intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Phú Thọ", luyện tập giải đề giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Phú Thọ

  1.                                          UBND HUYỆN PHÚC THỌ  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP  PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 9 Năm học 2020­2021 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút  (Đề thi gồm 01 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm)  1. Trình bày các hàng rào bảo vệ của bạch cầu đối với cơ thể. Tại sao virut   HIV lại gây suy giảm miễn dịch ở người? 2. Em hãy cho ví dụ và phân tích để  thấy rằng các hệ  cơ  quan trong cơ  thể  luôn phối hợp hoạt động, đảm bảo tính thống nhất với nhau.  Câu 2. (3,0 điểm)  1. Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập  của Menđen theo quan điểm di truyền học hiện đại? 2. Phương pháp nghiên cứu của Menđen? Trong thí nghiệm của Menđen  ở  đậu Hà Lan, vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di   truyền độc lập với nhau?  3. Trình bày các khái niệm: Tính trạng, cặp tính trạng tương phản, kiểu gen  đồng hợp, kiểu gen dị hợp. Mỗi khái niệm lấy một ví dụ minh họa. Câu 3.  (4,0 điểm) 1. Thế nào là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, bộ nhiễm sắc thể đơn bội? Mỗi   khái niệm lấy một ví dụ. 2. Hình thái nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ của nguyên phân như thế nào? 3. Sự kết hợp của các quá trình nào đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể của loài   được ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác? Giải thích? Câu 4.  (3,0 điểm)  1. Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng ?  2. Tại sao nói các loài giao phối (sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị  tổ hợp hơn các loại sinh sản vô tính ?  Câu 5.  (3,0 điểm)  Có thể sử dụng phép lai phân tích về  2 cặp tính trạng để  kiểm tra kiểu gen   của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không ? Cho ví dụ và  lập sơ đồ lai minh họa . Câu 6. (4,0 điểm)  Cho F1 giao phấn với 3 cây khác, thu được kết quả như sau: 1. Với cây 1 thu được 6,25% cây thấp, quả vàng 2. Với cây 2 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây cao quả vàng 3. Với cây 3 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây thấp quả đỏ Cho  biết  mỗi  gen  qui   định  một   tính  trạng  và   các   gen  nằm   trên  các   NST  thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp. Hết  (Giám thị không giải thích gì thêm)
  2. ­ Họ và tên thí sinh:........................................................... ­ Số báo  danh:........................ UBND HUYỆN PHÚC THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2020 – 2021  Môn:  Sinh học  (HS chỉ cần diễn đạt được theo nội dung HDC là được điểm tối đa) Câu 1 (3,0 điểm) Điểm 1. * Các hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu ­ Đại thực bào: BC hình thành chân giả bắt và nuốt một số  0, 5 vi khuẩn rồi tiêu hóa  0, 5 ­ TB lim phô B: Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn. 0, 5 ­ TB lim pho T: Phá hủy tế  bào đã bị  nhiễm vi khuẩn bằng  cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. 0, 5 * virut HIV gây suy giảm miễn dịch ở người vì khi vào cơ thể nó  sẽ  phá hủy các TB bạch cầu làm giảm khả  năng miễn dịch của   cơ thể 2 Cho ví dụ và phân tích: VD:   Khi ta đi (ở mức bình thường) Các hệ cơ quan hoạt động:  0, 5 hệ  vận động (cơ, xương) giúp ta di chuyển; mắt nhìn, tai nghe,  hệ  tuần hoàn, hệ  hô hấp, hệ  bài tiết hoạt động...ở  mức bình  thường. 0, 5 ­ Khi ta chạy, các hệ các hệ cơ quan tăng cường hoạt động:  Tim đập nhanh và mạnh hơn, nhịp thở  nhanh và sâu, bài  tiết nhiều mồ hôi... đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu oxxi và  dinh dưỡng để các cơ quan hoạt động. Câu 2 (3,0 điểm) 1 Điều kiện nghiệm đúng cho mỗi quy luật: ­ Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li: Quá trình giảm   0,5 phân hình thành giao tử diễn ra bình thường ­ Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Quá trình  0,5 giảm phân diễn ra bình thường và các cặp alen nằm trên các cặp   nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau 2. ­  Phương pháp nghiên cứu của Menđen là: Phương pháp lai và  0,5 phân tích cơ  thể  lai  (Nếu HS nêu 4 bước trong phương pháp   nghiên cứu của Menđen vẫn cho điểm 0,5 ­ Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau vì: Xác suất xuất  hiện mỗi kiểu hình  ở  F2 bằng tích xác suất của các tính trạng 
  3. hợp thành nó 3 ­ Trình bày các khái niệm: Tính trạng,cặp tính trạng tương phản,  kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp. Mỗi khái niệm lấy một ví dụ minh họa.  0,25  ­ Tính trạng là những đặc điểm về  hình thái, cấu tạo và sinh lí  của một cơ thể VD: Cây đậu Hà Lan có các tính trạng : thân cao, quả lục….. Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược  0,25 nhau của cùng loại tính trạng              VD: Hạt trơn và hạt nhăn,…. ­ Kiểu gen đồng hợp là kiểu gen gồm hai gen tương  ứng  0,25 giống nhau.                                            VD: Kiểu gen AA, aa, AAbb…… ­ Kiểu gen dị  hợp là kiểu gen gồm hai gen tương  ứng khác   0,25 nhau.                                                  VD: Kiểu gen:Aa, Bb, AaBb… Câu 3 (3,0 điểm) Đề thi câu 3 là 4 điểm 1. *Thế nào là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, bộ nhiễm sắc thể đơn   bội? Mỗi khái niệm lấy một ví dụ. ­ Bộ NST lưỡng bội (KH 2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương  0,25 đồng (có ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai). 0,25 VD: Bộ NST lưỡng bội ở người là 2n=46….. ­ Bộ NST đơn bội(KH n) là bộ NST chỉ chứa một NST trong  0,25 mỗi cặp 0,25 tương đồng (có ở các tế bào giao tử,… VD: Tinh trùng và trứng ở người có bộ NST n= 23…. 2 Hình thái NST biến đổi qua các kỳ của nguyên phân: ­ Kỳ trung gian: NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. ­ Kỳ đầu: Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn 1,0 ­ Kỳ giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái rõ rệt. ­ Kỳ sau: Các NST bắt đầu tháo xoắn trở về dạng sợi dài và  mảnh ­ Kỳ cuối: Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi dài và mảnh   như ở kỳ trung gian. 3. Sự kết hợp của các quá trình nào đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể  của  loài   được  ổn  định từ  thế   hệ  này  qua  thế  hệ  khác?  Giải   thích? Sự  kết hợp của nguyên phân, giảm phân, thụ  tinh đảm bảo cho   0,25 bộ NST của loài được ổn định      0,25
  4.  từ thế hệ này qua thế hệ khác ­ GP: Làm cho số lượng NST trong giao tử giảm còn một nửa so  0,25 với bộ NST lưỡng bội.                    ­ TT: Sự  kết hợp 2 bộ NST đơn bội của giao tử  đực và giao tử  cái tạo thành bộ NST lưỡng bội  của hợp tử. 0,25 ­ NP: Là cơ sở của sự sinh trưởng và phát triển, trong đó bộ NST  của hợp tử được sao chép                nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào. Câu 4. (3 điểm) a. ( 1,5 đ)                NST kép     Cặp NST tương đồng ­   Chỉ   là   một   NST   gồm   2  ­ Gồm 2 NST độc lập giống nhau  1,5 cromatit giống nhau được đính  về hình dạng, kích thước với nhau ở tâm động ­   2NST   có   nguồn   gốc   khác   nhau  ­   2   cromatit   có   cùng   nguồn  ( một có nguồn gốc từ bố, một có  gốc   (  hoặc   có  nguồn  gốc   từ  nguồn gốc từ mẹ). bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ ) ­2 NST của cặp tương đồng hoạt  ­   2   cromatit   hoạt   động   như  động độc lập nhau  một   thể   thống   nhất   (   trong  ­ Các gen  ở vị trí tương ứng trên 2  điều kiện bình thường ) NST của cặp tương đồng có thể  ­ Các gen  ở  vị  trí tương  ứng  giống hoặc khác nhau ( đồng hợp  trên 2 cromatit giống nhau. hoặc dị hợp). * Ở loài giao phối:  ­ Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra sự phân li  độc lập và tổ hợp tự do của các NST, sự trao đổi chéo diễn ra ở  0,5 kì trước I đã tạo ra nhiều loại giao tử. ­ Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại  giao tử đực và cái tạo thành nhiều loại hợp tử  → xuất hiện biến   dị tổ hợp. 0,5 *  Ở  loài sinh sản vô tính : Cơ  thể  con được tạp thành qua quá  trình nguyên phân nên cơ thể con có vật chất di truyền giống cơ  0,5đ thể mẹ →cơ thể con có đặc điểm giống cơ thể mẹ. Câu 5. (3 điểm) Có thể  sử  dụng phép lai phân tích về  2 cặp tính trạng để  kiểm  tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần   0,5 chủng. ­ Ví dụ: Ở đậu Hà Lan : A: hạt vàng, a: hạt xanh; B: hạt trợn, b:  hạt nhăn ­ Cho đậu vàng, trơn lai với đậu xanh, nhăn (lặn) mà con lai chỉ  0,5 cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng.(Hoc sinh có ̣   ̉ ́ ́ ̣ thê lây vi du khac) ́ ­ Ngược lại, nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở  lên chứng 
  5. tỏ cây mang lai không thuần chủng. Sơ đồ minh họa:  ­ Nếu cây vàng, trơn thuần chủng : AABB 0,5 P:      AABB      x                aabb Gp:      AB                              ab F1  :     AaBb ( 100 % vàng , trơn )            +   Nếu   cây   vàng,   trơn   không   thuần   chủng   :   AABb,  AaBB,AaBb (0.5 đ) ­ P:      AABb        x               aabb 0,5 Gp:    AB,Ab                          ab F1:     AaBb và Aabb ( vàng, trơn và vàng, nhăn ) 0,5 ­ P: AaBB             x                  aabb Gp:   AB,Ab                              ab) F1:    AaBb và aaBb ( vàng, trơn và xanh, trơn )  0,5 ­ P:     AaBb              x                   aabb Gp:   AB,Ab, aB , ab                     ab F1:   AaBb, Aabb, aaBb, aabb ( vàng , trơn; vàng, nhăn;  xanh, trơn; xanh,nhăn) 0,5 Câu 6. (4 điểm) Điểm lẻ tổng là 5 điểm     Xét tính trạng trội lặn ­ Xét PL 2:     đỏ : vàng  = 3 : 1  . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li do đó đỏ là  trội so với vàng. Qui ước:     B    đỏ               b  vàng 0,5 ­ Xét PL 3:    Cao : thấp  = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li do đó cao là   trội so với thấp. Qui ước:     A    cao              a  thấp 1. Xét phép lai F1 với cây thứ nhất:      F2 có tỉ lệ 6,25% = 1/16 cây thấp, quả vàng do đó F 2 có 16 tổ  0,5 hợp = 4 x 4 suy ra F1 và cây 1 dị hợp về hai cặp gen  AaBb   và có  KH cây cao, quả đỏ Sơ đồ lai:             F1                  AaBb                    x                AaBb            G          AB, Ab, aB, ab                        AB, Ab, aB, ab            F2           9(A­B­)       :    3(A­bb)       :      3(aaB­)         :   1aabb 0,5          9  cao đỏ     :      3 cao vàng       :  3 thấp đỏ      :  1 thấp vàng 1,0 2. Xét phép lai  với cây 2        F2  cho tỉ  lệ  100% cây cao. Do F1  dị  hợp về  cặp gen Aa nên  phép lai này chỉ có thể là  AA x Aa 
  6.     F2  cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng   nên phép lai là        Bb  x   Bb  Vậy cây thứ 2 có KG là AABb . Sơ đồ lai:            F1                  AaBb                    x                AABb            G          AB, Ab, aB, ab                                AB, Ab             F 2       KG    AABB : AABb : AaBB : AaBb : AABb :  AAbb : AaBb : Aabb 1,25                     KH    3 cao đỏ :   1 cao vàng    3. Xét phép lai  với cây 3        F2  cho tỉ  lệ  100% quả  đỏ. Do F1  dị  hợp về  cặp gen Bb nên  phép lai này chỉ có thể là  BB x Bb      F2  cho tỉ lệ 3 cao : 1 thấp   nên phép lai là        Aa x Aa Vậy cây thứ 2 có KG là AaBB . Sơ đồ lai: 1,25            F1                  AaBb                    x                AaBB            G          AB, Ab, aB, ab                                AB, aB            F 2     KG    AABB : AaBB : AABb : AaBb : AaBB : aaBB :  AaBb : aaBb                     KH    3 cao đỏ :   1 thấp đỏ  Hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2