intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2021-2022 HUYỆN CHÂU ĐỨC MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Ngày thi: Ngày 03 tháng 3 năm 2022 Câu 1 (2,5 điểm): a) Đốt Cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với bột CuO đun nóng thu được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa D và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 lại thu được D. Cho C tác dụng với H 2SO4 đặc nóng thu được khí F và dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được kết tủa H. Nung H đến khối lượng không đổi thu được chất rắn I. Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định công thức hóa học của các chất trong A, B, C, D, E, F, G, H, I. b) Hãy cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng trong các thí nghiệm sau: - Sục từ từ khí CO2 đến dư vào nước vôi trong. - Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. - Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3. Câu 2 (3,5 điểm): a) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng) cho dãy chuyển hóa. CaC2 (1) A (2) B (3) P.E 4 CO2 (5) Na2CO3 (6) NaCl (7) NaOH (8) NaClO b) Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch không màu sau: BaCl2, HCl, H2SO4, Na3PO4 mà không dùng thuốc thử nào khác. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra. c) Vẽ sơ đồ mô tả phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp bột gồm: CaCO3, CuO, NaCl và CuCl2. Viết phương trình hóa học nếu xảy ra phản ứng. Câu 3 (6,0 điểm): a) Một hợp chất có công thức A2X trong đó A chiếm 82,98% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử A có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử A2X là 46. Tìm công thức hóa học của A2X. b) Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 (tỉ lệ số mol 2 chất trong hỗn hợp là 1:1) bằng dung dịch HCl. Lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch B. Thêm dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch B thì thu được 39,4 gam kết tủa. Xác định kim loại R. c) Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm Fe và Al vào 200 ml dung dịch CuSO 4 1,05M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,68 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Tính thành 1
  2. phần phần trăm theo khối lượng của kim loại Fe và Al có trong 8,3 gam hỗn hợp ban đầu. Câu 4 (4,0 điểm): a) Hãy giải thích các hiện tượng sau trong cuộc sống bằng kiến thức hóa học. - Hiện tượng “mưa axit” là gì? Tác hại như thế nào? - Vì sao người ta lại bơm khí CO2 vào một số loại nước giải khát? Theo em việc hay sử dụng nước ngọt có ga có lợi ích hay tác hại gì? b) Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A và B ở hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chia hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau: - Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 23,675 gam muối khan. - Để đốt cháy hoàn toàn phần 2 cần dùng 1,96 lít khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định hai kim loại A, B. Câu 5 (4,0 điểm): a) Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 900 ml dung dịch CuSO4 2% (có khối lượng riêng 1,12 g/ml). Sau một thời gian lấy lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân lại thấy nặng 8,8 gam. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng. b) Hỗn hợp A gồm CH4, C2H2 và một hiđrocacbon X có công thức C nH2n +2. Cho 0,896 lít hỗn hợp A đi qua dung dịch Brom dư để phản ứng xảy rảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 0,448 lít hỗn hợp hai khí. Biết rằng tỷ lệ số mol CH4 và CnH2n+ 2 trong hỗn hợp là 1:1, khi đốt cháy hoàn toàn 0,896 lit A thu được 3,08 gam CO2 và các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức phân tử của Hiđrocacbon X. Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Al=27; Br=80 ______Hết______ Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan của các chất trong nước. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh................................................................Số báo danh............................ Chữ ký của giám thị 1......................................................... 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2021-2022 ……………… MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: ……….. tháng 3 năm 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm có 05 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2,5 - Đốt Cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A. điểm) C + O2 t 0 CO2 0 CO2 + C t 2CO + Hỗn hợp khí A là: CO và CO2 - Cho A tác dụng với bột CuO đun nóng thu được khí B và hỗn hợp chất rắn C. 0,25 0 CO + CuO t Cu + CO2 + Khí B là CO2 và hỗn hợp chất rắn C là: Cu và CuO dư. 0,25 - Cho B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa D và dung dịch E. CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O BaCO3 + H2O + CO2 → Ba(HCO3)2 + Kết tủa D là BaCO3; dung dịch E là Ba(HCO3)2 0,25 a - Cho E tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 lại thu được D. (1,75) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3 + 2H2O 0.25 - Cho C tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí F và dung dịch G. 0 Cu + 2H2SO4 đặc t CuSO4 + SO2 + 2H2O 0 CuO + H2SO4 t CuSO4 + H2O + Khí F là SO2; dung dịch G là CuSO4 0,25 - Cho G tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được kết tủa H. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 + Kết tủa H là Cu(OH)2 0,25 - Nung H đến khối lượng không đổi thu được chất rắn I. 0 Cu(OH)2 t CuO + H2O + Chất rắn I là CuO. 0,25 b - Sục từ từ khí CO2 đến dư vào nước vôi trong. (0,75) Ban đầu nước vôi trong bị vẩn đục, nếu tiếp tục sục khí CO 2 dung dịch sẽ trong suốt trở lại. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O CaCO3 + H2O + CO2 dư → Ca(HCO3)2 0,25 - Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. Xuất hiện kết tủa trắng và có khí mùi khai thoát ra. Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O - Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3. 0,25 Na tan dần, có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 3
  4. Câu Ý Nội dung Điểm 6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 Kết tủa tan một phần hoặc tan hết nếu dung dịch NaOH dư. NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 0,25 (1) CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 0 (2) C2H2 + H2 t , Pd C2H4 0 (3) nCH2 = CH2 t , p, xt (-CH2 – CH2-)n 0 a (4) 2C2H2 + 5O2 t 4CO2 + 2H2O (2,0) (5) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (6) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (7) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 (8) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O Mỗi PTHH đúng, đủ điều kiện và cân bằng đạt 0,25 điểm. - Trích mẫu thử và cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với nhau: + Nếu mẫu thử cho kết tủa với 2 trong 3 chất là mẫu thử của dd BaCl2 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl 3BaCl2 + 2Na3PO4 → Ba3(PO4)2 + 6NaCl + Suy ra mẫu thử thứ tư là dd HCl vì không xảy ra phản ứng với dd BaCl2 b - Lọc lấy 2 kết tủa đem cho tác dụng với dd HCl: (0,75) + Nếu kết tủa không tan là BaSO4. Suy ra mẫu thử ban đầu là dd H2SO4 + Nếu kết tủa tan là Ba3(PO4)2. Suy ra mẫu thử ban đầu là dd Na3PO4 Ba3(PO4)2 + 6HCl → 3BaCl2 + 2H3PO4 2 (3,5 Học sinh nhận biết được dd BaCl2, dd Na3PO4 (kèm PTHH) mỗi chất đạt 0,25 điểm) điểm; nhận biết được dd HCl và dd H2SO4 đạt 0,25 điểm. c (0,75) PTHH: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 0 Ca(HCO3)2 t CaCO3 + CO2 + H2O CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl 0 Cu(OH)2 t CuO + H2O NaOH + HCl → NaCl + H2O Học sinh trình bày đúng sơ đồ tách các chất đạt 0,5 điểm; viết đúng các PTHH đã xảy ra trong sơ đồ đạt 0,25 điểm. 3 (6,0 a (2,0 Gọi số hạt proton và nơtron lần lượt là p và n. điểm) điểm) 2M A Ta có: .100% 82,98% (1) 2M A MX 0,25 4
  5. Câu Ý Nội dung Điểm nA – pA = 1 => nA = pA + 1 (2) 0,25 nX = pX (3) 0,25 2pA + pX = 46 => pX = 46 – 2pA (4) 0,25 M=p+n (5) 0,25 Thay (2), (3), (4), (5) vào (1) ta được: 2(p A n A ) 2(p A p A 1) 0,8298 0,8298 2(p A n A ) p X n X 2(p A p A 1) p X p X 2p A 1 0,8298 pA 19 (K) 0,25 2p A 1 46 2p A Thay pA vào (4) ta được: pX = 46 – 2.19 = 8 (O) 0,25 Vậy CTHH của hợp chất là K2O. 0,25 Gọi a là số mol mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O a mol a mol RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O a mol a mol Khi cho CO2 tác dụng với dd NaOH thì có thể xảy ra các phản ứng: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CO2 dư + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 Vậy dd B có thể xảy ra 2 trường hợp: 0,5 Trường hợp 1: dd B chứa 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O x 2x x (mol) CO2 dư + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3 y y (mol) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl b (x-y) (x-y) (mol) 0,5 (2,0) Ta có: nNaOH = 2x = 0,2 . 2,5 = 0,5 (mol) 39,4 n BaCO3 (x y) 0,2 (mol) 197 => x = 0,25 (mol); y = 0,05 (mol) n CO 2a x y 0,03 (mol) => a = 0,15 (mol) 2 Ta có: 84 . 0,15 + (R + 60) . 0,15 = 20 => R ≈ -10,7 (loại) 0,5 Trường hợp 2: dd B chứa 1 muối Na2CO3 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O x 2x x (mol) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl x x (mol) 39,4 n BaCO3 x 0,2 (mol) n CO 2 2a x 0,2 (mol) => a = 0,1 (mol) 197 Ta có: 84 . 0,1 + (R + 60) . 0,1 = 20 => R = 56 (Fe) Vậy kim loại R là sắt. 0,5 c 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (2,0) x 1,5x 1,5x (mol) 5
  6. Câu Ý Nội dung Điểm Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu y y y (mol) 0,5 Sau phản ứng thu được 15,68 gam chất rắn gồm 2 kim loại => Al và CuSO 4 tham gia phản ứng hết còn Fe chỉ tham gia phản ứng một phần, 2 kim loại thu được là Cu và Fe dư. Gọi t là số mol Fe dư sau phản ứng. n CuSO 0,2 . 1,05 0,21 (mol) 4 0,5 1,5x y 0,21 x 0,1 Ta có: 1,5x.64 64y 56t 15,68 => y 0,06 27x 56y 56t 8,3 t 0,04 0,5 0,1.27 %m Al .100% 32,53% Vậy: 8,3 %m Fe 100% 32,53% 67,47% 0,5 4 (4,0 * Giải thích hiện tượng “mưa axit” và tác hại: điểm) – Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,… Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H 2SO4 là 0,5 nguyên nhân chính gây ra mưa axit. – Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm giảm năng suất của cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và a phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá (2,0) phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O 0,5 * Giải thích việc bơm khí CO 2 vào một số loại nước giải khát và tác hại khi thường xuyên sử dụng nước ngọt có ga: – Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hấp thụ khí CO 2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO 2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, CO2 có tính hấp thụ nhiệt, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO 2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp cho tiêu hóa. 0,5 – Việc thường xuyên sử dụng nước ngọt có ga sẽ dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như: tăng cân, béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường cao, tăng 0,5 tốc độ lão hóa cơ thể, có thể gây nghiện... b Đặt M là khối lượng mol trung bình của 2 kim loại A và B. 0,25 6
  7. Câu Ý Nội dung Điểm Gọi x là tổng số mol của 2 kim loại A và B trong mỗi phần 0,25 2 M + 2HCl → 2 MCl 2 + H2 x mol x mol 0,25 4 M + O2 → 2 M 2 O x 0,25x (mol) 1,96 0,25 (2,0) n O2 0,0875 (mol) 0,25 22,4 (M 35,5).x 23,675 x 0,35 0,25 Ta có hệ phương trình: 0,25x 0,0875 M 32,14 Vì MA < M < MB và A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp nên => A là Na (23) và B là K (39) 0,5 5 (4,0 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu điểm) x x (mol) Vì khối lượng lá sắt tăng sau phản ứng nên ta có: 64x – 56x = 8,8 – 8 = 0,8 => x = 0,1 (mol) 0,5 m ddCuSO 4 900 .1,12 1008 (g) 1008 . 2 n CuSO 4 0,126 (mol) 0,5 100 . 160 a Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2,0) Số mol ban đầu: 0,1 0,126 Số mol phản ứng: 0,1 0,1 0,1 0,1 Số mol sau phản ứng: 0 0,026 0,1 0,1 mdd sau phản ứng = 0,1 . 56 + 1008 – 0,1 . 64 = 1007,2 (g) 0,5 Vậy nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng: 0,026 . 160 C% CuSO 4du .100% 0,41% 1007,2 0,1 .152 C% FeSO 4 .100% 1,51% 1007,2 0,5 b Khi cho hỗn hợp A qua dung dịch brom dư, thì chỉ có C2H2 phản ứng (2,0) C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn và có hai khí thoát ra khỏi dung dịch brom, nên hai khí đó là CH4 và CnH2n+ 2 0,5 VC 2 H 2 0,896 - 0,448 = 0,448 (lít) 0,448 n C2H 2 0,02 (mol) 22,4 Gọi số mol của CH4 là x (mol) => số mol của CnH2n + 2 là x (mol). 0,448 Ta có: 2x 0,02 x 0,01 (mol) 0,5 22,4 t0 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O 0,02 mol 0,04 mol t0 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 7
  8. Câu Ý Nội dung Điểm 0,01 mol 0,01mol 0 2CnH2n + 2 + (3n + 1)O2 t 2nCO2 + 2(n +1)H2O 0,01 mol 0,01. n mol 3,08 0,5 Ta có: n CO 0,04 0,01 0,01n 0,07 n 2 2 44 Vậy CTPT của X là C2H6 0,5 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách làm khác nếu đúng theo yêu cầu đề thì vẫn đạt điểm tối đa của từng ý. ______Hết______ 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1