intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9

Chia sẻ: 01629871 01629871 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9, sẽ giúp các bạn tổng quan kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng làm bài và các kỹ năng căn bản giúp các bạn làm tốt bài thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9

  1. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO  NĂM HỌC 2015­ 2016 TẠO MÔN THI : SINH HỌC­ LỚP 9 Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề ) Bài 1:  ( 2 điểm ) a, Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan?  b, Những định luật của Menđen có thể  áp dụng trên các loài sinh vật khác được   không? Vì sao?  Bài 2 :  (2  điểm).    Bộ  nhiễm sắc thể  của loài được ký hiệu như  sau: T đồng dạng với t, D đồng  dạng với d, H đồng dạng với h. (mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thể đơn). Viết   ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài ở các kì: a. Của phân bào nguyên phân? b. Kỳ  trước I, kỳ  cuối II của phân bào giảm phân? (Nếu không có sự  trao đổi  đoạn và đột biến). Bài 3: (2 điểm) Ở cà chua;   A: quả đỏ,  a: quả vàng;   B: lá chẻ,  b: lá nguyên. Hai cặp tính  trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực  hiện các phép lai sau :  + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên;  F1: 100%  đỏ chẻ.  + Phép lai 2:  P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên.  + Phép lai 3:  P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai. Bài 4: (2 điểm)               Một phân tử ADN nhân đôi một số lần đã tổng hợp được 14 phân tử ADN có  nguyên liệu hoàn toàn mới . Phân tử ADN này có 75 chu kì soắn . Có 20% số Nu  loại A a. Xác định số lần nhân đôi của Phân tử ADN trên ? b. Tính số lượng Nu từng loại của ADN ? c. Tính số liên kết Hidrô  hình thành và phá vỡ cho quá trình nhân đôi trên ? d. Tính số liên kết hóa trị hình thành và phá vỡ cho quá trình nhân đôi trên ?     Bài 5: ( 2 điểm ) 1
  2.       Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp  gen dị hợp dài 5100   A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc   thể  thứ nhất có 1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên  nhiễm sắc thể thứ hai có 1350  Ađênin. a,Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. b, Khi tế  bào  ở  vào kì giữa của giảm phân I, số  lượng  từng loại nuclêôtit của  các gen trong tế bào là bao nhiêu? c, Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở  cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì  khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số  lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử  là bao nhiêu? ­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­ (  Đề này gồm có 02 trang ) Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm   2
  3. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN THI : SINH HỌC­ LỚP 9 Bài 1 : 2 đ a,  ­ Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt 0,25đ ­ Sai khác nhau về nhiều tính trạng tương phản dễ quan sát 0,25đ ­ Có hoa khá lớn nên thao tác dễ dàng 0,25đ ­ Có khả năng cho số lượng đời con nhiều 0,25đ ­ Dễ gieo trồng 0,25đ b, ­ Những định luật di truyền của Menđen không chỉ  áp dụng cho loại  0,25đ đậu Hà Lan  mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác ­ Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát  0,25đ thành định luật ­ Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác   0,25đ nhau Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài  khác nhauMenđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định  luật Bài  2: 2đ a­Trong phân bào nguyên phân:  ­ Kỳ trung gian:  0,25đ Đầu kỳ: TtDdHh.  Cuối kỳ: TTttDDddHHhh ­ Kì đầu : TTttDDddHHhh. 0,25đ ­ Kỳ giữa:  TTttDDddHHhh 0,25đ ­ Kỳ  sau :   Mỗi crômatít trong NST kép tách nhau qua tâm động di   0,25đ 3
  4. chuyển về 2 cực của TB.   ­ Kỳ cuối : Tạo 2 TB con, mỗi TB có bộ NST : TtDdHh 0,25đ b­ Trong phân bào giảm phân :  ­ Kỳ trước I: TTttDDddHHhh 0,25đ ­ Kỳ cuối II: Tạo ra 8 loại TB chứa nguồn gốc NST khác nhau: 0,5đ TDH, tDH, TdH, TDh, Tdh, tDh, tdH, tdh Bài 3: (2 điểm) Xét phép lai 1:   P:  đỏ chẻ (A­B­)  x  vàng nguyên (aabb). F1: 100% đỏ chẻ.   ­ Cây P: vàng nguyên (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab. ­ Để F1: 100% đỏ chẻ (A­B­) thì cây P: đỏ chẻ phải chỉ tạo 1 loại giao  0,25đ tử AB; suy ra kiểu gen là AABB. ­ Sơ đồ lai đúng : P : AABB x aabb 0,25đ Xét phép lai 2:                     P: đỏ nguyên (A­bb)  x  vàng chẻ (aaB­)   ­ Để F1 xuất hiện vàng nguyên (aabb) chứng tỏ cả 2 cây ở P đều phải  cho giao tử ab. ­ Vậy cây P: đỏ nguyên (A­bb) phải là Aabb. 0,25đ          Cây P: vàng chẻ (aaB­) phải là aaBb.  ­ Sơ đồ lai đúng : Aabb x aaBb 0,25đ Xét phép lai 3: P: đỏ chẻ  x  vàng chẻ;  F1: 3 đỏ chẻ : 1 đỏ nguyên.  Phân tích từng tính trạng ta có: ­ Về màu quả: P: đỏ  x  vàng; F1 100% đỏ (A­) 0,25đ ­ Do cây P:vàng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy cây P: chẻ phải chỉ  tạo 1 loai giao tử A chứng tỏ kiểu gen là AA. 4
  5. ­ Về dạng lá: 0,25đ P: chẻ  x  chẻ; F1: 3 chẻ : 1 nguyên. F1 có tỷ lệ của định luật phân tính   suy ra P: bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen là Bb. ­ Tổ hợp cả 2 tính trạng:  0,25đ Cây P: đỏ chẻ có kiểu gen là:     AABb       Cây P: vàng chẻ có kiểu gen là: aaBb ­ Sơ đồ lai đúng : AABb x aaBb       0,25đ Bài 4: (2 điểm) a. Ta có: Số ADN con mới hoàn toàn = 14 = 2k ­2  ­> k = 4 Lần       0,5đ b. CKS = N/20 = 75       0,5đ ­> N = 75.20 = 1500 Nu  Mà đầu bài cho A = 20% ­> A = T =( 20.100 ) / 100 = 300 Nu ­> G = X = 1500/2 – 300 = 450 Nu c.        0,5đ H = 2A + 3 G = 2.300 + 3. 450     = 1950 LK ­ Số LKH bị phá vỡ sau 4 lần nhân đôi là : ( 2k ­1 ). H     = ( 24 ­1 ). 1950 = 29250 LKH ­ Số LKH hình thành sau 4 lần nhân đôi là  : ( 2k ­1 ). 2 H     = ( 24 ­1 ). 2.1950 = 58500 LKH d.       0,5đ ­ Số  liên kết HT bị  phá vỡ  : Vì quá trình nhân đôi của gen không  ảnh  hưởng gì đến các LKHT giữa các Nu nên LKHT bị phá vỡ = 0  ­ Số liên kết HT hình thành sau 4 đợt nhân đôi : = ( N­2 ). ( 2k ­1 )   =( 1500­2 ). ( 24 ­1 ) = 22470 LK 5
  6. Bài 5 : 2đ a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. ­  Tổng số nu của mỗi gen là:       (5100 : 3,4). 2 =  3000 (nu) ­ Số  nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là: 0,25đ                                     A = T = 1200 (nu)                                     G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu) ­ Số  nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là: 0,25đ                                      A = T = 1350 (nu)                                      G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu) b,  ­  Ở  kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể  đã nhân đôi thành nhiễm  0,25đ sắc thể kép, do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi ­ Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là: 0,25đ                           A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100  (nu)                           G = X =   (300 + 150) .  2  = 900  (nu) c,  ­ Nếu một số  tế  bào xảy ra đột biến dị  bội  ở  cặp nhiễm sắc thể  chứa gen nói trên thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ  tạo ra bốn  loại giao tử, trong đó có hai loại giao tử bình thường là A, a, hai loại   giao tử không bình thường là Aa và O. ­ Số nu mỗi loại trong các giao tử là: 0,25đ         + Giao tử A:        A = T = 1200 (nu)                                     G = X = 300 (nu)          + Giao tử a:        A = T = 1350 (nu) 0,25đ                                     G = X =  150 (nu)          + Giao tử Aa:        A = T = 1200  + 1350 = 2550 (nu) 0,25đ 6
  7.                                        G = X =  300   +   150 =  450 (nu)          + Giao tử O:         A = T = 0 (nu) 0,25đ                                       G = X = 0 (nu) ­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­ 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0