intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi giữa học kì 2, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 11 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH Khóa thi ngày 11 tháng 4 năm 2024 Môn thi: Lịch sử ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (4.0 điểm) Phân tích tác dụng của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tư bản Âu – Mỹ. Câu 2: (5.0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử em hãy chứng minh tính liên tục, rộng khắp trên tất cả các mặt trận của phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884. Câu 3: (6.0 điểm) Phân tích những ưu điểm và hạn chế trong nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. Cuộc cải cách này đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay? Câu 4: (5.0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau: “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước (…). Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi phục quốc gia thống nhất sau này”. (Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 961, tr.37) a. Nhận định của em về nội dung đoạn tư liệu trên? b. Bằng những sự kiện lịch sử đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định đó? -----------------HẾT--------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………….Số báo danh:……………….
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2023-2024 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Tác dụng của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX đối 4,0 với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tư bản Âu – Mỹ - Cùng nhằm một mục tiêu chung (giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ 1 ý = 0,5 phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa). – - Sự xác lập và thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử loài người. - Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra một khối lượng đồ sộ về vật chất, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản xuất mới. .. - Mở đường cho cách mạng công nghiệp, làm thay đổi sản xuất, chuyển từ sản xuất công trường thủ công sang sản xuất bằng máy móc trong các công xưởng. - Thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. - Chủ nghĩa tư bản ra đời tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ (trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản)…. - Cách mạng tư sản đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, đưa các nước đó đi theo con đường tư bản chủ nghĩa….0,5 - Xã hội hình thành 2 giai cấp cơ bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản…. 2 Chứng minh tính liên tục, rộng khắp trên tất cả các mặt trận của phong trào 5,0 chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884. - Từ chỗ liên minh với triều đình kháng chiến, nhân dân đã tách ra thành 1 ý= 0,5 một mặt trận riêng, gọi là mặt trận nhân dân kháng Pháp. - Trên mặt trận Đà Nẵng (1858): quân dân ta chiến đấu anh dũng chống trả xâm lược, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn… - Mặt trận Gia Định năm 1859: các đội dân binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc Pháp phá hủy thành và rút xuống tàu chiến... -> Làm thất bại kế hoạch “đanh nhanh thắng nhanh” của Pháp, chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. - Miền Đông Nam Kì + Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh hơn, chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công, tiêu biểu Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu Hi vọng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông... + Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao: phong trào “tị địa”; khởi nghĩa Trương Định (1862-1864)... - Miền Tây Nam Kì sau năm 1867: Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận để xây dựng căn cứ ở Tánh Linh nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động chống Pháp ở vùng Bến Tre, Trà Vinh (1867-1868. - Mặt trận Bắc Kì + Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng hy sinh đến người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà... + Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai là Nguyễn Lâm đã hy sinh khi bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất; Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai năm 1882. - Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì chiến đấu kiên cường, phục kích tiêu diệt địch làm nên hai lần chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873 và 19/5/1883). - Tuy nhiên, do bị triều đình bỏ rơi hoặc ngăn cản, thêm vào đó phong trào kháng chiến của nhân dân lại thiếu một lực lượng lãnh đạo nên cuối cùng
  3. đã bị thất bại.  Phong trào chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 diễn ra liên tục, đều khắp trên tất cả các mặt trận. 3 Ưu điểm và hạn chế trong nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. 6,0 Cuộc cải cách này đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay. Ưu điểm và hạn chế trong nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. 4,0 *Ưu điểm: 1 ý= 0,5 - Thông qua các cải cách kinh tế - xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xóa bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực tập trung… - Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. - Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc. - Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm. * Hạn chế: - Cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời đó (như phép hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để (gia nô, nô tì không được giải phóng). - Chính sách tiền tệ nhằm thu lại và hạn chế việc sử dụng đồng trong chi dùng hàng ngày, tập trung nguyên vật liệu phục vụ quốc phòng - một nhu cầu bức thiết. - Lưu hành tiền giấy là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta đương thời, không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển còn hạn chế của kinh tế hàng hóa cuối thế kỉ XIV. Cải cách văn hóa, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủ hơn. - Trong tình thế bị thúc bách về nhiều mặt, một số việc làm của Hồ Quý Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ý đoàn kết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm…. Cuộc cải cách này đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới 2.0 của Việt Nam hiện nay. HS tự rút ra bài học nhưng đảm bảo có các ý: - Cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục.. - Đảng phải đề ra đường lối đúng đắn, khả thi.. - Phải tiến hành toàn diện, đồng bộ.. - Phải tăng cường quốc phòng an ninh để giữ vững độc lập tư chủ… - Phải thật sự chăm lo đến đời sống của nhân dân.. - Phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục… 4 Đọc đoạn tư liệu …. 6,0 * Nhận định: đoạn tư liệu trên đánh giá đúng vai trò của phong trào Tây 1.0 Sơn trong lịch sử dân tộc. * Làm sáng tỏ nhận định: 5,0
  4. - Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù ngoài nước: Quân Xiêm và quân Thanh. - Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ: + Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong + Lật đổ tập đoàn vua Lê- chúa Trịnh ở Đàng Ngoài - Lập nên vương triều Tây Sơn…. Ghi chú: Trong quá trình làm bài nếu học sinh trình bày sáng tạo, không có trong HDC, giám khảo có thể linh hoạt cho điềm nhưng không vượt quá số điểm quy định câu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2