intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN CHÂU ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN THI: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 16/02/2023 Câu 1 (3.0 điểm): Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, một số quan lại, sĩ phu yêu nước như: Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch,…và nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế,… của nhà nước phong kiến. Nhưng các đề nghị cải cách không được chấp nhận. (Trích nội dung sgk Lịch sử 8, trang 135) Qua đoạn trích trên em hãy cho biết: a) Đoạn trích phản ánh giai đoạn nào của lịch sử nước ta? b) Các quan lại, sĩ phu đề nghị cải cách duy tân đất nước xuất phát từ động cơ nào? Tại sao các đề nghị cải cách này không được chấp nhận? c) Theo em, để một cuộc cải cách duy tân trở thành hiện thực và đạt kết quả như mong muốn thì cần có những điều kiện nào? Câu 2 (3.0 điểm): Giai cấp công nhân Việt Nam có những chuyển biến như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta? Câu 3 (5.0 điểm): Từ những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc năm 1917 đến năm 1930 hãy: a) Xác định mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Lý giải vì sao đây là mốc thời gian kết thúc hành trình cứu nước của Người? b) Trình bày những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc. c) Rút ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng. Câu 4 (3.0 điểm): Cho biết tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939-1945. Vì sao Pháp và Nhật thỏa hiệp với nhau để thống trị Đông Dương? Câu 5 (3.0 điểm): Kể tên những thắng lợi tiêu biểu và rút ra ý nghĩa lịch sử trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, Châu Phi, Mĩ la-tinh gắn với các mốc thời gian: 1949, 1959, 1960, 1993. Câu 6 (3.0 điểm): Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945). ............. HẾT ............ (Đề thi có 01 trang) Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh:………………… Chữ ký cán bộ coi thi thứ nhất:………………
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN CHÂU ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 a- Đoạn trích phản ánh giai đoạn nào của lịch sử nước ta? 3.0 b- Các quan lại, sĩ phu đề nghị cải cách duy tân đất nước xuất phát từ điểm động cơ nào? Tại sao các đề nghị cải cách này không được chấp nhận? c- Theo em, để một cuộc cải cách duy tân trở thành hiện thực và đạt kết quả như mong muốn thì cần có những điều kiện nào? a- Giai đoạn những năm 60 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đang ráo riết 0.5 mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam kỳ, chuẩn bị đánh chiếm cả nước. b. Động cơ: - Yêu nước, thương dân. 0.25 - Mong muốn đất nước giàu mạnh để đối phó với cuộc xâm lược của thực 0.25 dân Pháp. - Nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. 0.25 Các đề nghị cải cách này đều không được chấp nhận vì: -Các đề nghị cải cách còn lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên 0.5 trong và chưa giải quyết được những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam lúc đó -Triều Nguyễn bảo thủ, không chịu thay đổi vì lo ảnh hưởng đến quyền lợi 0.5 của dòng tộc…. Điều kiện để một cuộc cải cách duy tân trở thành hiện thực và đạt kết quả: -Cả nước đoàn kết, trên dưới một lòng. 0.25 -Quyết tâm của người đứng đầu, sự ủng hộ của nhân dân. 0.25 -Nội dung cải cách phù hợp với hoàn cảnh đất nước… 0.25 Câu 2 Giai cấp công nhân Việt Nam có những chuyển biến như thế nào sau 3.0 chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao giai cấp công nhân giữ vai trò điểm lãnh đạo cách mạng nước ta? Những chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất: -Nguyên nhân: Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm cho các giai cấp, tầng lớp nước ta chuyển biến sâu sắc, trong đó có giai cấp công 0.25 nhân. -Biểu hiện: +Tăng nhanh về số lượng, chất lượng, tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền, 0,5 thành phố công nghiệp. +Bị đế quốc, phong kiến và tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống vô cùng 0.5 khó khăn. Giải thích giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng vì: -Giai cấp công nhân có quan hệ mật thiết với nông dân nên tạo thành khối 0.25
  3. liên minh công - nông. Cùng với giai cấp nông dân trở thành lực lượng lớn nhất, quan trọng nhất của cách mạng. -Ngoài điểm chung với giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột (thực dân Pháp, phong kiến và tư sản). Vì 0.25 vậy có tinh thần cách mạng cao độ và triệt để. -Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời muộn, trong cuộc khai thác lần thứ 0.25 nhất của Pháp, được kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. -Là lực lượng xã hội tiến bộ của thời đại: đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ, điều kiện sống tập trung… thuận lợi trong sinh hoạt và 0.5 đấu tranh. -Khi vừa trưởng thành, giai cấp công nhân đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lê nin, ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế 0.5 giới nên đã nhanh nhanh chóng vươn lên thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Câu 3 a) Xác định mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Lí giải vì sao. 5.0 b) Trình bày những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến việc điểm khẳng định con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc. c) Rút ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng. Mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: -Giữa tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân 0.5 tộc. Lí giải: -Nguyễn Ái Quốc tin tưởng rằng những quan điểm của Lênin nêu ra trong Luận cương này sẽ là con đường đấu tranh đúng đắn để giúp nhân dân Việt 0.5 Nam giành độc lập. Từ đó, Người quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Những nhân tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc: Nhân tố chủ quan: -Nguyễn Ái Quốc lớn lên trong gia đình yêu nước, quê hương giàu truyền 0.25 thống cách mạng. -Bản thân Người có hoài bão và lý tưởng cứu nước trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo phong trào chống Pháp cuối thế kỉ 0.5 XX-đầu thế kỉ XX. Nhân tố khách quan: -Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân ta chịu ách độ hộ của Pháp, các cuộc đấu tranh diễn ra sôi nổi, 0.5 mạnh mẽ nhưng đều thất bại. Người thấy được sự bế tắc trong con đường cứu nước cũ (của các bậc tiền bối). -Người cho rằng: Phải hiểu rõ bản chất của Tự do, Bình đẳng, Bác ái của 0.5 nước Pháp, phải đi sang Phương Tây xem nước Pháp và các nước khác họ
  4. làm như thế nào, từ đó trở về giúp đồng bào mình cứu nước. -Năm 1917, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã hình thành con 0.5 đường đấu tranh mới: con đường cách mạng vô sản. -Trải qua quá trình hoạt động, đúc kết giữa lý luận và thực tiễn sâu sắc từ chính các nước đế quốc và thuộc địa, làm cơ sở để Nguyễn Ái Quốc tiếp 0.5 nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin và khẳng đĩnh con đường cứu nước mới. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng: -Là người triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) để thống nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng 0.5 Sản Việt Nam đầu năm 1930. -Là người soạn thảo cương lĩnh chính trị và thông qua trong Hội nghị thành 0.5 lập Đảng. -Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị thành lập Đảng đi vào lịch 0.25 sử như một Đại hội thành lập Đảng. Câu 4 Cho biết tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939- 3.0 1945. Vì sao Pháp và Nhật thỏa hiệp với nhau để thống trị Đông điểm Dương? Tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939-1945: -Thế gới: -Tháng 9-1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 6-1940 phát-xit 0.25 Đức tấn công nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng. -Ở viễn Đông, quân Nhật tiến sát biên giới Việt – Trung. 0.25 Ở Đông Dương: -Tháng 9-1940 Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đứng trước 2 nguy cơ: cách mạng Đông Dương bùng cháy và phát xít Nhật lăm le hất cẳng chúng. 0.5 Tình thế đó Pháp câu kết với Nhật cùng thống trị Đông Dương. +Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy, tăng cường vơ vét, bóc lột nhân 0.25 dân ta, tăng các loại thuế., đặc biệt là thuế rượu, muối thuốc phiện. +Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thu mua lương thực theo lối cưỡng 0.25 bức với giá rẻ mạt. - Hậu quả: + Thủ đoạn này đã làm hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói vào cuối 0.25 năm 1944, đầu 1945. + Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật các tầng lớp nhân dân ta 0.25 cực khổ, điêu đứng +Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp Nhật gay gắt. 0.25 Pháp và Nhật thỏa hiệp để thống trị Đông Dương vì: - Pháp lúc này đang yếu thế nên không đủ sức chống lại Nhật. 0.25 - Mặt khác, Pháp muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông 0.25 Dương. - Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông 0.25 Dương, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật. Câu 5 Kể tên những thắng lợi tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở 3.0 các nước Châu Á, Châu Phi, Mĩ la-tinh gắn với các mốc thời gian: 1949, điểm
  5. 1959, 1960, 1993. Rút ra ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi này. -1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. 0.25 -Ý nghĩa lịch sử: kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc 0.5 ập tự do và hệ thống XHCN nối liền từ Âu sang Á. -1959, cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba dưới sự lãnh đạo của phi-đen cat- xtơ-rô giành thắng lợi, chế độc độc tài Ba-ti-xta (thân Mĩ) bị lật đổ, 0.25 -Ý nghĩa lịch sử: cách mạng Cu-ba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ la-tinh, thắng lợi này đã mở ra một kỉ nguyên mới độc 0.5 lập dân tộc gắn liền với CNXH của nhân dân Cu-ba. -1960, được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước tuyên bố độc lập. -Ý nghĩa lịch sử: Hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, 0.25 các dân tộc châu Phi giành lại độc lập, chủ quyền, góp phần quan trọng dẫn 0.5 tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân phương Tây cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi. -1993, trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền người da trắng ở Nam phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do 0.5 cho lãnh tụ Nen xơn Man-đê-la sau 27 năm bị cầm tù. -Ý nghĩa lịch sử: chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ tại sào huyệt cuối 0.25 cùng sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Câu 6 Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh 3.0 hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945). điểm - Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng: - Ở Châu Âu: +Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức, và các nước 0.25 Đông Âu; +Vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh. 0.25 - Ở Châu Á: +Trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần 0.5 đảo Curin; Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Bắc Triều Tiên; -Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên. 0.25 -Trừ Trung Quốc, những vùng còn lại ở châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng 0.25 của các nước phương Tây. - Nhận xét. + Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc Đồng minh tại Hội nghị Ianta đã góp phần tạo ra khuôn khổ của trật tự 0.75 thế giới mới sau chiến tranh: trật tự hai cực Ianta. + Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng tại hội nghị Ianta chủ yếu là sự phân chia giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Sự phân chia 0.75 này dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng (chiến tranh lạnh) giữa Liên Xô và Mĩ sau chến tranh thế giới thứ hai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2