intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa là tài liệu tham khảo dành cho các em học sinh củng cố, rèn luyện và nâng cao, chuẩn bị chu đáo hành trang kiến thức để vượt qua các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 10 với kết quả như mong đợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 NĂM HỌC 2019-2020. Môn thi: LỊCH SỬ. Lớp 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2020. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề). Câu 1 (3,0 điểm). Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện trong tiến trình lịch sử thế giới Cổ đại sau: TT Thời gian Tên sự kiện 1 Năm 221 TCN 2 Năm 206 TCN – 220 SCN 3 Năm 476 4 Năm 618 - 907 5 Từ năm 802-1432 6 Năm 1353 7 Năm 1368 - 1644 8 Năm 1487 9 Tháng 8 – 1492 10 Tháng 7 – 1497 11 Từ năm 1519 - 1522 12 Năm 1644 - 1911 Câu 2 (4,0 điểm). Trên cơ sở tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, em hãy: a. Nêu những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp thời kì này. b. Trình bày và đánh giá những chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến. Câu 3 (3,0 điểm). Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XV: a. Lập bảng thống kê về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta (tên cuộc kháng chiến/khởi nghĩa, thời gian, lãnh đạo, trận đánh tiêu biểu, kết quả) b. Nguyên nhân vì sao các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta lại giành được thắng lợi (trừ cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ). Câu 4 (4 điểm). Trình bày những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc? Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến ấy là gì? Câu 5 (3,0 điểm). Các quốc gia cổ đại phương Đông có những điểm khác biệt gì về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị so với các quốc gia cổ đại phương Tây? Câu 6 (3,0 điểm). Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? ....…………………Hết………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 KỲ THI CHỌN HỌC SINH CẤP TRƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP: 10 Câu Nội dung Điểm 1 Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện trong tiến trình lịch sử thế giới Cổ đại sau: 3 TT Thời gian Tên sự kiện Mỗi câu 1 Năm 221 TCN Nhà Tần thống nhất Trung Quốc đúng 2 Năm 206 TCN–220 SCN Thời gian tồn tại của nhà Hán 0,25 3 Năm 476 Chế độ phong kiên ở Châu Âu được xác lập 4 Năm 618 - 907 Thời gian tồn tại của nhà Đường 5 Từ năm 802-1432 Thời kì Ăng co huy hoàng 6 Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào thành lập nước Lan Xang (Triệu Voi) 7 Năm 1368 - 1644 Thời gian tồn tại của nhà Minh 8 Năm 1487 B. Đi-a-xơ nhà hàng hải Bồ-Đào-Nha tìm đến cực Nam châu Phi 9 Tháng 8 – 1492 C. Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ 10 Tháng 7 – 1497 Va-xcô đơ Ga-ma đến Ca-li-cút bờ Tây Nam Ấn Độ 11 Từ năm 1519 - 1522 Ph. Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới bằng đường biển 12 Năm 1644 - 1911 Thời gian tồn tại của nhà Thanh 2 Trên cơ sở tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, em hãy: a) Nêu những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp. 1,25 - Khó khăn: + Kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu sau 1000 năm Bắc Thuộc 0,25 + Các triều đại phong kiến Phương Bắc vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta 0,25 + Thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra 0,25 - Thuận lợi: Đất nước độc lập, thống nhất; có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển 0,5 kinh tế nông nghiệp (lưu vực những dòng sông lớn: sông Hồng, sông Cả, sông Mã); quyết tâm cao của nhà nước và nhân dân xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ… b. Chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến: 2,25 - Khuyến khích khai hoang: Trong các thế kỉ độc lập, việc khai hoang mở rộng diện tích canh 0,5 tác là một trong những chính sách hàng đầu của nhà nước phong kiến. Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm làm lễ tịch điền để khuyến khích sản xuất. Nhà Trần khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo khai hoang, lập điền trang, trên cơ sở đó diện tích canh tác không ngừng được mở rộng, nhiều xóm làng mới được thành lập…. - Phát triển thủy lợi: Nước ta có nhiều sông ngòi, lũ lụt thường xuyên xảy ra,… Nhà Tiền Lê cho nhân dân đào, vét nhiều mương máng. Thời Lý, năm 1077 phát động nhân dân đắp đê sông Như Nguyệt, năm 1108 đắp đê Cơ xá dọc sông Hồng. Thời Trần, năm 1248 tổ chức chiến dịch lớn huy động nhân dân cả nước đắp đê “quai vạc” dọc hai bên bờ sông từ đầu nguồn ra biển và 0,5 đặt chức quan Hà đê sứ trông coi các công trình thủy lợi. Thời Lê sơ, nhà nước cho đắp một số đê biển...… - Khuyến khích sản xuất..... 0,25 - Bảo vệ sức kéo: Các triều đại Lý, Trần, Lê quan tâm bảo vệ sức kéo nông nghiệp.Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu phạt nặng những kẻ trộm trâu, mổ trộm trâu, Vua Lê nghiêm cấm giết trâu 0,5 bò ăn thịt...
  3. - Đảm bảo sản xuất: Việc đảm bảo sức lao động cũng đã được các triều đại phong kiến quan tâm, thể hiện qua chính sách “ngụ binh ư nông”...nhà Lê sơ ban hành chính sách “quân điền” 0,25 quy định phân chia ruộng đất làng xã... - Phát triển giống cây trồng.... 0,25 c. Đánh giá 0,5 - Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập, tự chủ mang tính toàn diện, tích cực. Tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững; đời 0,25 sống nhân dân ấm no, ổn định. - Là cơ sở phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh quân đội và 0,25 quốc phòng trong việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. a. Lập bảng thống kê về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta 2,0 Tên cuộc kháng Thời gian Lãnh đạo Trận đánh tiêu biểu Kết quả chiến/khởi nghĩa Kháng chiến 938 Ngô Quyền Sông Bạch Đằng Đánh bại quân Nam Hán, chống quân Nam chấm dứt 1000 năm Bắc 0.25 Hán thuộc Kháng chiến 981 Lê Hoàn Sông Bạch Đằng và Ải Nhà Tống phải rút quân, chống Tống thời Chi Lăng bỏ mộng xâm lược nước 0.25 Tiền Lê ta. Kháng chiến 1075-1077 Lý Thường Kiệt Ung Châu, Liêm Châu, Cuộc kháng chiến toàn chống Tống thời Khâm Châu và sông thắng 0.5 Lý Như Nguyệt Ba lần kháng chiến 1258,1285 Các vua Trần và Đông Bộ Đầu, Chương Cả 3 lần quân và dân nhà chống quân và 1287- Trần Hưng Đạo Dương, Hàm Tử, Tây Trần đều giành thắng lợi. 0.5 Nguyên-Mông 1288 Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng 3 Kháng chiến 1400-1407 Hồ Quý LY Do không được lòng dân 0.25 chống quân Minh và quan lại nên cuộc kháng chiến đã thất bại Khởi nghĩa Lam 1418-1427 Lê Lợi, Nguyễn Tốt Động-Chúc Động, Sau 10 năm chiến đấu Sơn Trãi Chi Lăng, Xương Giang gian khổ cuộc khởi nghĩa 0.25 đã giành thắng lợi. b. Nguyên nhân vì sao các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta lại giành được 1,0 thắng lợi (trừ cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ). - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.... 0.25 - Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo... (HS phải phân tích) 0.25 - Chiến công rực rỡ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta gắn với tên tuổi của các tướng lĩnh tài ba. Đức độ tài năng của họ có tác dụng đẩy nhanh cuộc chiến đấu của 0.25 nhân dân nhanh đi đến thắng lợi. - Về mặt khách quan là do tính phi nghĩa của kẻ thù xâm lược, nên ngay từ khi chúng phát động chiến tranh, nhân dân nước đó đã đứng lên phản đối giai cấp thống trị. 0.25 a. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc 3,0 - Về kinh tế: 1,0 + Trong nông nghiệp, do sự phát triển của công cụ lao động bằng sắt... nên năng suất lúa tăng... 0,5 + Thủ công nghiệp có sự chuyển biến đáng kể: Bên cạnh sự phát triển của các nghề thủ công 0,5 cũ, một số nghề thủ công mới đã được du nhập vào nước ta như làm giấy, làm thủy tinh.... - Về văn hóa: 1,0 + Nhân dân ta vẫn bảo tồn được các phong tục, tập quán cổ truyền như thờ cúng tổ tiên, ăn 0,5 trầu, tôn trọng phụ nữ....Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững. + Bên cạnh đó, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc và "Việt hóa" những yếu tố tích cực của 0,5 văn hóa Trung Hoa... làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt. 4 - Về xã hội: 1,0
  4. + Xã hội phân hóa mạnh mẽ (giai cấp địa chủ được hình thành, nông dân công xã bị bần cùng 0,5 hóa...), tạo điền đề cho xá hội phong kiến ra đời. Mâu thuẫn dân tộc phát triển và mâu thuẫn giai cấp hình thành... + Phong kiến phương Bắc không thể cai trị tới các làng xóm của người Việt, nơi đây trở 0,5 thành điểm xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập. b. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến trên: 1,0 - Do tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.... 0,5 - Do tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường..... 0,5 Các quốc gia cổ đại phương Đông có những điểm khác biệt gì về điều kiện tự nhiên, thời 3,0 gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị so với các quốc gia cổ đại phương Tây? 1. Điều kiện tự nhiên - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn…, có nhiều điều kiện 0,5 thuận lợi cho cuộc sống của con người… - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện trên bờ Bắc Địa Trung Hải, gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên…, tạo ra những khó khăn nhất định cho cuộc 0,5 sống ban đầu của con người. 2. Thời gian xuất hiện - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN 0,25 - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN. 0,25 3. Nền tảng kinh tế - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp thủy lợi… 0,5 5 - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là công - thương nghiệp… 0,5 4. Thể chế chính trị - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là chuyên chế cổ đại… 0,25 - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là dân chủ chủ nô… 0,25 Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước 3,0 ta trong các thế kỉ X - XV? - Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nhà nước quân chủ bước đầu được xây dựng... 0,5 - Thời Lý, Trần, Hồ: chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua đứng đầu 1,0 nhà nước quyết định mọi việc quan trọng. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần...Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn; tiếp đó là phủ, huyện, châu, xã... 6 - Thời Lê Sơ: + Giai đoạn đầu, nhà nước quân chủ được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ 0,5 + Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Ở trung ương, bãi bỏ chức Tể tướng và đại hành 1,5 khiển, vua trực tiếp quyết định mọi việc; bên dưới là 6 bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên...dưới đạo là phủ huyện, châu, xã... Với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Đại Việt được xây dựng hoàn chỉnh. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0