intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sử 12 năm 2013-2014 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Trần Văn được | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

240
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm 2013 - 2014 kèm đáp án giúp các em củng cố kiến thức của mình và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sử 12 năm 2013-2014 - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 03/10/2013 Câu 1. (THPT: 5,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 2. (THPT: 4,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình bày nội dung và nhận xét Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Câu 3. (THPT: 4,0 điểm) Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào? So với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, phong trào đầu thế kỉ XX có những điểm gì mới? Câu 4. (THPT: 4,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6 – 3 – 1946. Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh kí hiệp định này với Pháp? Câu 5. (THPT: 3,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) a) So sánh phong trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931 theo yêu cầu của bảng dưới đây: Phong trào cách mạng Phong trào dân chủ Nội dung so sánh 1930 – 1931 1936 – 1939 Xác định kẻ thù Mục tiêu đấu tranh Lực lượng tham gia Hình thức và phương pháp đấu tranh b) Lí giải vì sao chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì 1936 – 1939 có sự thay đổi so với thời kì 1930 – 1931. ––– HẾT –––  Thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) không làm câu 3.  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
  2.  Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đáp án có 04 trang) ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ Hệ Giáo dục thường xuyên  Ghi chú: Học sinh hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) không phải làm câu 3. ĐIỂM NỘI DUNG (20,0) Câu 1: Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ 5,0 chức Liên hợp quốc. * Sự thành lập: 0,5 - Tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã nhất trí 0,25 thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới. - Từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945, đại biểu của 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp 0,25 quốc. Ngày 24 – 10 – 1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực. * Mục đích: 1,0 - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 0,5 - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các 0,5 dân tộc. * Nguyên tắc hoạt động: 2,5
  3. - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 0,5 - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. 0,5 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 0,5 - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 0,5 - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và 0,5 Trung Quốc). * Vai trò: 1,0 - Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an 0,5 ninh thế giới. - Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực; thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, 0,5 nhân đạo… Câu 2: Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình bày nội dung và nhận xét Cương lĩnh chính trị đầu tiên của 5,0 Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. a) Hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị: 2,5 * Hoàn cảnh lịch sử: 0,5 - Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ. Yêu cầu thống nhất 0,25 các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết. - Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6 – 1 – 1930 tại Cửu Long 0,25 (Hương Cảng, Trung Quốc). * Diễn biến: 2,0 - Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản 0,5 riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị. - Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một 0,5 đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,… do Nguyễn Ái 0,5
  4. Quốc soạn thảo. - Thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. 0,5 b) Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: 2,5 - Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân 0,5 quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. - Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản 0,5 cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do. - Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, 0,5 trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. - Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp 0,25 vô sản. - Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. 0,25 * Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, 0,5 kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Câu 4: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6 – 3 – 1946. Tại sao 5,0 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí hiệp định này với Pháp? a) Nội dung cơ bản của Hiệp định: 1,5 - Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng, và là thành 0,5 viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. - Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thoả thuận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ 0,5 đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm. - Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của 0,5 mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức. b) Chủ tịch Hồ Chí Minh kí bản Hiệp định này với Pháp vì: 3,5
  5. - Ngày 28 – 2 – 1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật 0,5 Bản. - Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên 0,5 miền Bắc; hoặc hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù. - Ngày 3 – 3 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh 0,5 chủ trì, đã chọn giải pháp “hoà để tiến”. - Kí Hiệp định Sơ bộ, hoà hoãn với Pháp, ta sẽ tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân 1,0 quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. - Ta có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực 0,5 lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. - Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp sẽ tỏ rõ thiện chí hoà bình của nhân dân ta để 0,5 tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới. Câu 5: a) So sánh phong trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931 theo yêu cầu của bảng. 5,0 b) Lí giải vì sao chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì 1936 – 1939 có sự thay đổi so với thời kì 1930 – 1931. a) So sánh phong trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931: 4,0 Nội dung Phong trào cách mạng Phong trào dân chủ so sánh 1930 – 1931 1936 – 1939 Xác định Đế quốc và phong kiến. Thực dân Pháp phản động và tay sai. 1,0 kẻ thù Mục tiêu Độc lập dân tộc, người Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. 1,0 đấu tranh cày có ruộng. Lực lượng Công nhân, nông dân. Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân 1,0 tham gia khác.
  6. Hình thức Bí mật, bất hợp pháp: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, và phương mít tinh, bãi công, biểu hợp pháp và bất hợp pháp: mít tinh, bãi công, pháp đấu tình có vũ trang tự vệ, bãi thị, bãi khoá, đấu tranh nghị trường, đấu 1,0 tranh khởi nghĩa vũ trang tranh trên lĩnh vực báo chí,... giành chính quyền. b) Chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì 1936 – 1939 có sự thay đổi so 1,0 với thời kì 1930 – 1931 vì: - Xuất phát từ tác động của tình hình thế giới có sự thay đổi: chủ nghĩa phát xít hình thành, đại hội VII Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp 0,5 công nhân là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh,… - Xuất phát từ tình hình trong nước: Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ (cử phái viên sang điều tra tình hình, sửa đổi luật bầu cử, nới rộng quyền 0,5 tự do báo chí,…); các tầng lớp nhân dân đời sống ngày càng khó khăn, có nguyện vọng đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. ––– HẾT –––
  7. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (3, 0 điểm). Nêu hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị hợp nhất đó. Câu 2 (3, 0 điểm). Trình bày những thành tựu và nguyên nhân phát triển khoa học - kỹ thuật của Mỹ nửa sau thế kỷ XX. Tác động của những thành tựu khoa học - kỹ thuật này đối với nước Mỹ và thế giới như thế nào? Câu 3 (3, 0 điểm). Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Câu 4 (3, 0 điểm). Trình bày cuộc đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946. Câu 5 (3, 0 điểm). Điểm khác biệt cơ bản về phương thức tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nêu những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi đó. Câu 6 (2, 5 điểm). Nêu những sự kiện thể hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ 1945 đến 1975. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) của nhân dân ba nước Đông Dương có những điểm chung nào? Câu 7 (2, 5 điểm). Nêu những sự kiện của lịch sử thế giới diễn ra trong năm 1949. Những sự kiện này có ảnh hưởng như thế nào đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? --------------- HẾT --------------- * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh .....................
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH QUẢNG NAM MÔN SỬ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Thi ngày 2/10/2013 Câu Đáp án Điểm Câu 1. Nêu hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào đầu 3.0 đ năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị hợp nhất đó. 1). Nêu hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. + Năm 1929, phong trào ... Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 ...Ba tổ 0.50 chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. + Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng 0.50 sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương ... chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Từ Xiêm(Thái Lan) về Hương cảng (Trung Quốc), N A Q triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất. .. 2) Vai trò... + Với tư cách là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản, người sáng lập Hội VNCMTN 0.25 và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng ... NAQ chủ động triệu tập các đại biểu tham dự Hội nghị ... + Với tư cách là người người chịu trách nhiệm ..., đồng thời là người có uy tín, năng 0.25 lực và có sự chuẩn bị chu đáo nên Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì thành công Hội nghị: - Phê phán những quan điểm sai lầm ...hợp nhất các tổ chức thành một tổ chức duy 0.25 nhất - Việc xác định tên Đảng ... phù hợp nên các đại biểu nhất trí 0.25 - Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những văn kiện quan trọng của Hội nghị như Chính 0.50 cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng vắn tắt... còn gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ... có tầm quan trọng dẫn đến sự thành công của Hội nghị hợp nhất và thắng lợi của Cách mạng Việt Nam về sau... + Hội nghị hợp nhất ... mang tầm vóc lịch sử của một đại hội thành lập Đảng. 0.50 Nguyễn Ái Quốc là người chủ động triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2 Trình bày những thành tựu và nguyên nhân phát triển khoa học - kỹ thuật của Mỹ ở 3.0đ nửa sau thế kỷ XX. Tác động của những thành tựu khoa học - kỹ thuật này đối với nước Mỹ và thế giới như thế nào? 1). Trình bày những thành tựu: + Mỹ là nước khởi đầu cuộc CMKH-KT hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu
  9. lớn 0.25 + Dẫn đầu thế giới các lĩnh vực chế tạo CCSX mới( máy tính điện tử, máy tự động), năng lượng mới(nguyên tử, nhiệt hạch), vật liệu mới(polime, vật liệu tổng hợp), sản xuất vũ khí(bom nguyên tử, nhiệt hạch, tên lửa đạn đạo..), chinh phục vũ trụ(đưa 1.00 người lên mặt trăng năm 1969, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp + Số lượng đội ngũ chuyên gia đông nhất thế giới: Mỹ chiếm 1/3 số lượng bản 0.5 quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới, về số lượt người nhân giải Nôben (286/755 giải, tính đến năm 2003) 2). Nguyên nhân phát triển: 0.75 + Trong Chiến tranh thế giới thứ II, rất nhiều nhà khoa học sang Mỹ tị nạn, do đó, Mỹ có điều kiện khởi đầu cuộc cách mạng KH-KT lần thứ II + Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài của nhà nước Mỹ phù hợp. + Kinh tế của Mỹ phát triển tạo điện thuận lợi cho khoa học - kỹ thuật phát triển và đòi hỏi khoa học - kỹ thuật phải giải quyết những vấn đề do kinh tế đặt ra ... 3). Tác động: 0.50 + Đối với nước Mỹ: thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Mỹ... + Đối với thế giới: góp phần vào sự phát triển của thế giới... Câu 3: Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Đông 3,0đ Dương trong phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. 1). Phong trào dân chủ 1936-1939: + Chủ trương tập hợp lực lượng: thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đổi lại là Mặt trận Dân chủ Đông Dương(1938) nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp ở Đông Dương để thực hiện nhiệm vụ chống chế 0.5 độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình .. + Nhận xét: Chủ trương trên là sự vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh mới, đáp ứng được yêu cầu cụ thể của cuộc vận động dân chủ; đoàn kết mọi lực lượng 0.5 chống phát xít và phản động thuộc địa....Đồng thời, chủ trương trên khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị. 2). Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 a) Chủ trương tập hợp lực lượng: + Hội nghị TƯ Đảng(11/1939) chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp…để thực hiện0.75 nhiệm vụ giải phóng dân tộc. + Hội nghị TƯ Đảng (5/1941) chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng0.75 minh, đổi tên các Hội phản đế thành Hội Cứu quốc nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp, giai cấp và các cá nhân yêu nước… vào thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. b).Nhận xét: Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập. Khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng0.50 tháng Tám đến thành công Câu 4 Trình bày cuộc đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 3.0đ 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946. 1) Hoàn cảnh: + Hiệp ước Pháp –Hoa (2-1946) đặt ta vào tình trạng phải chọn một trong hai con
  10. đường: cầm súng đánh Pháp hoặc tạm hòa với Pháp để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. 0.50 + Ngày 3 - 3 - 1946, Đảng ta họp và quyết định chọn giải pháp "hòa để tiến" 2). Hòa hoãn với Pháp đuổi Trung Hoa Dân quốc và tay sai: a). Ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ được kí kết tại Hà Nội giữa Hồ Chí Minh đại 0.25 diện cho Chính phủ VNDCCH và G. Xanh-tơ-ni đại diện Chính phủ Pháp. Nội dung: + Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng nhưng vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp. + Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc trong thời hạn 5 0.75 năm. + Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột… Tác dụng: 0.50 ...tránh được cuộc chiến tranh bất lợi vì chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy nhanh được 20 vạn quân THDQ cùng với tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt ... b). Tạm ước Việt Pháp (14/9/1946): + Sau khi kí Hiệp định sơ bộ, Pháp tiếp tục khiêu khích ở Nam Bộ... Ta kiên quyết 0.25 đấu tranh tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô nhưng thất bại. Quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh kề gần. + Với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm 0.75 ước ( 14 - 9 - 1946 ) với Pháp, nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Đông Dương..ta tranh thủ thêm thời gian hòa bình xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Câu5 Điểm khác biệt cơ bản về phương thức tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc 3.0đ biệt" với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nêu những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và ý nghĩa lịch sử của thắng lợi quân sự tiêu biểu. 1). Điểm khác biệt cơ bản về phương thức tiến hành ... + Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống "cố vấn" Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ 1.0 thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ. + Chiến lược "chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn. 2). Nêu những thắng lợi quân sự và ý nghĩa … 2.00 + Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965 ) mở ra khả năng ta có thể thắng Mĩ trong 0.50 "chiến tranh cục bộ" …. + Đánh bại 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966-1967 …tạo 0.50 thời cơ để ta tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. + Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 1.00 -. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mỹ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của "Chiến tranh cục bộ") -. Buộc Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu đến Pari đàm phán với ta. -. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Câu 6 Nêu những sự kiện thể hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương 2.50đ
  11. trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ 1945 đến 1975. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) của nhân dân ba nước Đông Dương có những điểm chung nào? 1). Nêu những sự kiện thể hiện sự đoàn kết, chiến đấu của 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ 1945 đến 1975 + 3/1951, Liên minh nhân dânViệt - Miên - Lào thành lập đã tăng cường khối đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung thực dân Pháp xâm lược. + Xuân - hè 1953, quân Lào - Việt mở chiến dịch Thượng Lào ... + Tháng 12/1953, quân Lào - Việt tiến công Pháp ở Trung Lào, giải phóng khu vực rộng lớn và uy hiếp Xavanakhet và Sênô. + 1/1954, quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì và uy hiếp Luông Pha băng và Mường Sài. 1.75 + 24 – 25/4/1970, Hội nghị cấp cao của 3 nước Đông Dương họp đã biểu thị tình đoàn kết, quyết tâm chiến đấu chống Mỹ. +Từ 30/4 – 30/6/1970, quân đội Việt Nam - Campchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ – Sài Gòn ... +Từ 12/2 – 23/3/1971, quân đội Việt - Lào đập tan cuộc hành quân của Mỹ - Sài Gòn ở Đường 9 – Nam Lào... 2). Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) của nhân dân ba nước Đông Dương có những điểm chung nào? + Có kẻ thù chung đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ t+ Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (Riêng Campuchia, từ 1951, 0.75 Đảng nhân dân Cách mạng Campuchia ...) + Cuộc chiến đấu đưa đến kết quả chung: Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương Câu 7 Nêu những sự kiện của lịch sử thế giới diễn ra trong năm 1949. Những sự kiện này 2.5đ có ảnh hưởng như thế nào đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 1). Nêu những sự kiện của lịch sử thế giới diễn ra trong năm 1949. + Năm 1949, là mốc đánh dấu các nước Đông Âu đã hoàn thành cơ bản cách mạng dân chủ nhân dân … + Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ + 8/1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hội đồng tương trợ 1.75 kinh tế(SEV) nhằm hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ thuật ... + Tháng 4/ 1949, Mỹ và 11 nước phương Tây thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO) để chống lại Liên Xô và Đông Âu. + 9/ 1949, Cộng hòa Liên bang Đức ra đời ( chế độ tư bản chủ nghĩa) + 10/1949, Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời (chế độ xã hội chủ nghĩa) + 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời 2). Ảnh hưởng đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh … + Những sự kiện trên góp phần hình thành trật tự 2 cực, hai phe: 0.75 -. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành và mở rộng( sự ra đời của nước CHDC Đức, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu, ..) -. Mỹ lôi kéo các nước Tây Âu để chống lại Liên xô và các nước Đông Âu ... + Những sự kiện tạo nên sự đối đầu (quan hệ Chiến tranh lạnh) giữa 2 cực, hai phe
  12. --- ----- HẾT --------
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 12 (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Những sự kiện lịch sử nào dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” ra đời giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2: (2,5điểm) Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam là gì? Bằng thực tiễn lịch sử, em hãy làm sáng tỏ luận điểm đó. Câu 3: (3,0điểm) Nêu chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương qua Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 và Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945). Câu 4: (3,0điểm) Trình bày việc thành lập các tổ chức vũ trang cách mạng nước ta từ năm 1940- 1945. Những đóng góp quân sự của ông Võ Nguyên Giáp ở giai đoạn này như thế nào? Câu 5: (3,0điểm) Quá trình hòa hoãn, đi đến đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước được Chính phủ ta tiến hành như thế nào từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946? Câu 6: (3,0điểm) Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm tác chiến của ta là “đánh chắc, tiến chắc”. Còn trong Đại thắng xuân 1975, đặc biệt Chiến dịch Hồ Chí Minh lại là “Đánh nhanh, thắng nhanh”. 1/ Em hãy giải thích vì sao có sự khác nhau về phương châm tác chiến đó? 2/ Việc thực hiện tác chiến ở 2 chiến dịch đó diễn ra như thế nào? Câu 7: (3,0điểm) Trình bày những nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là gì? -------------- HẾT --------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………............…………… Số báo danh………....
  14. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 12 Câu 1 Những sự kiện dẫn tới sự ra đời của “Chiến tranh lạnh”- (2,5điểm) - Trước hết, đó là sự đối lập giữa 2 cường quốc về mục tiêu và chiến lược. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mỹ ra sức chống Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. (0,75điểm). - Hai là, sự ra đời của “Kế hoạch Mác san” (6/1947). Mỹ viện trợ các nước Tây Âu 17 tỷ USD để phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời đưa các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự đối lập kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu. (0,75điểm) - Ba là, Mỹ lập ra tổ chức “Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO), tháng 4/1949, nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Liên Xô cũng lập ra tổ chức “Hiệp ước Vác sa va” (tháng 5/1955), để phòng thủ. (0,75điểm). - Những sự kiện trên đánh dấu sự xác lập trật tự 2 cực, 2 phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm cả thế giới. (0,25điểm). Câu 2 Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam .....(2,5 điểm) Yêu cầu số một... Yêu cầu số một của nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai đó là độc lập dân tộc. (0,5 điểm) Sáng tỏ luận điểm.... (2,0 điểm) - Dưới chế độ phong kiến, nông dân mâu thuẫn sâu sắc với quan lại địa chủ, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược họ đã tạm gác mối thù giai cấp, đứng dưới ngọn cờ phong kiến để giành lại độc lập dân tộc. Họ đã tích cực tham gia phong trào chống Pháp xâm lược. (0,5 điểm) - Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị thì giai cấp nông dân là nạn nhân của tất cả các chính sách khai thác thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt. Họ không chỉ bị bóc lột về kinh tế mà còn bị nô dịch về chính trị; phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước. Chính vì vậy, yêu cầu hàng đầu của họ là chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc. (0,5 điểm) - Tất cả các cuộc khởi nghĩa diễn ra cuối thế kỉ XIX (ngọn cờ phong kiến) đã lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia. Đầu thế kỉ XX, trong các cuộc vận động yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản cũng lôi cuốn đông đảo giai cấp nông dân tham gia. (0,5 điểm) - Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong tất cả các phong trào đấu tranh 1930- 1931, 1936-1939, 1939-1945, nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất. Từ năm 1936, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nông dân vẫn hăng hái đứng lên theo Đảng làm cách mạng; làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (0,5 điểm) Câu 3 Nêu chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương qua các văn kiện:
  15. - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 (2,0 điểm) + Kẻ thù: đế quốc, phát xít Pháp – Nhật và tay sai. (0,5 điểm) + Xác định nhiệm vụ và mục tiêu: nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu cao khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới người cày có ruộng. Thành lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. (0,5 điểm) + Quyết định thành lập mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào và Căm pu chia, thay tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc. (0,5 điểm) + Xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. (0,5 điểm) - “Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (1,0 điểm) + Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng sâu sắc về chính trị, nhưng điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi, xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp-Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. (0,5 điểm) + Hình thức đấu tranh là từ bất hợp pháp, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Quyết định phát động “cao trào kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. (0,5 điểm) Câu 4 Lực lượng vũ trang cách mạng… (3,0điểm) Sự thành lập các tổ chức vũ trang: (1,5điểm) - Thành lập các trung đội Cứu quốc quân: Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, Đảng chủ trương chuyển một bộ phận lực lương vũ trang sang xây dựng các đơn vị du kích. Tháng 2/1941, các đơn vị này thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân I tại Bắc Sơn- Võ Nhai. Trung đội này lại phân tán khắp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn để gây dựng lực lượng. Trên cơ sở đó đã hình thành Trung đội Cứu quốc quân II (9/1941).Để đáp ứng yêu cầu mới, tháng 2/1944, Trung đội Cứu quốc quân III đã ra đời tại Bắc Sơn- Võ Nhai. (0,5 điểm) - Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: Tình hình thế giới biến đổi mau lẹ theo hướng có lợi cho cách mạng. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị: “Sửa soạn khởi nghĩa”. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng, gồm 34 người do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. (0,5 điểm) - Thành lập Việt Nam Giải phóng quân: Để gấp rút chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (4/1945) quyết định thống nhất các đơn vị vũ trang thành lực lượng duy nhất. Tháng 5/1945, các Trung đội Cứu quốc quân và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Như vậy, bên cạnh lực lượng đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng, ta đã có lực lượng vũ trang hỗ trợ cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. (0,5 điểm) Đóng góp quân sự của Võ Nguyên Giáp ở giai đoạn này: (1,5điểm) - Là người đứng ra thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông trở thành người “Anh Cả” của quân đội. (0,5 điểm)
  16. - Dưới sự chỉ huy của ông, Đội đã đánh thắng 2 trận liên tiếp ở đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), gây dựng niềm tin cho cách mạng. (0,5 điểm) - Ngày 16/8/1945, thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, ông dẫn đầu một đơn vị vũ trang, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. (0,5 điểm) Câu 5 Quá trình hòa hoãn, đi đến đuổi quân Trung Hoa Dân quốc… (3,0điểm) - Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa thành công, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân Nhật đã kéo vào miền Bắc nước ta, (phía Nam là quân Anh, Pháp…). Theo sau chúng là các tổ chức tay sai Việt Quốc, Việt Cách…về nước hòng cướp chính quyền. (1,0điểm) - Trong hoàn cảnh phải đối phó nhiều kẻ thù cùng một lúc, ta chủ trương tam thời hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc. Cụ thể: nhường cho bọn tay sai của chúng 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế trong Chính phủ; nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế (cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, dùng tiền giấy…); tuyên bố “tự giải tán” Đảng cộng sản…Nhờ đó, ta làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. (1,0điểm) - Từ tháng 2/1946, quân Trung Hoa Dân quốc phải rút về nước do cuộc nội chiến Quốc- Cộng sắp xẩy ra. Chúng đã ký với Pháp bản “Hiệp ước Hoa- Pháp”, theo đó, Pháp nhường cho chúng một số quyền lợi ở Trung Quốc. Đổi lại, quân Pháp được ra Bắc chiếm đóng. Ta tạm hòa hoãn với Pháp bằng “Hiệp định sơ bộ” (6/3/1946). Bằng hiệp ước này, ta đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta, tránh được nguy cơ phải đối phó với nhiều kẻ thù. (1,0điểm) Câu 6 Phương châm tác chiến của 2 chiến dịch…(3,0điểm) 1/ Lý do khác nhau: (1,5điểm) - Về tương quan lực lượng: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch mạnh hơn hẳn ta về mọi mặt. Địch có quân đội thiện chiến, có vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, hành quân và tiếp tế bằng đường hàng không… Còn quân đội ta chỉ quen lối đánh du kích, chưa trải qua đánh chính quy. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta mạnh hơn địch cả số lượng quân cũng như chiến thuật, chiến lược. Ta có đầy đủ vũ khí và phương tiện chiến tranh đảm bảo cho thắng lợi của chiến dịch. - Về tình thế chiến trường: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch xây dựng một trận địa phòng ngự vững chắc, được mệnh danh “pháo đài không thể công phá”. Nếu ta sử dụng phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” chắc chắn tổn thất hi sinh của bộ đội sẽ vô cùng lớn, có nghĩa khó giành được thắng lợi. Còn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh không phải là trận địa chiến mà là một chiến trường rộng mở, bên nào mạnh hơn, bên đó chiến thắng. Với lý do trên nên mỗi chiến dịch, ta đã chọn phương châm tác chiến phù hợp, thể hiện nghệ thuật quân sự siêu việt. 2/ Việc thực hiện tác chiến: (1,5điểm) - Thời gian tác chiến: Chiến dịch Điện Biên Phủ, với một khoảng không gian nhỏ hẹp, nhưng chiến dịch kéo dài 56 ngày đêm (từ 13/3- 7/5/1954), ta mới thành công. Còn Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ diễn ra trong 1 tuần (26- 30/4/1975). - Phương châm tác chiến: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta bao vây và tấn công địch bằng hệ thống giao thông hào, từng bước bao vây, chia cắt, cô lập địch để tiêu diệt chúng. Còn trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta sử dụng lối đánh thọc sâu và chia cắt địch
  17. bằng sức mạnh tổng lực của bộ binh, xe tăng, pháo, máy bay… đẩy địch vào tình thế suy vong và thất bại nhanh chóng. Câu 7: (3,0điểm) Trình bày những nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX... (1,5 điểm) + Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản. (0,5 điểm) + Sự phân chia thuộc địa giữa các nước không đồng đều. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh, nhu cầu thuộc địa ngày càng lớn, dẫn đến cuộc chiến tranh để chia lại thuộc địa. (0,5 điểm) + Các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau dẫn đến việc hình thành các khối đế quốc đối lập, làm cho các cuộc chiến tranh nhanh chóng bùng nổ. Cả hai cuộc chiến này đã để lại những hậu quả tàn khốc, nặng nề cho nhân loại. (0,5 điểm) Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai...(1,5 điểm) + Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn về quyền lợi, lãnh thổ, về thuộc địa hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc với nhau. Sự phân chia theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn chứa đựng những mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa các nước đế quốc. (0,5 điểm) + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc; thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản và đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. (0,5 điểm) + Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dần hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau. Nhưng cả hai khối đều coi Liên Xô là kẻ thù chiến lược cần phải tiêu diệt. Chính sách hai mặt của Anh - Pháp - Mỹ đã tạo điều kiện cho phát xít Đức tiến hành cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. (0,5 điểm) ----------HẾT----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0