Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
lượt xem 7
download
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng giúp các bạn củng cố lại kiến thức và thử sức mình trước kỳ thi. Hy vọng nội dung đề thi sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN CẨM GIÀNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian làm bài: 150 phút Đề gồm có 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Câu 2. (2,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày những nét chính cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản? Câu 3. (2,0 điểm) Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm gì? Đặc điểm nào là hạn chế lớn nhất của phong trào đấu tranh thời kỳ này? Vì sao? Câu 4. (2,0 điểm) Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hãy rút ra nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước thời kì này? Câu 5. (2,0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời gian này có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX? ..........................Hết........................ Họ và tên học sinh :…………………………..…………Số báo danh :………… Họ và tên Giám thị giao đề :………………….……………Chữ ký :……………
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Nội dung cơ bản Điểm * Nguyên nhân thất bại: - Khách quan: Thực dân Pháp có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại và 0,25 quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa. - Chủ quan: + Đường lối kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn không đúng đắn (chiến đấu 0,25 còn do dự, nhượng bộ, cầu hòa, bỏ lỡ nhiều cơ hội…) + Lực lượng quân đội không được bổ sung, vũ khí không được cải tiến nên hiệu 0,25 quả chiến đấu chưa cao… + Không tập hợp, đoàn kết và tổ chức, lãnh đạo được nhân dân đứng lên chống 0,25 Pháp. + Do tư tưởng thủ cựu nên nhà Nguyễn không tiếp nhận cái mới để duy tân đất 0,25 nước tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm. + Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong điều kiện bấy giờ diễn ra sôi nổi 0,25 nhưng thiếu sự lãnh đạo chung, không có đường lối, chủ trương thống nhất… nên dễ bị thực dân Pháp đánh bại. * Bài học: 0,5 - Phải đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, biết chớp thời cơ… - Phát động chiến tranh nhân dân để phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc. - Có sự chỉ đạo thống nhất và sự liên kết trong các phong trào đấu tranh của nhân dân. - Luôn tiếp thu cái mới để phù hợp với xu thế chung và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Câu 2 (2,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản? Nội dung cơ bản Điểm - Căn cứ: Yên Thế là vùng đất đồi địa hình hiểm trở thuộc tỉnh Bắc Giang là nơi 0,25 định cư, sinh sống và sản xuất của nhân dân Bắc Kì ..... - Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn: + 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm... 0,25 + 1893-1908: là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Nghĩa quân 2 lần chủ động xin giảng hoà với Pháp để củng cố 0,25
- lực lượng, tích luỹ lương thực, xây dựng đồn điền Phồn Xương vững chắc… + 1909-1913: Khi phát hiện thấy sự dinh líu của Đề Thám trong vụ đầu độc lính 0,25 Pháp tại Hà Nội, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến 2/1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. * Khác biệt cơ bản: - Mục tiêu: + Khởi nghĩa Yên Thế: Đánh đuổi giặc ngoại xâm, chống lại công cuộc bình 0,25 định của Pháp, bảo vệ mảnh đất Yên Thế, bảo vệ quyền lợi của nông dân, của dân tộc…. + Cần vương: Khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua 0,25 - Thành phần lãnh đạo: + Phong trào Cần vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước + Phong trào Yên Thế: Lãnh đạo đều xuất phát từ nông dân, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt với khẩu hiệu Cần vương… 0,25 - Lực lượng nghĩa quân: + Cần vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân + Phong trào Yên Thế: Lực lượng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều là nông dân, cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do. 0,25 - Thời gian tồn tại: Khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương (khởi nghĩa Yên Thế: 30 năm; phong trào Cần vương: 10 năm). Câu 3. (2,0 điểm) Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm gì? Đặc điểm nào là hạn chế lớn nhất của phong trào đấu tranh thời kỳ này? Vì sao? Nội dung cơ bản Điểm * Phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm sau: - Lực lượng lãnh đạo: Cuối XIX, lực lượng lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu (các 0,25 nhà nho yêu nước) với hệ tư tưởng trung quân- ái quốc (tư tưởng phong kiến). - Hình thức đấu tranh: Cuối thế kỷ XIX, hình thức đấu tranh của các phong trào thiên về khởi nghĩa vũ trang. 0,25 - Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỷ XIX, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân diễn ra trên phạm vi toàn quốc và do giai cấp phong kiến lãnh đạo. 0,25 - Tính chất: Phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX mang tính chất dân tộc, dân chủ, nhân dân. 0,25 - Mục tiêu: Phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX nhằm mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc để thiết lập chế độ cũ- chế độ phong kiến. 0,25 - Về tổ chức: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo lề lối phong kiến trên địa bàn có điều kiện thuận lợi cho xây dưng căn cứ. 0,25 * Hạn chế lớn nhất: Giai cấp lãnh đạo là giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng 0,25 “trung quân, ái quốc”... * Giải thích: Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến đã trở nên lỗi thời, 0,25 lạc hậu. Khẩu hiệu “Đánh Pháp giành độc lập dân tộc và để thiết lập chế độ cũ- chế độ phong kiến” chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, trước mắt yêu cầu của dân tộc còn về thực chất phong trào không đáp ứng được triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội cũng như nguyện vọng sâu sắc của nhân dân là
- muốn thoát khỏi sự bóc lột của giai cấp phong kiến, tiến lên một xã hội tốt đẹp hơn, trong đó toàn thể dân tộc, chủ yếu là nông dân được tự do, no ấm. Câu 4. (2,0 điểm) Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hãy rút ra nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước thời kì này? Nội dung cơ bản Điểm * Sơ lược tiểu sử Phan Bội Châu - Phan Bội Châu (1867 - 1940), hiệu là Sào Nam. Ông sinh ra tại Nam Đàn – Nghệ An là vùng đất có truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ ông đã tỏ rõ là 0,25 người có chí hướng yêu nước…từ năm 1902, ông đã vào Nam, ra Bắc để tìm cách liên lạc với những người cùng chí hướng… * Những hoạt động cách mạng tiêu biểu - Năm 1904, tại Quảng Nam. Ông cùng với các đồng chí của mình thành lập 0,25 Hội Duy Tân, Hội chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập thiết lập ở Việt Nam một chính thể Quân chủ lập hiến…Hội Duy Tân chủ trương tổ chức phong trào Đông Du… nhưng thất bại, tuy vậy đã có những ảnh hưởng quan trọng tới phong trào đấu tranh thời kỳ này… - Viết nhiều sách, báo cổ động tinh thần yêu nước trong thanh thiếu niên và 0,25 nhân dân, đồng thời tố cáo tội ác của giặc Pháp… Ông tiến hành các hoạt động mở rộng giao du: Gặp gỡ với Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, tiếp xúc với Tôn Trung Sơn… - Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1912, Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội 0,25 (6/1912)…với chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”… - Việt Nam Quang phục hội chủ trương hoạt động dưới hình thức bạo động, khủng bố, ám sát cá nhân…nhưng cơ bản không đạt được mục tiêu… * Nhận xét - Các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động song 0,5 cuối cùng đều thất bại đã thể hiện sự bế tắc về đường lối và biện pháp cứu nước trong điều kiện hoàn cảnh lúc đó, chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng… - Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới 0,5 phong trào đấu tranh giành độc lập của nước ta lúc đó…, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân…,đồng thời là một trong những tiền đề làm xuất hiện những tư tưởng cứu nước mới ở giai đoạn sau… Câu 5 (2,0 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời gian này có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX? Nội dung cơ bản Điểm * Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- nơi có truyền thống đấu 0,25 tranh bất khuất chống xâm lược...
- - Người sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, nhân dân sống cực khổ... 0,25 - Chứng kiến tất cả các phong trào yêu nước của nhân dân nổ ra nhưng đều lần lượt bị thất bại... -> đất nước khủng hoảng, bế tắc về đường lối giải phóng dân tôc. - Không tán thành với đường lối hoạt động của các bậc tiền bối... Năm 1911, 0,25 Người quyết ra đi tìm con đường cứu nước mới. * Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1917 - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Người đi vòng quanh thế giới, qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu 0,25 Âu. - Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp, làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong 0,25 quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp - Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn…, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng 0,25 của người có nhiều chuyển biến. * Hướng đi và hoạt động của Người có những điểm mới: - Người không sang phương Đông mà hướng con đường cứu nước sang phương Tây xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào... 0,25 - Người đi qua nhiều nước..., thâm nhập cuộc sống của những người lao động…, sống và hoạt động trong phong trào công nhân, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga…Đó là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. - Người xác định bạn và thù ở chỗ không chỉ cùng hay khác màu da (Mà là chủ nghĩa đế quốc). Đồng thời người còn xác định muốn cách mạng thắng lợi không 0,25 chỉ dừng lại ở đoàn kết dân tộc mà cần có tinh thần đoàn kết quốc tế. Chú ý: Học sinh giải theo cách khác cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. ..........................Hết...........................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
32 p | 4333 | 110
-
5 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
24 p | 2662 | 89
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
39 p | 1866 | 86
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
35 p | 1402 | 76
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
40 p | 3660 | 60
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 năm 2018-2019 có đáp án
60 p | 635 | 59
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 429 | 38
-
Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
4 p | 319 | 17
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
82 p | 277 | 14
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
8 p | 42 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
7 p | 47 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5 p | 114 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 178 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nam
2 p | 64 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Cần Thơ
1 p | 47 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
5 p | 133 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định
1 p | 73 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
4 p | 90 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn