PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Đề thi này gồm 04 trang<br />
<br />
KÌ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH<br />
LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2017-2018<br />
MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI - PHẦN TNKQ<br />
Thời gian làm bài: 45 phút;<br />
(30 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi 485<br />
<br />
I. Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 1, đến câu 7<br />
“Tôi đem tự do đến cho ông đây! – Va-ren tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội<br />
Châu, còn tay trái thì nâng cái gông thô kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm<br />
đạm.<br />
… "Ô! ông nghe tôi, ông Phan Bội Châu này! Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù<br />
của ông, hãy từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi<br />
lên chống lại chúng tôi nữa; trái lại, ông hãy bảo họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy<br />
ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông!<br />
… Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa! những lời nói của Va-ren hình như<br />
lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì "nước đổ lá khoai", và cái im lặng dửng dưng của<br />
Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người.”.<br />
(Trích: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc, SGK Ngữ Văn 7, NXB<br />
GDVN, 2016).<br />
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?<br />
A. Nghị luận.<br />
B. Miêu tả.<br />
C. Tự sự.<br />
D. Biểu cảm.<br />
Câu 2: Những lời lẽ của Va-ren nói với Phan Bội Châu nhằm mục đích<br />
A. dụ dỗ, thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng.<br />
B. khuyên bảo Phan Bội Châu những điều hay, lẽ phải.<br />
C. khuyên bảo Phan Bội Châu từ bỏ những mưu đồ hại nước, hại dân.<br />
D. mong muốn cho Phan Bội Châu có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc.<br />
Câu 3: Thành ngữ “nước đổ lá khoai” có ý nghĩa như thế nào?<br />
A. Mọi lời nói, lời khuyên can đều hoài công vô ích.<br />
B. Lời khuyên bảo càng nhiều càng có tác dụng.<br />
C. Lời khuyên bảo rất thuyết phục, dễ nghe.<br />
D. Lời khuyên giả tạo, không xuất phát từ tình cảm chân thành.<br />
Câu 4: Thái độ im lặng của Phan Bội Châu đã thể hiện<br />
A. sự đồng tình, tán thành của Phan Bội Châu với Va-ren.<br />
B. sự coi thường, khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren.<br />
C. sự yếu đuối, run sợ của Phan Bội Châu trước Va-ren.<br />
D. sự phản kháng mãnh liệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren.<br />
Câu 5: Qua đoạn trích, Phan Bội Châu đã thể hiện là người như thế nào?<br />
A. Khoan dung và biết giữ chữ tín.<br />
B. Khôn khéo, ẩn mình để chờ thời cơ phục thù cho đất nước.<br />
C. Tôn trọng lẽ phải, kiên định, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng.<br />
D. Không có chính kiến, quan điểm rõ ràng.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 485<br />
<br />
Câu 6: Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?<br />
A. 4-9-1858.<br />
B. 2-9-1858.<br />
C. 1-9-1858.<br />
D. 3-9-1858.<br />
Câu 7: Sau khi bị thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã chuyển quân vào:<br />
A. Quảng Nam.<br />
B. Vĩnh Long.<br />
C. Hà Tiên.<br />
D. Gia Định.<br />
II. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời từ câu 8, đến câu 16<br />
“Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005), tài<br />
nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên... tập trung nhiều nhất ở vịnh Péc-xich.<br />
Từ thời cổ đại, ở Tây Nam Á đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Đây là<br />
nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới.<br />
Ngày nay, phần lớn dân cư trong khu vực theo đạo (1), một phần nhỏ theo các tôn giáo<br />
khác. Đạo (1) là tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng trong khu vực, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi<br />
nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái đang góp<br />
phần gây ra sự mất ổn định trong khu vực”.<br />
(Trích sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục năm 2016, trang 29)<br />
Câu 8: Mật độ dân số của khu vực Tây Nam Á vào năm 2005 là<br />
A. gần 54 người/km2.<br />
B. khoảng 7 người/km2.<br />
C. gần 45 người/km2.<br />
D. hơn 313 người/km2.<br />
Câu 9: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo đạo (1). Vậy (1) ở đây là tôn giáo nào?<br />
A. Cơ đốc giáo.<br />
B. Phật giáo.<br />
C. Thiên chúa giáo. D. Hồi giáo.<br />
Câu 10: Nền văn minh rực rỡ được hình thành từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ<br />
III trước công nguyên, trên lưu vực sông Ơ- phrát và sông Ti-grơ ?<br />
A. Hi Lạp.<br />
B. Lưỡng Hà.<br />
C. Rôma.<br />
D. Ai Cập.<br />
Câu 11: Nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến sự phát triển kinh tế và đời sống của khu<br />
vực Tây Nam Á hiện nay là<br />
A. chính trị không ổn định.<br />
B. khí hậu khắc nghiệt.<br />
C. dân số quá đông.<br />
D. trình độ dân trí thấp.<br />
Câu 12: Hiện nay, các nước Tây Nam Á đã tham gia tổ chức những nước xuất khẩu dầu mỏ<br />
thế giới, tổ chức này có tên là<br />
A. ASEAN.<br />
B. UNDP.<br />
C. OPEC.<br />
D. UNICEF.<br />
Câu 13: Hãy chọn địa điểm phù hợp với khu vực Tây Nam Á có<br />
A. Vườn treo Babilon.<br />
B. Kim tự tháp Ai Cập.<br />
C. Quần thể kiến trúc Ăng-co.<br />
D. Cung điện Chang-đê-gun.<br />
Câu 14: Quốc gia hưng thịnh nhất ở Tây Nam Á trong thời kì cổ đại là<br />
A. Babilon<br />
B. Rô Ma<br />
C. Hy Lạp<br />
D. Iran<br />
Câu 15: Nền kinh tế chủ đạo của khu vực Tây Nam Á thời kì cổ đại:<br />
A. Nông nghiệp<br />
B. Thủ công nghiệp C. Công nghiệp<br />
D. Thương nghiệp<br />
Câu 16: Lưỡng Hà thời cổ đại chủ yếu thuộc lãnh thổ quốc gia nào ngày nay?<br />
A. Ấn Độ.<br />
B. Irắc.<br />
C. Iran.<br />
D. Ai Cập.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 485<br />
<br />
III. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời từ câu 17, đến câu 26<br />
“Nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ<br />
XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới và có sức<br />
cạnh tranh cao nhất khu vực. Trung Quốc đạt được những thành tựu đó một phần quan trọng<br />
là nhờ mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác như; cử người đi du học nước<br />
ngoài - cách làm từng được Nhật Bản áp dụng thành công; phát triển các ngành công nghiệp<br />
mới có nhiều triển vọng như của Hàn Quốc...”<br />
(Trích trang 21 sách giáo khoa GDCD 8, NXB Giáo dục năm 2016)<br />
Câu 17: Lí do quan trọng nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?<br />
A. Do Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa đi khắp thế giới.<br />
B. Do dân số đông nên có nguồn lao động lớn.<br />
C. Do biết khai thác triệt để các nguồn tài nguyên.<br />
D. Do biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.<br />
Câu 18: Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không bao gồm nội dung nào sau đây?<br />
A. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.<br />
B. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.<br />
C. Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp của các dân tộc.<br />
D. Tiếp thu mọi yếu tố của các dân tộc có văn hóa tương đồng với mình.<br />
Câu 19: Trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc, việc tôn<br />
trọng, học hỏi các dân tộc khác sẽ<br />
A. tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh.<br />
B. khiến nước ta mất đi bản sắc dân tộc.<br />
C. giúp các cá nhân vươn lên mạnh mẽ.<br />
D. là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công.<br />
Câu 20: Trước khi trở thành một quốc gia giàu mạnh như hiện nay, giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ<br />
XX, Trung Quốc đã từng là quốc gia<br />
A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.<br />
B. giàu mạnh nhất thế giới.<br />
C. phụ thuộc vào các nước đế quốc.<br />
D. độc lập.<br />
Câu 21: Nguyên nhân chủ quan khiến Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé giữa thế kỉ<br />
XIX là gì?<br />
A. Trung Quốc đáp ứng được nhiều yêu cầu của các nước đế quốc.<br />
B. Đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nga, Nhật rất mạnh.<br />
C. Các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.<br />
D. Rộng lớn, giàu tài nguyên, vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến suy yếu.<br />
Câu 22: Ai là người lãnh đạo cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?<br />
A. Lương Khải Siêu.<br />
B. Hồng Tú Toàn.<br />
C. Tôn Trung Sơn.<br />
D. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.<br />
Câu 23: Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc tới phong trào yêu<br />
nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là<br />
A. Phong trào nông dân Yên Thế.<br />
B. Khởi nghĩa Thái Nguyên.<br />
C. Phong trào của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.<br />
D. Phong trào Cần Vương.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 485<br />
<br />
Câu 24: Nước nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Trung Quốc?<br />
A. Malaixia.<br />
B. Mianma.<br />
C. Thái Lan.<br />
D. Campuchia.<br />
Câu 25: Sông nào sau đây bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua lãnh thổ nhiều nước Đông<br />
Nam Á nhất?<br />
A. sông Hồng.<br />
B. sông Iraoađi.<br />
C. sông Mê Kông.<br />
D. sông Mê Nam.<br />
Câu 26: Câu văn: “Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ<br />
phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới và có sức cạnh tranh cao nhất khu vực.” là kiểu<br />
câu:<br />
A. Câu ghép.<br />
B. Câu đơn.<br />
C. Câu rút gọn.<br />
D. Câu đặc biệt.<br />
IV. Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ 27, đến câu 30<br />
“Nước non nặng một lời thề<br />
Nước đi, đi mãi không về cùng non.<br />
… Non cao những ngóng cùng trông<br />
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.<br />
... Non xanh đã biết hay chưa?<br />
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.<br />
Nước non hội ngộ còn luôn<br />
Bảo cho non chớ có buồn làm chi”<br />
(Trích “Thề Non Nước” – Tản Đà)<br />
Câu 27: “Dòng lệ” là hình ảnh ẩn dụ của đối tượng địa lí nào sau đây?<br />
A. Băng tuyết.<br />
B. Nước ngầm.<br />
C. Dòng nước.<br />
D. Dòng biển.<br />
Câu 28: Câu thơ “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn” nói đến hiện tượng địa lí nào sau đây?<br />
A. Sự hình thành sông ngòi.<br />
B. Vòng tuần hoàn của nước.<br />
C. Sự xâm thực của nước.<br />
D. Hoạt động của dòng biển.<br />
Câu 29: Hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ là<br />
A. ẩn dụ, hoán dụ.<br />
B. nhân hóa, ẩn dụ.<br />
C. so sánh, nhân hóa. D. hoán dụ, so sánh.<br />
Câu 30: Lời đối đáp giữa non và nước thể hiện lối sống gì?<br />
A. Uống nước nhớ nguồn.<br />
B. Lá lành đùm lá rách.<br />
C. Ân nghĩa, thủy chung.<br />
D. Tương thân, tương ái.<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 485<br />
<br />