Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
lượt xem 22
download
Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Đà Nẵng được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi HSG. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 50 câu, 4 trang) Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn trên Phiếu trả lời trắc nghiệm Mã đề: 012 tương ứng với phương án trả lời đúng của mỗi câu. Họ và tên học sinh: ................................................................ Số báo danh: ............... Phòng thi :............ Câu 1: Pháp luật phải được xác định chặt chẽ về hình thức nhằm mục đích A. diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật. B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. C. áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức. D. thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Câu 2: “Pháp luật của nước ta thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…”. Khẳng định này của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Giai cấp. B. Nhân văn. C. Chính trị. D. Xã hội. Câu 3: Trong các hình thức thực hiện pháp luật dưới đây, hình thức nào chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 4: Pháp luật và đạo đức đều hướng tới những giá trị cơ bản nhất đó là công bằng, bình đẳng, A. tự do, nhân ái. B. tự do, phát triển. C. tự do, lẽ phải. D. nhân đạo, phát triển. Câu 5: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. Câu nói của C. Mác muốn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của yếu tố nào dưới đây? A. Hệ thống bình chứa. B. Kết cấu hạ tầng sản xuất. C. Nguyên liệu lao động. D. Công cụ lao động. Câu 6: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tỉ giá hối đoái. B. Chỉ số Dow Jones. C. Chỉ số giá tiêu dùng. D. Giá niêm yết. Câu 7: Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo quy tắc, cách thức phù hợp với chủ thể nào dưới đây? A. Xã hội. B. Nhà nước. C. Tổ chức. D. Cộng đồng. Câu 8: Để thúc đẩy kinh doanh phát triển trên cơ sở của pháp luật, cần tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, A. tự do. B. tự chủ. C. hòa nhập. D. hợp tác. Câu 9: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật? A. Chia sẻ thông tin giả mạo trên trang mạng xã hội. B. Không trả thưởng như đã hứa trên phương tiện truyền thông. C. Mua bán hàng hóa bằng đồng tiền ảo Bitcoin. D. Cha mẹ đẻ tự ý thay đổi họ cho con dưới 9 tuổi. Câu 10: Quyền nào dưới đây là điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 11: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi con cái đủ năng lực hành vi dân sự thì được quản lí tài sản riêng của mình ở độ tuổi nào dưới đây? A. Từ đủ 16 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 14 tuổi. Câu 12: Quyền nào dưới đây được xem là nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc? A. Quyền tự do. B. Quyền dân chủ. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền phát triển. Câu 13: Nội dung của pháp luật là các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành quy định những việc được làm A. không nên làm, không được làm. B. phải làm, có thể làm. C. nên làm, không nên làm. D. phải làm, không được làm. Trang 1/4 - Mã đề thi 012
- Câu 14: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ không phụ thuộc vào A. nhu cầu của mỗi người. B. hoàn cảnh của mỗi người. C. khả năng của mỗi người. D. điều kiện của mỗi người. Câu 15: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng lên, sản xuất và kinh doanh mở rộng thì lượng cung hàng hóa A. dư thừa. B. ổn định. C. tăng lên. D. giảm xuống. Câu 16: Ngành luật nào dưới đây không nằm trong 12 ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Luật Giáo dục. B. Luật Đất đai. C. Luật Lao động. D. Luật Quốc tế. Câu 17: Sự kết hợp giữa sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động thành A. tư liệu sản xuất. B. quan hệ sản xuất. C. phương thức sản xuất. D. quá trình sản xuất. Câu 18: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về sự bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Đói lòng ăn hột chà là B. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa. C. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng D. Mẹ già ở túp lều tranh Con nuôi cha mẹ kể tháng, kể ngày. Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Câu 19: Người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ vào công việc nào dưới đây? A. Nạo vét cống ngầm bằng máy. B. Bảo dưỡng cột ăng ten. C. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn. D. Lắp đặt giàn khoan trên biển. Câu 20: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là A. tư liệu lao động. B. quá trình sản xuất. C. đối tượng lao động. D. sức lao động. Câu 21: Theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015, tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối đa là A. 12 năm. B. 25 năm. C. 18 năm. D. 20 năm. Câu 22: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa án không áp dụng hình phạt nào dưới đây đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội? A. Tù có thời hạn. B. Cải tạo không giam giữ. C. Cảnh cáo. D. Phạt tiền. Câu 23: Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua A. chế độ đãi ngộ. B. người lao động. C. tiền lương. D. tìm việc làm. Câu 24: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là nội dung của quy luật nào dưới đây? A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật giá trị. C. Quy luật cung cầu. D. Quy luật điều tiết. Câu 25: Chủ thể nào dưới đây không có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp? A. Đồn trưởng Đồn biên phòng. B. Trưởng ban Thanh tra nhân dân. C. Cơ trưởng trên chuyến bay. D. Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra. Câu 26: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa án được thực hiện quyền nào dưới đây? A. Tư pháp. B. Lập pháp. C. Công tố. D. Hành pháp. Câu 27: Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy là cơ sở để củng cố sự đoàn kết và A. hợp tác toàn dân tộc. B. giao lưu giữa các dân tộc. C. thống nhất toàn dân tộc. D. gắn bó giữa các dân tộc. Câu 28: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây là hành vi không hành động? A. Kinh doanh không nộp thuế. B. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. C. Đánh người gây thương tích. D. Che giấu tội phạm. Câu 29: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của A. Công an. B. Viện kiểm sát. C. Cảnh sát. D. Cơ quan điều tra. Câu 30: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Thanh toán. B. Thị trường. C. Cung - cầu. D. Thanh khoản. Trang 2/4 - Mã đề thi 012
- Câu 31: Ông G nhờ con trai là N (17 tuổi) đi mua thuốc lá. Sau khi trả lại tiền thừa, bà Y - chủ cửa hàng đã quảng cáo, mời N mua thêm loại thuốc lá mới nhưng N từ chối. Đang đứng gần đó, thấy mẫu thuốc lá hấp dẫn nên ông Q mua một gói. Còn chị V chụp hình quảng cáo trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Bà Y, ông G, N. B. Ông G, bà Y, chị V. C. Ông G, ông Q, chị V. D. Bà Y, chị V, ông G, N. Câu 32: Anh Y là lái xe của Sở Z. Anh Y tự ý lái xe công vụ chở người thân đi lễ chùa. Do chạy quá tốc độ nên anh Y đã tông vào xe ô tô do ông M - Phó Chủ tịch quận E đang điều khiển trên đường đến nơi làm việc. Ông M vừa đi dự tiệc cưới về và có uống rượu bia. Sẵn có hơi men, ông M có những lời lẽ xúc phạm anh Y. Đang trực tại một siêu thị gần đó, anh K và anh H chạy lại xem. Nhận ra ông M là Phó Chủ tịch quận, anh H có lời lẽ bênh vực và dọa nạt anh Y. Những ai sau đây vừa chịu trách nhiệm hành chính vừa chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh Y, ông M. B. Anh Y, anh H. C. Anh Y. D. Anh K, H, Y, ông M. Câu 33: Anh H điều khiển xe ô tô khi đã có sử dụng rượu bia. Cảnh sát giao thông đo được nồng độ 0,4 mg/1 lít khí thở. Anh H phải chịu mức phạt nào dưới đây? A. Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 22 đến 24 tháng. B. Phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 16 đến 18 tháng. C. Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 20 đến 24 tháng. D. Phạt tiền từ 22 đến 24 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 22 đến 24 tháng. Câu 34: Sản phẩm bánh khô mè của bà U được tham gia Hội chợ Thương mại nhân dịp Tết Canh Tý. Trong trường hợp nào dưới đây, sản phẩm này được thừa nhận giá trị sử dụng? A. Được khách hàng đánh giá cao. B. Được khách hàng mua. C. Có mẫu mã đẹp, giá rẻ. D. Được quảng cáo rộng rãi. Câu 35: Vì chị N không đồng ý chiến lược kinh doanh trong cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty nên ông P đã ghép ảnh chị N thân mật với Phó Giám đốc Công ty nhằm hạ uy tín của hai người. Bức xúc, anh K - chồng chị N xông vào nhà đánh ông P bị thương. Thấy bố mình phải đi cấp cứu, anh M - con trai ông P đe dọa giết cả nhà anh K. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân? A. Bố con anh M. B. Bố con anh M, anh K. C. Vợ chồng chị N, anh M. D. Anh K, anh M. Câu 36: Vì doanh nghiệp tư nhân của anh E sử dụng 40% lao động là người dân tộc thiểu số nên được giảm tiền thuế đất theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. kinh tế. B. kinh doanh. C. chính trị. D. lao động. Câu 37: Anh V bị Tòa án áp dụng biện pháp quản chế. Trong thời gian bị quản chế, anh V bị tước quyền nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín. C. Quyền làm việc trong cơ quan nhà nước. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 38: Bà H được chồng là Giám đốc Sở F điều chuyển từ nhân viên Văn phòng Sở sang làm thủ quỹ. Bà H tự ý lấy 300 triệu đồng tiền ngân sách của Sở cho em gái là chị Y mượn mua ô tô. Chị Y lấy số tiền này cho anh N và Q vay lại với lãi suất 7.000đ/triệu/ngày để kinh doanh tôm hùm đất. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Bà H, chị Y. B. Vợ chồng bà H, chị Y, anh N, anh Q. C. Bà H, anh N, anh Q, chị Y. D. Chị Y. Câu 39: Sau khi kết hôn, anh Q bắt buộc vợ là chị Y phải nghỉ học chương trình đào tạo Thạc sĩ. Hành vi của anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân. B. Tài sản. C. Học tập. D. Xã hội. Câu 40: Đơn vị thi công Z giao cho anh P đổ bê tông 1 km đường liên thôn. Anh P giao lại cho anh N - chủ một đơn vị thi công khác. Anh N đã thuê anh K, G, V trực tiếp thi công công trình dưới sự chỉ đạo của mình. Những ai dưới đây đã tiêu dùng sức lao động trong hiện thực? A. K, G, V. B. Nhà thầu Z, anh P và anh N. C. Anh P, anh N và K, G, V. D. Anh N và K, G, V. Câu 41: Thấy cơ sở sản xuất của ông P và ông S thường gây tiếng ồn, ông K gửi đơn phản ánh lên Ủy ban nhân dân phường Y, yêu cầu Chủ tịch phường là ông V can thiệp. Vì có quan hệ họ hàng nên ông V đã báo cho ông S biết. Để trả thù, ông S đã thuê anh H, anh G ném chất thải vào nhà ông K. Những ai dưới đây không thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh? A. Anh H, anh G, ông S, ông V. B. Ông P, ông S. C. Ông P, ông S, ông V. D. Ông S, anh H, anh G. Trang 3/4 - Mã đề thi 012
- Câu 42: Chị H mở cửa hàng kinh doanh quần áo tại nhà với mức thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chị H không phải nộp loại thuế nào dưới đây? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế môn bài. C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 43: Do vội vàng nên khi rời taxi chị H để quên túi xách trong xe. Khi kiểm tra xe, tài xế V phát hiện túi xách của chị H để quên, thấy trong túi có 70 triệu đồng đã đem về bàn bạc với vợ là chị N cất số tiền đó. Phát hiện quên túi, chị H đã gọi, tìm gặp anh V xin lại nhưng vợ chồng anh V giả vờ không biết. Bị chị N mắng chửi, chị H đe dọa đánh chị N. Thấy vậy, anh V đã lao vào đánh chị H bị thương. Chứng kiến sự việc, anh S gọi điện báo công an phường. Công an phường mời V về làm việc và tạm giữ 15 giờ. Những ai dưới đây vi phạm hình sự? A. Chị H, chị N, anh V. B. Anh V, công an phường. C. Chị N, anh V. D. Anh V, chị N, công an phường. Câu 44: Cơ quan chức năng khuyến cáo, sau dịch tả heo châu Phi, nếu người chăn nuôi trong cả nước ồ ạt tái đàn số lượng lớn thì sẽ dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, bà K và ông M bán hết số heo trong chuồng chuyển qua nuôi bò; anh G bán hết số gia cầm chuyển qua nuôi heo với số lượng lớn; chị T giữ nguyên đàn heo của gia đình và tìm cách tăng năng suất, chất lượng. Trong trường hợp này, ai đã vận dụng đúng chức năng của thị trường? A. Bà K, ông M. B. Anh G, chị T. C. Bà K, ông M, chị T. D. Chị T. Câu 45: Thời gian hao phí để sản xuất sản phẩm A là 6 giờ, sản phẩm B là 7 giờ, sản phẩm C là 6 giờ, sản phẩm D là 7,2 giờ, sản phẩm E là 7,4 giờ. Trong khi thời gian lao động xã hội là 7,4 giờ. Những sản phẩm nào dưới đây có thể trao đổi được với nhau? A. Sản phẩm D và E B. Sản phẩm B và E. C. Sản phẩm B và D. D. Sản phẩm A và C. Câu 46: Có 4 mặt hàng Q, E, R, T được sản xuất với hao phí lao động khác nhau nhưng thời gian lao động xã hội cần thiết giống nhau là 7 giờ. Trong hạch toán, người sản xuất hàng hóa nào dưới đây có lãi nhiều nhất? A. Hàng hóa E. B. Hàng hóa Q. C. Hàng hóa R. D. Hàng hóa T. Câu 47: Hai vợ chồng anh T cùng làm việc tại Công ty F. Vì có con mới được 9 tháng tuổi nên anh T yêu cầu chị E nghỉ việc ở nhà để nuôi con. Chị E không đồng ý nên anh T bỏ mặc việc chăm sóc con cho chị E. Tức giận, chị E bỏ về nhà mẹ đẻ là bà M để sinh sống. Bà M gửi đơn tố cáo anh T thường xuyên đánh đập vợ đến ông Q - Giám đốc Công ty và yêu cầu ông đuổi việc con rể. Vì nể bà M là bạn cũ, ông Q cho anh T thôi việc. Nhiều người trong công ty đã bàn tán về sự việc này, không chịu được áp lực dư luận, chị E đã tự ý nghỉ việc. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Anh T, chị E, ông Q. B. Ông Q, anh T, bà M. C. Ông Q, chị E. D. Ông Q, anh T, bà M, chị E. Câu 48: Anh P bán 13 tạ cà phê được 45 triệu đồng. Anh dùng số tiền đó để mua xe máy. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 49: Nhìn thấy G móc túi lấy điện thoại của S, P hô hoán rồi cùng S, T, Q truy đuổi. Đến cuối đường, thấy nhà bà O đang mở cổng, P bảo S, Q vào nhà bà O lục soát. Thấy S và Q đã vào nhà bà O, P và T tiếp tục chạy theo hướng khác để truy tìm G. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. S, P, T, Q và bà O. B. S, Q và G. C. S và Q. D. S, Q và P. Câu 50: Mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai, anh K đã đánh chị U là chị dâu của mình bị thương (thương tật 3%). Chị U lại đang có thai 7 tháng tuổi. Hành vi của anh K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Hành chính. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 012
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 427 | 38
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội
10 p | 42 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 45 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 125 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
6 p | 14 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội
2 p | 37 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Tiên Du số 1, Bắc Ninh
6 p | 45 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 29 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
2 p | 60 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hải Dương
8 p | 33 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
10 p | 34 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 83 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
32 p | 32 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THCS chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 1)
1 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn