Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn
lượt xem 2
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THÀNH PHỐ SẦM SƠN Năm học 2021 – 2022 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Lịch sử Việt Nam (12 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Nội dung so sánh Nhân dân Triều đình Thái độ Hành động Câu 2 (4.0 điểm) Phong trào Cần Vương là gì ? Nhận xét khái quát về phong trào Cần Vương (mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử). Câu 3 (5.0 điểm) Trình bày chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1914. Chính sách đó đã làm xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào? Những tác động tích cực và hạn chế của cuộc khai thác đối với Việt Nam. II.Lịch sử thế giới (6 điểm) Câu 4 (3 điểm) Tại sao nói từ đầu những năm 90 một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên? Câu 5 (3 điểm) Vì sao nói cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh giành chính quyền ở Cu-ba? III. Lịch sử địa phương (2 điểm) Câu 6(2.0 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của em về Thành nhà Hồ? ------------------- Hết ------------------ Họ và tên: ........................................................................... SBD: ...................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
- THÀNH PHỐ SẦM SƠN Năm học 2020 – 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔNLỊCH SỬ Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 Nội dung Nhân dân Triều đình (3 điểm) so sánh Thái độ - Kiên quyết chống xâm - Không kiên quyết lược ngay từ khi Pháp nổ động viên nhân dân súng xâm lược nước ta kháng chiến. - Kiên quyết chống trả khi - Bỏ lỡ thời cơ để hành Pháp tấn công Gia Định và động. 1,5 đ các tỉnh Nam Kì. - Nhu nhược, yếu hèn, - Thái độ “bất tuân lệnh” ích kỷ vì quyền lợi của triều đình của nhân dân và dòng họ bán rẻ dân tộc sĩ phu yêu nước. Hành - Anh dũng chống trả giặc - Bỏ lỡ thời cơ khi địch động tại Đà Nẵng, làm thất bại đánh Gia Định. Không kế hoạch “đánh nhanh tận dụng cơ hội khi thắng nhanh” của Pháp. địch khó khăn để phản - Nhiều cuộc khởi nghĩa công mà lại chủ trương 1,5 đ nổ ra quyết liệt chống lại cố thủ. sự mở rộng chiếm đóng - Kí Hiệp ước Nhâm của TD Pháp và sự ưu Tuất để mất ba tỉnh nhược của triều đình. miền Đông Nam Kì - Trương Định đã chống (1862). lệnh bãi binh của triều - Để mất ba tỉnh miền đình, ở lại cùng nhân dân Tây Nam Kỳ. kháng chiến. - Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Câu 2 Phong trào Cần Vương là gì? Nhận xét khái quát về phong (4 điểm) trào Cần Vương (mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử). *Nêu khái niệm về phong trào Cần Vương... - Khi cuộc tấn công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây này 13/7/1885 ông đã nhân danhh Vua ra Chiếu Cần Vương 0,5 - Từ đó một phong trào yêu nước chống xâm lược bùng lên gọi là phong trào Cần Vương 0,25 -Thực chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước của nhân dân ta dưới danh nghĩa của một vị vua yêu nước. 0,25 * Nhận xét khái quát về phong trào Cần Vương - Mục tiêu: đánh Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến... 0,5 - Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước 0,5
- - Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp ...nhất là nông dân 0,5 -Tính chất: Mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến 0,5 - Nguyên nhân thất bại: + Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến ...không đáp ứng yêu cầu khách quan sự phát triển của xã hội. Hạn chế của những người lãnh đạo...chiến đấu mạo hiểm, phiêu liêu. 0,25 + So sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù còn mạnh đủ sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa thiếu tính thống nhất 0,25 - Ý nghĩa: Là phong trào lớn mạnh thể hiện truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng 0,5 chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào…Để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu Câu 3 *Chính sách khai thác về kinh tế (5 điểm) - Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, 0,25 lập đồn điền….. - Công nghiệp: tập trung khai mỏ (than, kim loại), mở một số nhà 0,5 máy điện, nước , chế biến…Mục đích: vơ vét tài nguyên, làm giàu cho chính quốc… - Giao thông vận tải: Pháp chú ý xây dựng đường sắt, đường bộ, 0,25 cầu cảng … nhưng để phục vụ khai thác và và mục đích quân sự... *Những chuyển biến của xã hội Việt Nam 0,5 - Địa chủ : bị phân hóa. Một bộ phận trở nên giàu có....Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép , ít nhiều có tinh thần 0,5 chống Pháp. - Nông dân bị bần cùng hóa…là lực lượng cách mạng to lớn 0,5 nhưng thiếu sự lãnh đạo đúng đắn … - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời, thành phần phức tạp... , 0,5 các sĩ phu Nho học có sự chuyển biến trong tư tưởng... - Giai cấp công nhân ngày càng tăng nhanh về số lượng…. * Tác động 0,5 - Tích cực : + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào 0,5 Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ... + Làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới … qua đó tạo những biến đổi bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX. 0,5 -Hạn chế : + Vẫn duy trì phương thức bóc lột phong trong mọi lĩnh vực kinh 0,5 tế và đời sống…. Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt. + Nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, mất ruộng đất…. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng, kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào tư
- bản Pháp…. * Từ đầu những năm 90 một chương mới đã mở ra trong lịch sử Câu 4 các nước Đông Nam Á vì: (3 điểm) - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “chiến tranh lạnh” chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới. 0,5 - Ngày 22/ 7/1992 Việt Nam và Lào tham gia hiệp ước Ba-li, tiếp đó tháng 7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 9/1997 Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN và đến tháng 4/1999 Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này. 0,5 - Như vậy từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển lên 10 nước thành viên. Lần đầu tiến trong lịch sử khu vực 10 nước ĐNA cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó A SE AN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một ĐNA hoà bình, ổn định để cùng nhâu phát 0,5 triển phồn vinh. - Năm 1992 ASEAN quyết định biến ĐNA thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10 – 15 năm. 0,25 - Năm 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển 0,25 của ĐNA. Một chương mới đã mở ra cho khu vực ĐNA. * Tác động đến các nước thành viên: - Tạo môi trường hoà bình, giao lưu để các nuớc thành viên tăng cường hợp tác song phương, đa phương, học hỏi lẫn nhau để phát 0,5 triển kinh tế, bảo vệ hoà bình và an ninh khu vực. - Các nước thành viên cần có chiến lược phát triển phù hợp để 0,5 tăng cường sức cạnh tranh, tránh nguy cơ tụt hậu. Câu 5 - Đất nước Cu-ba có hình dạng giống như 1 con ca sấu vươn dài (3 điểm) trên vùng biển ca-ri-bê, rộng 111000 km2 với dân số 11,3 triệu người (2002). 0,25 - Sau CTTGT2, được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952 tướng Ba- ti-xta tiến hành đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính quyền Ba-ti-xta đã xoá bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái 0,25 hoạt động, giết hại, giam cầm hàng chục vạn người yêu nước. Dưới chế độ độc tài Ba-ti-xta, đất nước Cu-ba bị biến thành “trại tập trung, xưởng đúc súng khổng lồ”. - Không cam chịu dưới ách thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu-ba đã đứng dậy đấu tranh. 0,25 - Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Ca-xtơ-rô đã tấn công vào pháo đài Môn- 0,5 ca-đa. Cuộc tấn công tuy thất bại nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân và mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cu-ba: Giai đoạn đấu tranh
- vũ trang giành chính quyền trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới đầy nhiệt tình và kiên cường. - Sau hai năm bị giam cầm, năm 1955 Phi-đen được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô, ở đây ông đã thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26-7”, tập hợp các chiến sĩ yêu 0,5 nước luyện tập quân sự chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. - Năm 1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê-hi-cô trở về tổ quốc, khi lên bờ biển (tỉnh Ô-ri-en-tê) thì bị địch bao vây tấn công, nhiều đồng chí đã hy sinh, chỉ còn 12 người sống sót trong đó có Phi-đen. Ông cùng 11 đồng chí rút về xây dựng căn 0,5 cứ cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây của Cu-ba. - Được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cách mạng đã lớn mạnh và lan rộng ra cả nước.Từ cuối năm 1958 các binh đoàn cách mạng do Phi- đen làm tổng chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tấn công trên khắp các mặt trận. Ngày 1/1/1959 nghĩa quân tiến vào thủ đô La-ha-ba-na lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta, cách 0,5 mạng Cu-ba giành thắng lợi hoàn toàn. - Như vậy cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh giành chính quyền ở Cu-ba: Giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền trên toàn đảo làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu-ba của Mĩ, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. 0,25 Câu 6 Thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long (huyện Vĩnh (2 điểm) Lộc). Được xây dựng năm 1397, thành là một công trình kiến trúc kì vĩ xây bằng đá. Thành được xây ở tư thế hiểm trở, có cấu trúc đồ sộ, chia làm hai khu: 0,5 Vòng ngoại được đắp bằng đất, có chông, có hào sâu và cống ngầm thông với bên trong 0,5 Nội thành: có cung điện và dinh quan lại (gọi là Hoàng thành) xây bằng đá xanh. Chiều dài thành 900m, rộng 700m. Tường thành cao 6m, dày 4m, được ghép bởi những khối đá dài 1,5m, rộng 1m, dày 0,8m, phía trong đắp đất.Những khối đá ốp được ghè đẽo công phu, vuông vức được chồng ghép lên nhau tạo thành độ dốc thẳng đứng ở phía ngoài...Thành có 4 cổng ở 4 mặt được đóng mở bởi bánh xe lăn bằng đá. 0,5 Thành nhà Hồ một di tích thành lũy quân sự, một công trình kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam thời xưa. Ngày nay, thành nhà Hồ chỉ còn là một phế tích. Di tích này được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế 0,5 giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 429 | 38
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
82 p | 273 | 14
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5 p | 112 | 5
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 52 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
8 p | 37 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 137 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An
5 p | 72 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
7 p | 348 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1
6 p | 96 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nam
2 p | 60 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 32 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
6 p | 70 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
5 p | 127 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định
1 p | 72 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
12 p | 72 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
4 p | 90 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh
8 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn