intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lớp 12 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Thanh Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

178
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 kèm đáp án giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lớp 12 - Kèm đáp án

  1. Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh -1- Đáp án đề nghị môn Địa Lý SỞ GD & ĐT TRÀ VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRÀ VINH. ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MÔN : ĐỊA LÝ Câu 1 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên đại cương. Đáp án Câu 1 (3 điểm): Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? Nguyên nhân. Ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ nào? - Là chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến. (0,25 đ) - Trên Trái Đất ta thấy hiện tượng này lần lượt xảy ra ở các địa điểm chí tuyến Nam (ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (ngày 26/3) rồi lại xuống chí tuyến Nam (ngày 22/12) (nội chí tuyến) + Từ 21/3 đến 23/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc (0,25 đ) + Từ 23/6 đến 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo (0,25 đ) + Từ 23/9 đến 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo xuống chí tuyến Nam (0,25 đ) + Từ 22/12 đến 21/3 năm sau, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo. (0,25 đ) - Các địa điểm trong vùng nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ( trừ chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 23/6 - chí tuyến Bắc và 22/12 - chí tuyến Nam). (0,25 đ) - Các địa điểm từ chí tuyến về 2 cực (ngoại chí tuyến) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (0,25 đ) 0 - Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng một góc 66 33’và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. (0,5 đ) - Ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 15’48” x 13 ngày = 3025’ 23027’Nam - 3025’ = 2002’Nam (0,75 đ) Câu 2 (2 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương. Đáp án Câu 2 (2 điểm) Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? - Thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng. Nhờ thế phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế. (0,5 đ) - Khai thác thế mạnh nguồn tài nguyên ở miền núi; hình thành các nông, lâm trường; thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị; thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. (1,0 đ) - Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế cũng phát triển. (0,5 đ) Câu 3 (3 điểm): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên. Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự nhiên nước ta? Đáp án Câu 3 (3 điểm) Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự nhiên nước ta? Trang 1
  2. Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh -2- Đáp án đề nghị môn Địa Lý a. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế - Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam do vị trí địa lý quy định được bảo tồn ở vành đai 600 – 700 m ở miền Bắc và 900 - 1000m ở miền Nam. (0, 5 đ) - Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao, nhưng đai nhiệt đới dưới chân núi chiếm diện tích lớn nhất. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, tại các vùng đồi núi diễn ra qua trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa với đất feralit chiếm ưu thế. (0, 5 đ) b. Sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên - Sự phân hóa theo đai cao + Trên độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 900 - 1000m miền Nam khí hậu có tính chất á nhiệt đới với rừng á nhiệt trên núi, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ các tháng mùa hạ dưới 25 0C. (0, 5 đ) + Trên 2600 m, xuất hiện khí hậu ôn đới với vành đai ôn đới núi cao, khí hậu lạnh nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, nhiệt độ tháng lạnh dưới 100C (0, 5 đ) - Sự phân hóa theo địa phương + Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên miền núi. (0, 5 đ) + Sự thay đổi cảnh quan từ rừng rậm ẩm ướt tới rừng thưa, cây bụi gai khô hạn, từ rừng nhiệt đới gió mùa chân núi đến rừng mưa ôn đới núi cao (0, 5 đ) Câu 4 (3 điểm) ): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần sự phân hóa tự nhiên. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đáp án Câu 4 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam (0, 25 đ) Địa chất Cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp (0, 25 đ) Địa hình - Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan có sườn đông dốc, sườn tây thoải (0, 25 đ) - Đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp ở Nam Trung Bộ (0, 25 đ) - Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ (0, 25 đ) Khí hậu - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, phân chia mùa mưa và mùa khô rõ rệt. (0, 25 đ) - Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 5 – 10, duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 – 12 (0, 25 đ) Sông ngòi - Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long (0, 25 đ) - Nam Trung Bộ sông ngắn, dốc (0, 25 đ) Sinh vật - Rừng gió mùa cận xích đạo với cây họ Dầu, nhiều thú lớn (voi, bò rừng, hổ…) (0, 25 đ) - Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn (0, 25 đ) Khoáng - Thềm lục địa tập trung các mỏ dầu có trữ lượng lớn, bôxít có nhiều ở Tây sản Nguyên. (0, 25 đ) Trang 2
  3. Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh -3- Đáp án đề nghị môn Địa Lý Câu 5 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí dân cư Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Đáp án Câu 5 (3 điểm) Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. a. Thuận lợi: - Dân số đông: tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động. (0, 25 đ) - Dân số tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ: tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật. (0, 25 đ) b. Khó khăn: - Đối với sự phát triển kinh tế: ▪ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. (0, 25 đ) ▪ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế (0, 25 đ) ▪ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy. (0, 25 đ) ▪ Chậm chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ (0, 25 đ) - Đối với sự phát triển xã hội ▪ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. (0, 25 đ) ▪ GDP/ người vẫn còn thấp (0, 25 đ) ▪ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. (0, 25 đ) - Đối với tài nguyên môi trường ▪ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên (0, 25 đ) ▪ Ô nhiễm môi trường (0, 25 đ) ▪ Không gian cư trú chật hẹp. (0, 25 đ) Câu 6 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các ngành kinh tế. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Đáp án Câu 6 (3 điểm) Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? * Có thế mạnh lâu dài - Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp…), ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0, 25 đ) - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước (hơn 80 triệu dân , mức sống ngày càng cao), thị trường xuất khẩu mở rộng. (0, 25 đ) - Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển với nhiều xí nghiệp chế biến… (0, 25 đ) * Mang lại hiệu quả kinh tế cao - Về kinh tế: + Ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. (0, 25 đ) + Hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước. (0, 25 đ) + Có nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại ngoại tệ lớn. (0, 25 đ) - Về xã hội:giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. (0, 5 đ) * Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. (0, 5 đ) - Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. (0, 5 đ) Trang 3
  4. Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh -4- Đáp án đề nghị môn Địa Lý Trang 4
  5. Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh -5- Đáp án đề nghị môn Địa Lý Câu 7 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các vùng kinh tế. Cho bảng số liệu sau: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005 Đồng bằng sông Hồng Cả nước Các chỉ số 1995 2005 1995 2005 Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106 Diện tích gieo trồng cây lương 1117 1221 7322 8383 thực có hạt (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt 5340 6518 26141 39622 (nghìn tấn) Bình quân lương thực có hạt 331 362 363 477 (kg/người) a.. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu, so sánh tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng với cả nước. b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và nêu các phương hướng giải quyết. Đáp án Câu 7 (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005 Đồng bằng sông Hồng Cả nước Các chỉ số 1995 2005 1995 2005 Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106 Diện tích gieo trồng cây lương 1117 1221 7322 8383 thực có hạt (nghìn ha) Sản lượng lương thực có hạt 5340 6518 26141 39622 (nghìn tấn) Bình quân lương thực có hạt 331 362 363 477 (kg/người) a. So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số trên của Đồng bằng sông Hồng với cả nước. b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và nêu các phương hướng giải quyết. a. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu (đơn vị %) Đồng bằng sông Hồng Cả nước Các chỉ số 1995 2005 1995 2005 Số dân 100 111,7 100 115,4 Diện tích gieo trồng cây lương 100 109,3 100 114,4 thực có hạt Sản lượng lương thực có hạt 100 122,1 100 151,6 Bình quân lương thực có hạt 100 109,4 100 131,4 Các chỉ số của Đồng bằng sông Hồng đều có mức tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng của cả nước. (0,25 đ) - Số dân của Đồng bằng sông Hồng tăng 11,7%, cả nước tăng 15,4%. (0,25 đ) Trang 5
  6. Trường Trung Học Chuyên Trà Vinh -6- Đáp án đề nghị môn Địa Lý - Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,3%, cả nước tăng 14,4%. (0,25 đ) - Sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 22%, cả nước tăng 51,5%. (0,25 đ) - Bình quân lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,4%, cả nước tăng 31,4%. (0,25 đ) b. Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. - Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực, nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng chậm, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh (0,25 đ) - Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh) nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng chậm hơn so với cả nước. (0,25 đ) Phương hướng giải quyết - Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (0,25 đ) - Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực (0,25 đ) - Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh (0,25 đ) - Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần (0,25 đ) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng ngành trồng trọt cần giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả. (0,25 đ) Trang 6
  7. SỞ GD&ĐT BẾN TRE KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỀ TH MÔN ĐỊA LÝ Câu 1: a. Chuyển động tự quay của Trái Đất sinh ra những hệ quả địa lý nào? Trình bày những hệ quả đó? b. Hãy tính giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007? Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Theo em, ở ViệtNam nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. Câu 3: Cho bảng số liệu dưới đây: Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm tháng 1 (0C) tháng 7 (0C) năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 19,7 29,4 25,1 Huế 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích vì sao có sự thay đổi đó? Câu 4: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta). Câu 5: Cho bảng số liệu dưới đây: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 Đơn vị: % Thời gian thiếu việc làm ở Các vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nông thôn Cả nước 5,3 19,3 Đồng bằng sông Hồng 5,6 21,2 Đông Bắc 5,1 19,7 Tây bắc 4,9 21,6 Bắc Trung Bộ 5,0 23,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,5 22,2 Tây Nguyên 4,2 19,4 Đông Nam Bộ 5,6 17,1 Đồng bằng sông Cửu Long 4,9 20,0 a. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân. Câu 6: Cho bảng số liệu dưới đây: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Trang 1
  8. Chè Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 60,0 145,1 1994 67,3 189,2 1997 78,6 235,0 2000 87,7 314,7 2003 116,3 448,6 2005 118,4 534,2 a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè giai đoạn 1990-2005 b. Nhận xét và nêu động thái phát triển cây chè. Câu 7: Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút Câu 1: (3 điểm) a.1. Chuyển động của Trái Đất sinh ra những hệ quả: (0,5đ) - Sự luân phiên ngày – đêm. - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. a.2. Các hệ quả vận động tự quay của Trái Đất: Sự luân phiên ngày-đêm: (0,5đ) - Do Trái đất hình khối cầu, vận động tự quay quanh trục tạo cho: o Nơi nhận tia nắng Mặt Trời là ban ngày. o Nơi khuất trong tối là ban đêm. o Gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: (0,5đ) o Giờ địa phương: các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau đó là giờ địa phương. (0,25đ) o Giờ quốc tế: (giờ GMT) giờ theo quy ước quốc tế (0,25đ)  Chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ = 150 kinh  Chọn múi giờ số 0 làm múi giờ gốc (đi qua đài thiên văn Gruyn uyt ở Luân Đôn).  Chọn kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở TBD làm kinh tuyến đổi ngày.  Nếu đi từ Tây Đông qua kinh tuyến 1800 lùi 1 ngày lịch.  Nếu đi từ Đông Tây qua kinh tuyến 1800 tăng 1 ngày lịch. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: (0,5đ) Khi Trái Đất tự quay, các vật thể chuyển động trên bề mặt đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu, lực làm lệch hướng gọi là lực Côriôlit. - BPC: lệch hướng bên phải so với hướng ban đầu. - NBC: lệch hướng bên trái so với hướng ban đầu (0,25đ) Lực Côriôlit còn tác động đến hướng chuyển động của các khối không khí, các dòng biển, dòng chảy của sông, đường đạn bay,… (0,25đ) b. Hãy tính xem giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), ), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007? (1đ) - Hà Nội ở múi giờ số 7 nên khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007 thì: + Luân Đôn (múi giờ số 0) là 12h – 7 = 5h ngày 1/1/2007. (0,25đ) + Mat-xcơ-va (múi giờ số 2) là 12h – 5 = 7h ngày 1/1/2007. (0,25đ) + Tôkyô (múi giờ số 9) là 12h + 2 = 14h ngày 1/1/2007. (0,25đ) + Niu đê li (múi giờ số 5) là 12h – 2 = 10h ngày 1/1/2007. (0,25đ) Trang 2
  9. Câu 2: (3 điểm) + Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là: o Vị trí địa lí: lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp o Điều kiện tự nhiên: (0,75đ) - Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng khoáng sản và phân bố khoáng sản trên lãnh thổ chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức của các xí nghiệp công nghiệp. (0,25đ) - Nguồn nước: là điều kiện cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp như: luyện kim, hóa chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,… (0,25đ) - Khí hậu: là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. (0,25đ) o Kinh tế xã hội: (1,75đ) - Dân cư và nguồn lao động: là lực lượng sản xuất chủ yếu, còn là nguồn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. (0,25đ)  Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển các ngành cần nhiều lao động như: dệt may, giày da, thực phẩm. (0,25đ)  Nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kỹ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác. (0,25đ) - Tiến bộ khoa học kỹ thuật; làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. (0,25đ) - Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. (0,25đ) - Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tác động để phát triển và phân bố công nghiệp.(0,25đ) - Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hóa xây dựng và phân bố các cơ sở công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. (0,25đ) Ở Việt Nam, nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lý. (0,5đ) Vị trí địa lý có tác động rất lớn đối với việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp. Ở nước ta, phần lớn các khu công nghiệp được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như gần cảng, sân bay, đường giao thông, trung tâm thành phố (ví dụ như Khu chế xuất Tân Thuận). Câu 3 (2 điểm) + Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (lạng Sơn và Tp. Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ 12,50C). (0,5đ) - Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn Tp. HCM. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (Lạng Sơn và TP.HCM chỉ là 1,30). (0,5đ) + Giải thích: Vì càng vào Nam, càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn và khỏang cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. (0,5đ) - Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc. (0,25đ) - Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt ít. Huế và Tp. Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn. (0,25đ) Câu 4 (3 điểm) + Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu: - Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. (0,5đ) - Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa: Trang 3
  10. o Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ) o Hướng Tây Bắc – Đông Nam:  Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ)  Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ)  Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc. (0,25đ) o Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn. (0,25đ) o Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt. (0,25đ) - Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. (0,5đ) - Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,50C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. (0,25đ) Câu 5 (3 điểm): a. Vẽ biểu đồ: (1đ) - Vẽ sai dạng biểu đồ: 0 điểm - Chia tỷ lệ, khỏang cách chính xác, có chú giải. - Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25đ b. Nhận xét và giải thích: (2đ) - Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng (0,25đ) o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị. (0,25đ) o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp. (0,5đ) - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế.(0,25đ) o Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến.(0,5đ) o Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%). (0,25đ) Câu 6 (3 điểm) a. Vẽ biểu đồ: (1đ) - Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường - Chia khoảng cách năm chính xác, có chú giải. - Có tên biểu đồ. - Thiếu 1 ý trừ 0,25đ b. Nhận xét: (2đ) Trang 4
  11. - Trong giai đoạn 1990 – 2005 diện tích và sản lượng chè đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều. (0,25đ) o Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần). (0,25đ) o Sản lượng tăng 389,1 nghìn tấn (2,44 lần). (0,25đ) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè: - Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè. (0,25đ) - Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. (0,25đ) - Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè.(0,25đ) - Phát triển công nghiệp chế biến chè. - Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè. (0,25đ) - Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giời. (0,25đ) Câu 7 (3 điểm) a. Giống nhau: (0,5đ) - Đều là miền núi và trung du. - Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. - Có truyền thống trồng cây công nghiệp. - Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. b. Khác nhau; (2,5đ) Tài nguyên thiên nhiên: (0,75đ) - Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m Trung du – miền núi: đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m. (0,25đ) - Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc ma. Trung du miền núi chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác. (0,25đ) - Khí hậu: Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). Trung du miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).(0,25đ) Kinh tế - Xã hội: (1,75đ) - Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé. (0,25đ) - Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn, tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao. Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. (0,25đ) Sản xuất cây công nghiệp: - Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất rất cao. Trung du – miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán. (0,25đ) - Hướng chuyên môn hóa sản xuất: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, mía,…) (0,25đ). Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, hồi,…(0,25đ) Vị trí mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số 1. Trung du miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng thứ 3. (0,5đ) Trang 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2