intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG  HUYỆN NĂM CĂN HUYỆN                      NĂM HỌC 2022­2023     ĐỀ CHÍNH THỨC   Môn thi:  Sinh học                 (Đề thi gồm có 02 trang)   Ngày thi: 03 – 03 – 2023   Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm)  Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: Cào cào, ếch, thỏ, rắn,   thực vật, chuột, đại bàng, vi sinh vật: a. Hãy thành lập lưới thức ăn giữa các quần thể. b. Nêu điều kiện để quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật.     c. Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã đó để chứng  minh rằng:    ­ Có thể bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia.    ­ Bảo vệ loài này đồng thời lại gây tác hại cho loài kia.    d. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì  trạng thái cân bằng của quần xã sẽ biến động như thế nào?  Câu 2. (3,0 điểm)  Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Tế bào I                                                 Tế bào II Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ  cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu   cho các nhiễm sắc thể. a. Hãy cho biết mỗi tế bào trên đang ở kì nào? Giải thích. b. Giả  sử  cặp nhiễm sắc thể  Aa của tế  bào II không phân li trong quá  trình phân bào thì các tế  bào con được tạo ra sẽ  có bộ  nhiễm sắc thể  như  thế  nào? c. Hãy cho biết ý nghĩa sinh học của các quá trình phân bào trên.   Câu 3. (4,0 điểm)  Một bệnh  ở  người do một gen nằm trên NST thường quy định. Cho sơ  đồ  phả hệ sau:
  2. Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III   không mang gen gây bệnh. a. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ trên? b. Theo lí thuyết, xác suất để  cặp vợ  chồng III.10 – III.11 sinh con đầu  lòng bị bệnh trên là bao nhiêu?  Câu 4. (3,0 điểm)   Một gen có tích % giữa G và một loại nuclêôtit khác không bổ sung bằng  5,25%. Trên ARN thông tin được tổng hợp từ gen này có rA=40%, rX=18%  a. Hãy xác định tỉ lệ % của từng loại nuclêôtit của gen  b. Tính tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của ARN c. Nếu ARN chứa 2399 liên kết hóa trị thì  số lượng từng loại nuclêôtit  của ARN là bao nhiêu? Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?  Câu 5. (3,0 điểm) a. Có ý kiến cho rằng: Tự  thụ  phấn  ở  thực vật, giao phối gần ở  động vật  chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống.  Theo  em ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích. b.  Một người nông dân trồng giống lúa DT10  đảm bảo quy trình  kỹ  thuật  chăm sóc tốt nhất thì năng suất cũng chỉ  đạt 60 ­ 65 tạ/ha. Người nông dân này  không hiểu vì sao với kỹ thuật chăm sóc như vậy cũng không làm tăng năng suất  của giống lúa DT10 hơn nữa. Em hãy giải thích nguyên nhân và đưa ra giải pháp   giúp người nông dân có được năng suất lúa cao hơn như mong muốn. Câu 6. (4,0 điểm) Đem lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thì thu được F1    đồng loạt ruồi  mình xác, cánh dài. Cho F1  giao phối với nhau thu được F2   với số lượng cá thể  phân lớp kiểu hình như sau : 251 ruồi mình xám, cánh cụt ; 502 ruồi mình xám,   cánh dài ; 252 ruồi mình đen, cánh dài.  a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2 . Biết rằng mỗi gen qui định một  tính trạng, không có hiện tượng hoán vị gen.  b. Cho F1 lai phân tích kết quả ở đời lai như thế nào ?  ­Hết­      Lưu ý:   Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO      HƯỚNG DẪN CHẤM   HUYỆN NĂM CĂN    ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9  NĂM HỌC 2022 – 2023     HD CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học  Câu Nội dung Điể m a. Lưới thức ăn giữa các quần thể                        Cào cào                      ếch   1,0 Thực vật               Chuột                   R ắn                         Vi sinh   vật                       Thỏ                              Đại bàng    b. Điều kiện ­ Cùng sống trong một sinh cảnh cùng thời gian 0,25 Câu 1  ­ Các quần thể  có các mối quan hệ, trong đó quan trọng là quan hệ  (3,0  dinh dưỡng. 0,25 điểm) c. Bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia:     ­ Quan hệ giữa thỏ với thực vật; thỏ ăn thực vật, nên muốn bảo vệ  0,5 thỏ thì cần bảo vệ thực vật vì thực vật là nguồn thức ăn , chỗ  ở  cho   thỏ phát triển. Bảo vệ loài này gây hại cho loài kia:                                                     ­ Nguyên tắc gây hại là phá vỡ  quy luật khống chế  sinh học; Ví dụ  0,5 bảo vệ thỏ làm số lượng thỏ trong quần thể tăng dẫn tới tàn phá thực  vật và làm ảnh hưởng đến tất cả cácđộng vật ăn thực vật khác. d. Biến động trạng thái cân bằng  ­ Loại trừ thực vật: Mất nguồn thức ăn, nơi ở. Các loài sinh vật sẽ di   0,25 chuyển đi nơi khác, phá vỡ sự cân bằng sinh thái. ­ Nếu loại trừ  đại bàng thì lúc đầu các loài như     ếch, rắn, thỏ  do  0,25 không bị  khống chế  nên số  lượng tăng nhanh về  sau thì  ổn định do  hình thành một trạng thái cân bằng mới. Câu 2  a. Mỗi tế bào trên đang ở kì nào? Giải thích (3,0  ­ Tế bào I đang ở  kì sau của giảm phân II: Mỗi NST kép của bộ  đơn   0,5 điểm) bội đang tách nhau ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào. ­ Tế bào II đang ở kì sau của nguyên phân: Mỗi NST kép của cặp NST   0,5 tương đồng (bộ lưỡng bội) đang tách nhau ở tâm động và phân li đồng  đều về 2 cực của tế bào. b. Giả sử cặp nhiễm sắc thể Aa của tế bào II không phân li trong quá  trình phân bào thì các tế  bào được tạo ra sẽ  có bộ  nhiễm sắc thể 
  4. AAaaBb và Bb vì: Ở kì sau của nguyên phân, NST kép AA và aa phân   1,0 li cùng với NST đơn B và b về một cực của tế bào và NST đơn B và b  phân li về cực còn lại.  (Học sinh có thể vẽ hình để giải thích vẫn cho điểm tối đa) c. ý nghĩa sinh học của các quá trình phân ­ Nguyên phân: là phương thức sinh sản của tế bào; giúp cho cơ  thể  0,5 đa bào lớn lên; là phương thức truyền đạt và  ổn định bộ  NST đặc  trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở những  loài sinh sản vô tính. (Học sinh có thể chỉ nêu ý cuối vẫn cho điểm tối đa)   ­  Giảm phân:  là cơ  chế  tạo ra nhiều loại giao tử  (biến dị  tổ  hợp)   trong sinh sản hữu tính; kết hợp với thụ tinh và nguyên phân đã đảm  0,5 bảo duy trì  ổn định bộ  NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu  tính qua các thế hệ cơ thể. a. Xác định kiểu gen Cặp vợ chồng 1,2 bình thường sinh ra người con 3 bị bệnh → bệnh do  0,5 gen lặn quy định. Qui ước: gen A qui định bình thường, gen a quy định bị bệnh. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ: ­ Những người bị bệnh (3) ; (12) có kiểu gen: aa 0,25 ­ Người số (6) không mang gen bệnh nên có kiểu gen: AA 0,25 ­ Người số (1), (2), (7), (8) có kiểu gen: Aa 0,5 ­ Người (4), (5), (9), (10) (11) có thể có kiểu gen AA hoặc Aa vì chưa   0,5 đủ cơ sở để xác định chính xác kiểu gen của họ. Câu 3  b. (4,0  * (1) Aa x (2) Aa → con: 1 AA : 2 Aa : 1 aa điểm)         Người số (5) bình thường nên kiểu gen của họ có tỉ lệ: 1/3AA :  2/3 Aa 0,5                  P: (5) 1/3AA : 2/3 Aa       x       (6) AA                  Gp:        2/3 A : 1/3 a                        1 A           => Người số (10) có tỉ lệ kiểu gen là:  2/3AA : 1/3Aa. *(7) Aa x (8) Aa → con: 1 AA : 2 Aa : 1 aa 0,5       Người (11) bình thường nên kiểu gen có tỉ lệ:1/3AA : 2/3 Aa              P: (10) 2/3AA : 1/3 Aa       x       (11) 1/3AA : 2/3 Aa 0,5             Gp:         5/6 A : 1/6 a                              2/3 A : 1/3 a =>Khả năng sinh con bị bệnh (aa) = 1/6 x 1/3 = 1/18 0,5 (HS lập luận cách khác, đúng vẫn cho điểm tối đa; không lập luận,   chỉ ghi kết quả cuối cùng thì không cho điểm) Câu 4 a. Gọi % A= a ,%G=b (3,0  Ta có:            a.b = 5,25%=0,0525   (1) điểm) Mặt khác:      a + b = 50%= 0,5     a = 0,5 – b  (2) Thế (2) vào (1) ta có:  (0,5 – b)b = 0,0525  ­b2 + 0,5b – 0,0525 =0 0,5 Giải phưởng trình ta có: b= 0,35 hoặc b= 0,15. * TH 1 b= 0,35  G=35% , A=15% * TH 2 b= 0,15  G= 15%, A=35%. 0,5 b. Ta có  rA = 40%,  rX =18
  5. * TH1 G=35% , A=15% %A= (%rA + %rU)/2  %rU= 2.%A ­ %rA= 30%­40% ( loại) 0,5 * TH 2 G= 15%, A=35%. %A= (%rA + %rU)/2  %rU= 2.%A ­ %rA= 70% ­ 40% = 30% %G= (%rX + %rG)/2  %rG= 2.%G ­ %rX= 30% ­ 18%= 12 % 0,5 => rA= 40%; rU= 30%; rG= 12%; rX= 18% c. rN= (2399+1)/2 = 1200 * Số lượng từng loại nu của gen: A= T= 35% . 2400= 840 G=X= 15%. 2400= 360 0,5 * Số lượng từng loại ribonu của ARN rA= 40% . 1200= 480 rU= 30% . 1200= 360 0,5 rX= 18% . 1200= 216 rG= 12% . 1200= 144 Nhận định đó là sai. Vì :  0,5 + Đối với các loài thực vật giao phấn và động vật giao phối: Nếu tự thụ  phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết thì qua các thế hệ sau tỉ lệ thể dị  1,0 hợp giảm, thể đồng hợp tăng dần, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp,  biểu hiện thành kiểu hình, gây ra hiện tượng thoái hóa giống. Tuy nhiên  trong chọn giống, tự thụ phấn và giao phối gần có vai trò: củng cố, duy trì  một tính trạng mong muốn; tạo dòng thuần nên thuận lợi cho sự đánh giá  Câu 5 kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể,..... (3,0  + Nhưng  ở một số loài thực vật tự thụ phấn, động vật thường xuyên  0,5 điểm) giao phối gần (đậu Hà Lan, chim bồ  câu, chim cu gáy,...) thì không bị  thoái hóa vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không  gây hại cho chúng. Tính trạng số lượng phụ  thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, tuy  1,0 nhiên kiểu gen của giống DT10 chỉ  có giới hạn sản lượng 60  ­  65  tạ/ha; muốn vượt sản lượng cần thay đổi giống lúa DT10 bằng các  giống lúa khác có năng suất cao hơn. Câu 6 a) Theo giả thiết P thuần chủng, mỗi kiểu gen xác định 1 tính trạng F1  (4,0  đồng loạt ruồi mình xám, cánh dài.  điểm) Chứng tỏ ruồi xám, cánh dài là trội so với  mình đen, cánh cụt,  0,5 ­ Ở đời lai F2 mỗi tính trạng đều phân li :  (3 xám : 1 đen )  (3 cánh dài : 1 cánh cụt)  0,5 Mà sự di truyền của 2 cặp gen theo giả thiết có tỉ lệ 1 : 2 : 1, chứng tỏ  có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn xảy ra ở cả 2 giới tính.  ­ Nếu kí hiệu : mình xám : B ; cánh dài : V ; mình đen : b ; cánh cụt :  0,5 v . ta có kiểu gen của F1: Bv/bV  Suy ra kiểu gen của P : Bv/Bv(xám, cụt) ; bV/bV(đen, dài). Ta có sơ đồ lai từ P đến F2 :  P : Bv/Bv(xám, cụt)      x       bV/bV(đen, dài).  Gp : Bv                                       bV F1 :      Bv/bV (xám, dài)       x    Bv/bV (xám, dài)        0,5
  6. GF1 : Bv : bV                                  Bv : bV  F2 : KG (3): 1Bv/Bv : 2 Bv/bV    : 1bV/bV KH(3) : 1 Xám, cụt : 2 xám, dài  : 1 đen, dài. 0,5 b) Cho F1 lai phân tích trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn.  Ta có sơ đồ lai :  0,5 F1 :       Bv/bV (xám dài)       x   bv/bv  (đen, cụt)  GF1 :   Bv : bV                                 bv        0,5 FB  : KG (2): 1 Bv/bv   : 1 bV/bv    KH(2) : 1 xám, cụt :1 đen, dài.    0,5 HS cho kí hiệu hiệu khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa             
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2