Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa
lượt xem 6
download
Luyện tập với Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa
- PHÒNG GD & ĐT HIỆP HÒA ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày soạn: 28/3/2020 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm) Cho sơ đồ phả hệ sau: Cặp vợ chồng III-2 và III-3 sinh ra một đứa con trai bình thường. Tính xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh. Câu 2 (1.5 điểm) . 1. Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau: - Trường hợp 1:Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có trình tự a.a hoàn toàn khác với trình tự a.a trong phân tử protein do gen A quy định. - Trường hợp 2:Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có a.a thứ 3 khác với a.a thứ 3 trong phân tử protein do gen A quy định tổng hợp. 2. Với AND có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỷ lệ A+G/T+X ? Câu 3 (2 điểm): Một loài sinh vật khi giảm phân, nếu có 3 cặp NST đều xảy ra trao đổi chéo tại một điểm sẽ tạo ra tối đa 225 loại giao tử. Một tế bào sinh dục sơ khai cái của loài này qua một số đợt nguyên phân cần môi trường cung cấp 11220 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trung là 3,125 %. . Hãy xác định 1. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ cái sơ khai? 2. Số hợp tử được hình thành? 3. Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra đủ số tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh? Câu 4 (2 điểm): Cho 2 cây P với nhau thu được F1 có kết quả như sau: 79 cây có hoa đỏ, quả dài : 161 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 160 cây có hoa hồng, quả dài : 321 cây có hoa hồng, quả bầu dục : 80 cây có hoa đỏ, quả tròn : 159 cây có hoa hồng, quả tròn : 81 cây có hoa trắng, quả dài : 160 cây có hoa trắng, quả bầu dục : 80 cây có hoa trắng, quả tròn. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. Biết tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng, tính trạng quả tròn là tính trạng trội so với quả dài?
- Câu 5 ( 3 điểm) a) Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội? b) Điểm khác biệt cơ bản nhất về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội? c) Giả định bộ NST lưỡng bội của một loài (2n = 6). Hãy vẽ sơ đồ về bộ NST đột biến ở các dạng: Thể ba nhiễm và Thể tam bội. Câu 6 (1,5 điểm): Ở đậu Hà Lan, khi cho lai giữa hai cây hoa màu đỏ với nhau, người ta thấy F1 xuất hiện cây hoa màu trắng. a. Biện luận và viết sơ đồ lai. b. Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là bao nhiêu? Câu 7 (2 điểm): a. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm thích nghi cơ bản của thực vật? b. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần gũi sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệtở vùng nhiệt đới ấm áp; đồng thời động vật ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi,… nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới? Câu 8 (2 điểm) a. Thực chất của phân bào giảm phân 2 là nguyên phân đúng hay sai? Giải thích. b. Để gây đột biến đa bội người ta thường xử lý cônsixin vào thời điểm nào trong chu kỳ tế bào? Giải thích. c. Xét hai nhóm tế bào A và B đang thực hiện quá trình phân bào. Nhóm A thực hiện nguyên phân, còn nhóm B thực hiện giảm phân 2. Số tế bào của nhóm B bằng số nhiễm sắc thể trong tế bào thuộc đột biến thể không nhiễm. Tổng số tế bào con thu được từ hai nhóm là 120. Tổng số nhiễm sắc thể đơn có trong tất cả các tế bào con là 2200. Hãy xác định số tế bào ban đầu ở mỗi nhóm và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. Câu 9 (2 điểm): a. Liên quan đến điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành những nhóm cơ bản nào? Nêu đặc điểm của các nhóm động vật đó. b. Hãy cho biết màu sắc trên thân của động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Câu 10 (2 điểm): Mộtgen có chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm 1 đoạn. Đoạn gắn thêm có chứa 185 liên kết hydrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ loại guanin của gen bằng 30%. a. Tính chiều dài của đoạn gen sau khi đột biến? b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra? c. Sau đột biến gen tự nhân đôi một số lần và đã sử dụng của môi trường nội bào là 1530 ađênin.Xác định số liên kết hydrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của gen? @========== HẾT ==========@
- ĐÁP ÁN Câu 1 (2 điểm) Cho sơ đồ phả hệ sau: Cặp vợ chồng III-2 và III-3 sinh ra một đứa con trai bình thường. Tính xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh. Câu Nội dung Điểm 1 xét riêng từng bệnh. – Xét bệnh mù màu: đây là bệnh chúng ta đã biết do gen lặn nằm trên NST X 0.5 không có alen tương ứng quy định nên đứa con trai IV-1 bình thường chắc chắn 100% có kiểu gen XBY (B: không mù màu, b: mù màu) – Xét bệnh điếc bẩm sinh: Muốn tìm kiểu gen của IV-1 chúng ta cần phải biết được kiểu gen của III-2 và III-3. + Ta thấy I-5 và I-6 kiểu hình bình thường sinh ra con II-5 bị điếc bẩm sinh do đó điếc bẩm sinh là tính trạng lặn, bình thường là tính trạng trội. Mặt khác bố I-5 trội sinh con gái II-5 lặn nên không thể có di truyền chéo ở đây, vậy gen nằm trên NST thường. (A: bình thường, a: câm điếc bẩm sinh) + I-5 và I-6 sẽ phải có kiểu gen Aa: Aa x Aa → AA : Aa : aa. Cơ thể II-4 bình thường nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa (1/3 AA: 2/3 Aa). 0.5 + I-4 có kiểu gen aa, sinh con II-3 bình thường nên II-3 chắc chắn có kiểu gen Aa. Như vậy ta có phép lai giữa II-3 và II-4: 100% Aa x (1/3 AA: 2/3 Aa) ↔ (1/2 A: 1/2 a) x (2/3 A: 1/3 a) → 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa Do đó cá thể III-3 bình thường có kiểu gen (2/6 AA: 3/6 Aa) hay (2/5 AA: 3/5 Aa) + Cá thể III-2 có kiểu hình bình thường, có mẹ II-2 điếc bẩm sinh (kiểu gen aa) nên III-2 chắc chắn có kiểu gen aa + Ta có phép lai III-2 và III-3 như sau: Aa x (2/5 AA: 3/5 Aa) ↔ (1/2 A: 1/2a) 0.5 x (7/10 A: 3/10 a) → (7/20 AA: 10/20 Aa : 3/20 aa). + Người con IV-1 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gen (7/20 AA: 10/20
- Aa) ↔ (7/17AA : 10/17 Aa) – Để con trai IV-1 không mang alen gây bệnh, do đó người con này phải có kiểu gen AAXBY với xác suất 7/17 ≈ 41,18% 0.5 Câu 2 (1.5 điểm) . 1. GenA bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau: - Trường hợp 1:Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có trình tự a.a hoàn toàn khác với trình tự a.a trong phân tử protein do gen A quy định. - Trường hợp 2:Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có a.a thứ 3 khác với a.a thứ 3 trong phân tử protein do gen A quy định tổng hợp. 2. Với AND có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỷ lệ A+G/T+X ? Câu Nội dung Điểm 2.1 -Trường hợp 1:Đây là đột biến gen thêm hoặc mất cặp nu diễn ra tại vị trí một 0.5 trong 3 cặp nu đầu tiên của gen A. -Trường hợp 2 :Đây là đột biến thay thế cặp nu ở vị trí một trong 3 nu ở bộ 3 0.5 thứ 3 trên gen A. 2.2 -Không có dạng nào vì với AND có cấu trúc mạch kép luôn có A=T,G=X nên 0.5 tỷ lệ A+T/G+X luôn không đổi. Câu 3 (2 điểm): Một loài sinh vật khi giảm phân, nếu có 3 cặp NST đều xảy ra trao đổi chéo tại một điểm sẽ tạo ra tối đa 225 loại giao tử. Một tế bào sinh dục sơ khai cái của loài này qua một số đợt nguyên phân cần môi trường cung cấp 11220 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trung là 3,125 %. . Hãy xác định 1. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ cái sơ khai? 2. Số hợp tử được hình thành? 3. Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra đủ số tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh? Câu Nội dung Điểm 3.a a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái Bộ NST của loài là 2n, ta có 2n + 3= 2 25 Vậy n =22 → 2n = 44 0.5 Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái, ta có : 44( 2x -1) = 11220, x= 8 0.5 3.b b. Số hợp tử tạo thành Số tế bào sinh giao tử cái tham gia giảm phân = số giao tử cái tạo ra : 0.25 8 2 = 256 tế bào Số hợp tử tạo thành 256 x 25% = 64 0.25
- 3.c c.Số tinh trùng tham gia thụ tinh : 64 x 100/ 3,125 = 2048 0.25 Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra số tinh trùng tham gia thụ tinh 2048 : 4 = 512 0.25 Câu 4 (2 điểm): Cho 2 cây P với nhau thu được F1 có kết quả như sau: 79 cây có hoa đỏ, quả dài : 161 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 160 cây có hoa hồng, quả dài : 321 cây có hoa hồng, quả bầu dục : 80 cây có hoa đỏ, quả tròn : 159 cây có hoa hồng, quả tròn : 81 cây có hoa trắng, quả dài : 160 cây có hoa trắng, quả bầu dục : 80 cây có hoa trắng, quả tròn. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. Biết tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng, tính trạng quả tròn là tính trạng trội so với quả dài? Câu Nội dung Điểm 4 - Theo đề bài, ta có qui ước gen: 0.25 A: hoa đỏ; a: hoa trắng; B: quả tròn; b: quả dài. - Xét tỉ lệ KH của F1: F1: 79 hoa đỏ, quả dài : 161 hoa đỏ, quả bầu dục : 160 hoa hồng, quả dài : 321 hoa hồng, quả bầu dục : 80 hoa đỏ, quả tròn : 159 hoa hồng, quả tròn : 81 hoa trắng, quả dài : 160 hoa trắng, quả bầu dục : 80 hoa trắng, quả tròn ≈ 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng, quả bầu dục 0.25 : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa trắng, quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: + Về tính trạng màu sắc hoa: Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = (79+161+80) : (160+321+159) : (81+160+80) ≈ 1 : 2 :1 F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => hoa đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với hoa trắng và hoa hồng là tính trạng trung gian =>KG: AA: hoa đỏ; 0.25 Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa. + Về tính trạng hình dạng quả: 0.25 Quả dài : quả bầu dục : quả tròn = (79+160+81):(161+321+160):(80+159+80) ≈ 1 : 2 :1 F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài và quả bầu dục là tính trạng trung gian =>KG: AA: quả 0.25 tròn; Aa: quả bầu dục; aa: quả dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb. - Xét chung 2 cặp tính trạng: (1Hoa đỏ : 2hoa hồng : 1hoa trắng) x (1Quả dài : 2quả bầu dục : 1quả
- tròn) = 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng, quả bầu dục : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa trắng, quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn = F1 0.25 => Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra: P: AaBb (hoa hồng, quả bầu dục) x AaBb (hoa hồng, quả bầu dục) - Sơ đồ lai minh họa: P: (hoa hồng, quả bầu dục) AaBb x AaBb (hoa hồng, quả bầu dục) G: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab F1: 0.25 AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb ***Kết quả: + KG: 1Aabb : 2AABb : 2Aabb : 4AaBb : 1AABB : 2AaBB : 1aabb : 2aaBb : 1aaBB 0.25 + KH: 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng, quả bầu dục : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa trắng, quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn Câu 5 ( 3 điểm) a) Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội? b) Điểm khác biệt cơ bản nhất về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội? c) Giả định bộ NST lưỡng bội của một loài (2n = 6). Hãy vẽ sơ đồ về bộ NST đột biến ở các dạng: Thể ba nhiễm và Thể tam bội. Câu Nội dung Điểm 5.a *Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể đa bội: Thể lưỡng bội Thể dị bội Thể đa bội - Bộ NST là 2n - Bộ NST thừa hoặc thiếu - Bộ NST tăng lên theo 1.25 1 hay 1 số chiếc bội số của n. - Được tạo ra do quá - Do trong phân bào 1 - Do trong phân bào
- trình phân li bình hoặc 1 số cặp NST không tất cả các cặp NST thường của các NST phân li. không phân li. trong phân bào. - Trong bộ NST có - Trong bộ NST có 1 hay - Trong bộ NST mỗi các NST tồn tại thành 1 số cặp nào đó có số nhóm NST có số NST từng cặp. NST khác 2. lớn hơn 2. - Có hình thái, cấu - Có kiểu hình không - Có cơ quan sinh tạo, sinh trưởng và bình thường, giảm sức dưỡng lớn, sinh trưởng phát triển bình sống… mạnh, phát triển tốt, thường. chống chịu tốt. *Nhận biết - Cã thÓ nhËn biÕt ®îc thÓ ®a béi b»ng m¾t thêng qua 0.5 c¸c dÊu hiÖu h×nh th¸i, sinh lÝ cña c¬ thÓ, ®a béi thêng cã kÝch thíc tÕ bµo to, c¸c c¬ quan sinh dìng lín h¬n d¹ng lìng béi. - Lµm tiªu b¶n, ®Õm sè lîng bé NST cña loµi. 5.b Điểm khác biệt cơ bản nhất: 0.5 - Thể tự đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ một loài. - Thể dị đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ 2 loài khác nhau. 5.c Thể ba nhiễm Thể tam bội 0.75 Câu 6 (1,5 điểm): Ở đậu Hà Lan, khi cho lai giữa hai cây hoa màu đỏ với nhau, người ta thấy F1 xuất hiện cây hoa màu trắng. a. Biện luận và viết sơ đồ lai. b. Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là bao nhiêu? Câu Nội dung Điểm a. Biện luận: Vì P đỏ x đỏ, mà F1 thu được cây hoa trắng → Cặp tính trạng màu sắc hoa di truyền 0,5 tuân theo quy luật phân li Men đen và hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quy ước: gen A: hoa đỏ; alen a: hoa trắng, kiểu gen của P là Aa. 6.a * Sơ đồ lai: P : Aa (hoa đỏ) Aa (hoa đỏ)
- 0,5 F1 AA : Aa : aa Kiểu hình: 3 đỏ : 1 trắng b. F2 cây hạt trơn tự thụ phấn: F1 cây hoa đỏ tự Tỉ lệ kiểu gen ở F2 Tỉ lệ kiều hình ở F2 thụ phấn 0,25 (AA AA) AA = AA A- 6.b AA : Aa : aa A- : aa (Aa Aa) 0,25 AA : Aa : aa 5A- (hoa đỏ): 1aa (hoa trắng) Câu 7 (2,0 điểm): a. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm thích nghi cơ bản của thực vật? b. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần gũi sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệtở vùng nhiệt đới ấm áp; đồng thời động vật ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi,… nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới? Câu Nội dung Điểm a. - Ánh sáng cần cho quá trình quang hợp, - Ánh sáng chi phối đến mọi hoạt động của đời sống thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm cấu tạo, sinh lý và sinh thái của chúng 0,5 - Nhóm cây ưa sáng (cỏ, phi lao…)mọc nơi trống trải, lá dày, màu xanh nhạt, nhóm cây ưa bóng (phong lan, gừng, riềng…)có lá mỏng, màu xanh đậm, nhóm cây chịu bóng tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng 0,5 7.a - Nhịp chiếu sáng ngày đêm tạo nên sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác như đồng hồ sinh học VD: Cây đậu lá rủ xuống ban đêm, hướng lên vào ban ngày. b. - Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp kích thước cơ thể lớn Tỉ lệ 0,5 S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với diện tích cơ thể) nhỏ để giảm sự thoát nhiệt. Kích thước lớn tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng sống qua mùa đông kéo 7.b dài. Lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt hạn chế sự toả nhiệt. 0,5 - Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp, phần nhô ra có kích thước bé Tỉ lệ S/V nhỏ để giảm sự thoát nhiệt. Câu 8 (2 điểm)
- a. Thực chất của phân bào giảm phân 2 là nguyên phân đúng hay sai? Giải thích. b. Để gây đột biến đa bội người ta thường xử lý cônsixin vào thời điểm nào trong chu kỳ tế bào? Giải thích. c. Xét hai nhóm tế bào A và B đang thực hiện quá trình phân bào. Nhóm A thực hiện nguyên phân, còn nhóm B thực hiện giảm phân 2. Số tế bào của nhóm B bằng số nhiễm sắc thể trong tế bào thuộc đột biến thể không nhiễm. Tổng số tế bào con thu được từ hai nhóm là 120. Tổng số nhiễm sắc thể đơn có trong tất cả các tế bào con là 2200. Hãy xác định số tế bào ban đầu ở mỗi nhóm và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. Câu Nội dung Điểm 8.a a.Thực chất của phân bào giảm phân 2 là nguyên phân ; Đúng . Vì trong giảm 0.25 phân 2 tế bào có (n) NST kép sau khi phân chia hình thành nên 2 tế bào con, mỗi tế bào con có (n) NST => số NST trong tế bào con không đổi, do đó phân bào giảm phân 2 giống nguyên phân. 8.b - Để gây đột biến đa bội người ta thường xử lý cônsixin vào cuối pha G2. 0.25 - Bởi vì, ở pha G2 tế bào tổng hợp prôtêin tubulin hình thành vi ống, từ đó hình thành nên thoi phân bào (thoi vo sắc). 0.25 - Sự tổng hợp vi ống bắt đầu từ pha G2 (trước pha M) do vậy xử lý cônsixin lúc này có tác dụng ức chế hình thành thoi phân bào --> Hiệu quả gây đột biến cao. 0.25 8.c Gọi: + n là số NST trong bộ đơn bội của loài + x là số tế bào trong nhóm A + y là số tế bào trong nhóm B - Theo đề bài ta có: + Tổng số tế bào con của 2 nhóm là: 2x + 2y = 120 (1) 0.25 + Tổng số NST đơn có trong tất cả các tế bào con là: 2x . 2n + 2y . n = 2200 (2) + Số tế bào của nhóm B: y = 2n – 2 (3) 0.25 - Từ (1), (2) và (3) ta được: + 2n = 100 => x = - 38 và y = 98 (loại) + 2n = 22 => x = 40 và y = 20 (nhận) 0.25 - Vậy: + Số tế bào nhóm A là 40 tế bào + Số tế bào nhóm B là 20 tế bào. + Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài (2n) = 22 NST. 0.25 Câu 9 (2,0 điểm):
- a. Liên quan đến điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành những nhóm cơ bản nào? Nêu đặc điểm của các nhóm động vật đó. b. Hãy cho biết màu sắc trên thân của động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Câu Nội dung Điểm a. - Liên quan đến điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm cơ bản: Những loài ĐV ưa hoạt động ban ngày và những loài ĐV ưa hoạt động ban đêm, 0,5 sống trong hang, dưới biển sâu... 9.a - Đặc điểm của các nhóm động vật: + Những loài ĐV ưa hoạt động ban ngày có những đặc điểm sinh thái: 0,5 * Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. * Thân con vật có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ. + Những loài ĐV ưa hoạt động ban đêm, sống trong hang, dưới biển sâu... có những đặc điểm sinh thái: 0,5 * Thân có màu sẫm. * Mắt có thể phát triển (cú, chim lợn...) hoặc nhỏ lại (lươn), tiêu giảm... phát triển xúc giác, cơ quan phát sáng. 9.b b. màu sắc trên thân của động vật có những ý nghĩa sinh học: + Để nhận biết đồng loại. + Để quyến rũ cá thể khác giới trong sinh sản. + Để nguỵ trang. 0,5 + Để báo hiệu có chất độc, có màu bắt chước để doạ nạt... Câu 10 (2 điểm): Mộtgen có chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm 1 đoạn. Đoạn gắn thêm có chứa 185 liên kết hydrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ loại guanin của gen bằng 30%. a. Tính chiều dài của đoạn gen sau khi đột biến? b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra? c. Sau đột biến gen tự nhân đôi một số lần và đã sử dụng của môi trường nội bào là 1530 ađênin.Xác định số liên kết hydrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của gen? Câu Nội dung Điểm 10a a. Tính chiều dài của đoạn gen sau khi đột biến - Số lượng nu của gen trước khi đột biến N= 2398 +2= 2400 nu 0,25 - Số lượng từng loại nu trong đoạn gắn thêm: cói 2A + 3G= H 2x40 +3G =185 A = T = 40; G = X = 35 0,25 - Xét đoạn gen sau khi đột biến + Số lượng nu của gen sau khi đột biến 2400 + (40+35)x2 = 2550 nu 0,25 + Chiều dài đoạn gen sau khi đột biến L = N/2 x 3,4A = 2550/2 x3,4 A = 0,25 0 0 4335A0 b. Số lượng từng loại nucleotit của gen trước khi đột biến xảy ra
- - Số lượng nu của gen sau khi đột biến: G = X= 30%x 2550 = 765nu ; A = T 0,25 = 2550/2 -765 = 510 nu - Số lượng nu của gen trước khi đột biến: A = T = 510 - 40 = 470 nu; G = X = 765 – 35 = 730 nu 0,25 c. Số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của gen - Gọi x là số lần nhân đôi của gen ta có: 510 x ( 2x -1) = 1530 2 x = 1530 / 510 +1 = 4 = 22 x =2 0,25 - Số liên kết hydro của gen sau đột biến:2 x 510+ 765 x 3 =3315 liên kết - Số liên kết hydro bị phá vỡ H= 3315 x (2x -1) H= 9945 liên kết 0,25 (HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 427 | 38
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội
10 p | 43 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 45 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 127 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
6 p | 15 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội
2 p | 37 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Tiên Du số 1, Bắc Ninh
6 p | 45 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 29 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
2 p | 60 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hải Dương
8 p | 33 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
10 p | 34 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 83 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
32 p | 32 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THCS chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 1)
1 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn