan trọng để  phát triển kinh tế ­ xã hội , với  những kiến thức đã học, em hãy: a. Phân tích những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động  ở  nước ta hiện nay. b. Giải thích tại sao nói “Việc làm đang là một vấn đề  kinh tế ­ xã hội gay   gắt ở nước ta hiện nay”.  c.  Nêu hướng giải quyết về  vấn đề  việc làm của nước ta trong giai đoạn  hiện nay. Câu 4. (3,0 điểm)   Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất khu vực nông ­ lâm ­ thủy sản nước ta giai đoạn 2000 ­ 2012 (Đơn vị: nghìn tỷ đồng) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 163,3 256,4 712,1 997,6 Nông nghiệp 129,1 183,2 540,2 746,5 Lâm nghiệp 7,7 9,5 18,7 26,8
  2. Thủy sản 26,5 63,7 153,2 224,3 a. Vẽ  biểu đồ  thể  hiện sự  thay đổi cơ  cấu giá trị  sản xuất các ngành trong   khu vực nông ­ lâm ­ thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 ­ 2012. b. Nhận xét về sự thay đổi cơ  cấu giá trị  sản xuất các ngành trong khu vực   nông ­ lâm ­ thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 ­ 2012. Câu 5. (2,5 điểm) Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010 ­ 2017 Năm 2010 2012 2014 2016 2017 Diện tích ( nghìn ha) 7489,4 7761,2 7816,2 7737,1 7708,7 Sản lượng ( nghìn tấn) 40005,6 43737,8 44974,6 43165,1 42763,4 a. Tính năng suất lúa của các năm theo bảng số liệu trên. b. Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 2010­  2017 và giải thích nguyên nhân. Câu 6. (3,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Xác định địa bàn phân bố  các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi. Nhờ  những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ  trọng lớn về diện tích và sản   lượng so với cả nước? b. Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ  có thế  mạnh để  phát   triển du lịch. ­Hết­ Lưu ý: ­ Học sinh được sử dụng tập Át lát địa lí Việt Nam   ­ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO      HƯỚNG DẪN CHẤM   HUYỆN NĂM CĂN    ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9  NĂM HỌC 2022 – 2023     HD CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Địa lí  Câu Nội dung Điể m a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất ­ Vĩ độ địa lí: + Nhiệt độ  trung bình năm giảm dần từ xích đạo về  cực (cao nhất ở vĩ độ  0,25 200). 0,25 + Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực. ­ Lục địa và đại dương: 0,25 + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.  0,25 + Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. ­ Địa hình: 0,25 + Nhiệt độ  không khí thay đổi theo độ  cao. Càng lên cao, nhiệt độ  càng   Câu 1 giảm (trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C). 0,25 (3.0  + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. 0,5 điểm) ­ Ngoài ra, nhiệt độ  không khí còn thay đổi do tác động của các nhân tố:   dòng biển nóng, dòng biển lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của  con người. b. Tính nhiệt độ ­  Ở sườn đón gió, theo tiêu chuẩn của không khí  ẩm, trung bình cứ lên cao  0,5 100m, nhiệt độ giảm 0,60C nên khi ở đỉnh núi cao 3143m có nhiệt độ 4,50C  thì nhiệt độ ở độ cao 543m là: 4,50C + [((3143 – 543) x 0,6) : 100] = 20,10C ­ Ở sườn khuất gió, theo tiêu chuẩn của không khí khô, khi xuống núi, trung  0,5 bình 100m, nhiệt độ  tăng 10C nên khi  ở  đỉnh núi cao 3143m có nhiệt độ  4,50C thì nhiệt độ ở độ cao 543m là: 4,50C + [((3143 – 543) x 1,0) : 100] = 30,50C Câu 2 a. Tại sao nói Biển Đông nước ta là một biển lớn và nửa kín?  (4.0  ­ Biển Đông bao bọc nước ta ở phần phía đông và phía nam, chủ yếu là phía  0,25 điểm) đông nên có tên gọi là Biển Đông (Việt Nam). ­ Đây là một biển lớn, đứng hàng thứ  2 về  diện tích trong số  các biển ven   0,25 Thái Bình Dương. Biển rộng trung bình trên 1000 km, dài khoảng trên 3000  km, diện tích khoảng 3.447.000 km2. ­ Đặc điểm nổi bật của Biển Đông là tính chất biển nửa kín của nó, được   0,25 bao   bọc   4   phía   bởi   lục   địa   châu   Á,   các   quần   đảo   Philipin,   Malaixia   và  
  4. Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo  biển hẹp.  0,25 ­ Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm  của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…) b. ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam  * Về kinh tế ­ xã hội: ­ Phát triển các ngành nghề  truyền thống với việc đánh bắt và nuôi trồng  hải sản cũng như các đặc sản: Đánh bắt, nuôi cá, tôm, các đặc sản bào ngư,  0,5 ngọc trai, tổ yến,... ­ Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm) và giao  0,5 thông vận tải biển. ­ Có ý nghĩa về du lịch: Tiểm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo   0,25 tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử ­ cách mạng,...) ­ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo. 0,25 * Về an ninh quốc phòng: ­ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. 0,25 ­ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm   0,25 lục địa quanh đảo và quần đảo. c. Xác định được ­ Cát Hải thuộc Hải Phòng 0,25 ­ Cồn Cỏ thuộc Quảng Trị 0,25 ­ Phú Quý thuộc Bình Thuận 0,25 ­ Kiên Hải thuộc Kiên Giang 0,25 Câu 3 a. Phân tích những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động ở   (4.0  nước ta. * Mặt mạnh điểm)  ­ Nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động. 0,25   ­ Cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong nông nghiệp và tiểu thủ  công  0,25 nghiệp.   ­ Tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh. Có lực lượng lao động khoa học kĩ   0,25 thuật.  0,25  ­ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. * Tồn tại 0,25  ­ Thiếu tác phong công nghiệp. Ít cán bộ kĩ thuật và công nhân lành nghề. 0,25  ­ Phân bố lao động chưa hợp lí, lao động ở khu vực I là chủ yếu. 0,25  ­ Năng suất lao động thấp, thể lực kém, trình độ hạn chế. 0,25  ­ Chưa huy động hết quỹ thời gian lao động ở nông thôn. b. Tại sao nói “Việc làm đang là một vấn đề kinh tế ­ xã hội gay gắt ở nước   ta?   ­ Số người thất nghiệp nhiều, nhất là thiếu việc ở nông thôn. 0,25  ­ Mỗi năm có thêm số lao động mới chưa có việc làm (Dẫn chứng) 0,5   ­ Giải quyết được việc làm sẽ  nâng cao được đời sống nhân dân và góp  0,25 phần ổn định xã hội. c. Hướng giải quyết về vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay.     Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.    ­  Ở nông thôn: Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế; Phát triển kinh tế hộ  0,5 gia đình; Khôi phục các nghề thủ công cổ truyền.
  5.    ­ Ở thành thị: Phát triển công nghiệp, dịch vụ, chú trọng loại hình quy mô  nhỏ, kĩ thuật tinh xảo để  thu hút lao động và thu hồi vốn nhanh; Mở  thêm  0,5 các trường dạy nghề  các trung tâm giới thiệu việc làm; Làm tốt công tác   nghề trong nhà trường phổ thông. Câu 4 a. Vẽ biểu đồ (3.0  ­ Xử lí số liệu:  điểm)  (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 100 100 100 100 1,0 Nông nghiệp 79,1 71,5 75,9 74,8 Lâm nghiệp 4,7 3,7 2,6 2,7 Thủy sản 16,2 24,8 21,5 22,5 ­ Vẽ  đúng biểu đồ  miền: Biểu đồ  cơ  cấu giá trị  sản xuất các ngành trong  khu vực nông – lâm – thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 ­ 2012. 1,0 (Trường hợp: thiếu tên biểu đồ, chú thích, số  liệu,... mỗi ý trừ  0,25 điểm.   Vẽ biểu đồ dạng khác, vẽ sai không tính điểm). b) Nhận xét : ­ Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự  0,25 thay đổi theo xu hướng tích cực: ­ Tỉ  trọng ngành nông nghiệp giảm từ  79,1% xuống 74,8%, tuy nhiên đây  0,25 vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung. ­ Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 2,7%. 0,25 ­ Tỉ  trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ  16,2% lên 22,5%. Nhờ  chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư  nuôi   0,25 trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ. a.Tính năng suất lúa ở nước ta Năm 2010 2012 2014 2016 2017 Năng suất lúa 53,4 56,4 57,5 55,8 55,5 1,0 (tạ/ha) *Hs tính đúng, đủ kết quả của 5 năm   (nếu sai kết quả 01 năm trừ 0,25đ) Câu 5 b. Nhận xét và giải thích + Nhận xét:  Năng suất lúa nước ta từ 2010 đến 2017 nhìn chung tăng. Năm  0,5 (2.5  2014 năng suất lúa đạt cao nhất : 57,5 tạ/ ha điểm) + Giải thích:  ­ Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống mới,  0,25 kĩ thuật canh tác, phân bón... ­ Do chính sách của nhà nước khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất  0,25 ( chính sách khuyến nông) ­ Trình độ thâm canh sản xuất lương thực không ngừng được nâng cao. 0,25 ­ Thị trường ngày càng được mở rộng. 0,25 Câu 6 a.  Xác định địa bàn phân bố  các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi. Nhờ   (3.5  những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và   điểm) sản lượng so với cả nước ­ Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi: + Cây chè: Các tỉnh Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,  0,25
  6. Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn. + Cây hồi: Lạng Sơn. 0,25 ­ Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước nhờ  những điều kiện thuận lợi sau: + Khí hậu cận nhiệt đới của vùng thích hợp với điều kiện sinh thái của cây  0,25 chè. 0,25 + Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác trên địa hình đồi trung   du thích hợp cho cây chè phát triển. 0,25 + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây chè. 0,25 + Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn.   b. Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ  có thế  mạnh để  phát   triển du lịch ­ Trung Du và miền núi Bắc Bộ  có vị  trí địa lí thuận lợi tiếp giáp Trung  0,5 Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ  thu hút nhiều khách du  lịch trong và ngoài nước.  ­ Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng gồm tài nguyên du lịch tự  nhiên và   nhân văn:  + Tài nguyên du lịch tự nhiên: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế  giới;   0,25 các vườn quốc gia: Hoàn Liên, Ba Bể, Xuân Sơn, Bái Tử  Long; các hoang  động: Hang Chui, Tam Thanh; nước khoáng: Mỹ  Lâm, Quang Hanh, Kim   Bôi; du lịch biển Trà Cổ, thắng cảnh đẹp: Sa Pa, hồ Thác Bà, cao nguyên đá  Đồng Văn… + Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa ­lịch sử, kiến trúc   0,25 nghệ  thuật: Điện Biên, Tân Trào, Pác Bó,  Ải Chi Lăng; lễ  hội: Đền Hùng,  Yên Tử…  ­   Khí hậu: nhiệt đới  ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thu hút khách du lịch   0,25 tham quan nghỉ dưỡng diễn ra quanh năm.  ­ Nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng cao. 0,25 ­ Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông khá phát triển: các quốc lộ 1, 2, 3,   0,25 6, 18; đường sắt nối Lạng Sơn, Lào Cai, Hạ  Long với Hà Nội, cảng Cửa   Ông, Hạ  Long… Các trung tâm du lịch Hạ Long, Lạng Sơn là những điểm   đến hấp dẫn khách du lịch.  ­ Chính sách quản bá, phát triển du lịch của vùng. 0,25 Hết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2