intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: Thiên Thần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

108
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, cũng như làm quen với cấu trúc ra đề thi và xem đánh giá năng lực bản thân qua việc hoàn thành đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN HÀ TRUNG ĐỀ THI SÁT HẠCH ĐỘI TUYỂN HSG Năm học: 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Môn thi: Sinh học 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 14/01/2021 Đề thi này có 01 trang gồm 9 câu. Câu 1 (2,5 điểm): Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. Câu 2 (1,0 điểm): Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người. Câu 3 (3,0 điểm): a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu? b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút. - Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức? - Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên? Câu 4 (1,0 điểm): Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận? Câu 5 (2,0 điểm): a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông? Câu 6 (3,0 điểm): a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường: O2 CO2 N2 Hơi nước Khí hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít Khí thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hoà Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên. b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO. Câu 7 (3,5 điểm): a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó? b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II): Phân tử của thức ăn ( I ) Enzim ( II ) 1. Tinh bột a. Pepsin 2. Lipit b. Amilaza 3. Protein c. Nucleaza 4. Axit nucleic d. Lipaza Câu 8 (2,0 điểm): Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ? Câu 9 (2,0 điểm): Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả? --------------HẾT-------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh:..................................................................................................... Số báo danh: ..............................................
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 2,5 * Máu gồm 2 thành phần: Huyết tương và các tế bào máu - Huyết tương: + Phần lỏng của máu, chiếm 55% thể tích máu, chứa 90% nước và 10% các chất hòa tan 0,5 Các chất hòa tan gồm: chất dinh dưỡng (protein, gluxit, vitamin, lipit), nội tiết tố, khoáng thể, muối khoáng, chất thải của tế bào ure, axit uric... 0,25 + Đăc điểm: Màu vàng nhạt, lỏng - Các tế bào máu: + Chiếm: 45% thể tích máu, gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu 0,5 + Đặc điểm: Đặc quánh, đỏ thẫm 0,25 * Chức năng của huyết tương và hồng cầu: - Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận 0,5 chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. - Hồng cầu: Hồng cầu vận chuyển oxi từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO 2 từ 0,5 các tế bào về tim đến phổi. 2 1,0 * Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là: - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải  ĐM phổi  MM phổi (TĐK nhường CO2 nhận O2 biến máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi)  TM phổi  Tâm nhĩ 0,5 trái. - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái  ĐM chủ  MM ở các cơ quan để thực hiện TĐC (cung cấp O2 và các chất dinh dưỡng cho tế bào, nhận CO2 và các chất 0,5 thải ra từ tế bào, biến máu đỏ tươi thành máu đỏ thẫm)  TM chủ  Tâm nhĩ phải. 3 3,0 a, - Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. 0,5 - Khi tâm thất co tạo ra huyết áp tối đa. Khi tâm thất dãn tạo ra huyết áp tối thiểu 0,5 b, - Thời gian của 1 chu kì tim khi hoạt động gắng sức : 60/150 = 0,4 s 0,5 - Tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất : dãn chung = 1 : 3 : 4 => Thời gian các pha trong chu kỳ tim là : + Tâm nhĩ co : 0,05 s 0,5 + Tâm thất co : 0,15 s 0,5 + Dãn chung : 0,2 s 0,5 4 1,0 - Nhóm máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu, nhưng trong huyết 0,5 tương lại không có chứa kháng thể nào. Do đó nhóm máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ, nhóm máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận. - Nhóm máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho các nhóm máu khác sẽ không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính 0,5 hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên nhận. 5 2,0 a, - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 0,5 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 0,5 b, - Dung tích sống của phổi là : 5400 -1000 =4400 ml 0,25 - Thể tích khí dự trữ là: 2400: 2 = 1200 ml 0,25 - Thể tích khí lưu thông là : 4400 - 2400- 1200 =800 ml 0,5
  3. 6 3,0 a, - Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn trong khí hít vào là do O2 đã khuếch tán từ khí phế 0,5 nang vào máu trong mao mạch ở phổi. - Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao hơn trong khí hít vào là do CO 2 đã khuếch tán từ máu 0,5 trong mao mạch ở phổi ra khí phế nang. - Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn 0,5 chút ít là do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn, sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học. - Hơi nước bão hoà trong khí thở ra là do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy 0,5 phủ toàn bộ đường dẫn khí. b, - Do nước tràn vào đường dẫn khí , phổi làm cản trở lưu thông khí, quá trình trao đổi khí 0,5 ....dẫn đến tử vong - Phân tử CO liên kết rất chặt với hêmôglôbin, chiếm chỗ của ô xi , làm cản trở sự trao 0,5 đổi và cận chuyển khí ôxi dẫn đến cơ thể thiếu ôxi....... 7 3,5 a, Các hoạt động tham gia Tác dụng của hoạt động - Sự tiết nước bọt - Làm mềm và ướt thức ăn 0,5 0,5 - Nhai - Cắt nhỏ, nghiền, làm mềm và nhuyễn thức ăn - Đảo trộn thức ăn - Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt 0,5 - Tạo viên thức ăn - Tạo viên thức ăn vừa nuốt 0,5 - Hoạt động của enzim amilaza - Biến đổi 1 phần tinh bột ( chín) thành đường 0,5 trong nước bọt mantôzơ b, ĐA : 1 - b ; 2 - d ; 3 - a ; 4 - c 1,0 8 2,0 * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất : - Ruột non là cơ quan dài nhất trong ống tiêu hóa (dài khoảng 2,8 – 3m) 0,5 - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột, mỗi lông ruột có vô số 0,5 lông cực nhỏ, đã tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn lên nhiều lần - Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều 0,5 kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng. - Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không cho những chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu. 0,5 9 2,0 - Vệ sinh răng miệng đúng cách. 0,5 - Ăn uống hợp vệ sinh. 0,5 - Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa làm việc qua sức. 0,5 - Ăn uống đúng cách: Ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẻ, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2