intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HSG Ngữ Văn 12 kèm đáp án

Chia sẻ: Trần Văn được | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

665
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12 giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HSG Ngữ Văn 12 kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 Câu 1 (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau: - Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (trích Giục giã - Xuân Diệu) - Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh dù trong một phút giây (trích Đi - Tố Hữu) - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. (trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn) Câu 2 (12 điểm) Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó. --------------------- HẾT --------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM Năm học 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng dẫn chấm này có 4 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau: - Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (trích Giục giã - Xuân Diệu) - Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh dù trong một phút giây (trích Đi - Tố Hữu) - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. (trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn) I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân…để bảo vệ cho lập luận của mình. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II.Yêu cầu về kiến thức:
  3. Cần hiểu đúng ý tưởng của các câu trích ; cũng như dẫn ra được những dẫn chứng thực tế để bảo vệ cho lập luận của mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng. Điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận. Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau: 1. Giải thích vấn đề: 3.0 - So sánh làm nổi bật quan niệm sống, khát vọng sống tích cực: phải hướng đến một đời sống tỏa sáng, có ý nghĩa (ngay cả khi “huy hoàng” chỉ diễn ra trong thoáng chốc). Đó là cách sống 1.0 tận hiến, với khát vọng được làm chuyện lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những giây phút vinh quang, chói sáng... - Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái 1.0 mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn... - Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái, 1.0 biết cảm thông, chia sẻ... 2. Bàn bạc: 4.0 - Không chấp nhận lối sống nhàn nhạt “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” (chữ của Nguyễn Tuân) vô nghĩa trong suốt đời người chính là thái độ sống đẹp của con người có khát vọng lớn lao. - “Quăng thân vào gió bụi”, sống “thanh cao”, mạnh mẽ và hướng theo lí tưởng cao đẹp chính là 1.5 lối sống tích cực, có tránh nhiệm... - Trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca. - “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được cháy hết mình, được tận hiến cho đời... - Không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên 1.5 nhiên, cuộc sống, tình người... - Và cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc sống của chính mình. - Những quan niệm sống khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, hướng con người theo một cách 1.0 sống đẹp đẽ, hoàn thiện từ khát vọng đến hành động và tình cảm. 3. Bài học nhận thức và hành động: 1.0 - Nhận thức: Cần tự trang bị cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ. 0.5 - Hành động: Mạnh mẽ trong thực hiện những dự định tốt đẹp ; trong sạch trong lối sống ; cao 0.5 thượng, chân thành trong tình cảm. * Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm. Câu 2 (12 điểm) Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
  4. Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó. I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu,... để làm rõ nét riêng độc đáo của tác phẩm ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau : 1. Giải thích nhận định: 5.0 - Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ 2.0 thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. - Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác 2.0 của nhà văn... - Biểu hiện của cái riêng trong văn chương: 1.0 + Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm. + Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá. + Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm. + Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cần đảm bảo các ý trên. 2. Phân tích bài thơ để làm rõ vấn đề nghị luận: 7.0 a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: 1.0 - Tác giả: 0.5 + Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong chống Mĩ. + Tác giả của những thi phẩm nổi tiếng: Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989)... + Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường. - Tác phẩm: 0.5 + Sóng là bài thơ viết về tình yêu hạnh phúc, trích trong tập Hoa dọc chiến hào, viết năm 1967, tại biển Diêm Điền, Thái Bình. + Thơ năm chữ, có cấu tứ độc đáo – mượn sóng để nói đến khát vọng tình yêu. b/ Phân tích: 5.0
  5. - Giọng điệu chung của bài thơ: dào dạt, da diết, khát khao, âu lo, day dứt… Mỗi câu thơ như một con sóng vỗ vào bờ, gợi tả tinh tế nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. 1.0 - Cách nhìn, cách cảm mới mẻ về tình yêu: Qua hình tượng “sóng” và “em”, tình yêu được thể 2.0 hiện ở nhiều cung bậc, sắc độ: + Những biến động khác thường, nghịch lí trong lòng người phụ nữ đang yêu. (Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ). + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi sự chật chội, tầm thường ; tìm sự đồng điệu. Yêu là đưa lòng ra biển lớn (Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể). + Tình yêu là nỗi khát vọng muôn đời. Yêu là hiện tượng vĩnh hằng (Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày sau vẫn thế). + Nhu cầu lí giải sự khởi nguồn, khởi điểm của tình yêu. (Em nghĩ về anh em/Em nghĩ về biển lớn/Từ nơi nào sóng lên ?...Khi nào ta yêu nhau). + Nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Nó chiếm cả bề rộng và tầng sâu ; khắc khoải trong mọi thời gian, cả trong ý thức và vô thức ; khắc khoải trong mọi không gian. (Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức/Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương nam/Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh một phương). + Niềm tin về một tình yêu dù cách trở vẫn đến được bến bờ hạnh phúc. (Ở ngoài kia đại dương/Trăm ngàn con sóng đó/Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở). + Nỗi trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời ; niềm mong mỏi về sự vô hạn trong tình yêu. (Cuộc đời tuy dài thế/Năm tháng vẫn đi qua/Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa). Lưu ý: Có thể thí sinh nêu cách hiểu khác: Từ tình yêu hiện hữu, suy niệm về cuộc đời, thấy cuộc đời là có thật và dài nhưng có thể đo đếm được bằng năm tháng… - Nét mới trong nội dung: 1.0 + Tình yêu nồng cháy, mãnh liệt, bí ẩn nhưng giàu nữ tính, đòi hỏi sự thủy chung trong một tình yêu đúng nghĩa, hướng đến cuộc sống chung. + Khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá cái tôi bản thể. - Hình thức, kĩ thuật biểu hiện mang đậm dấu ấn riêng: 1.0 + Kết cấu: kết cấu song hành “sóng” và “em”. + Cách biểu hiện vừa mới mẻ vừa truyền thống, đặc biệt là cách sử dụng hình tượng sóng: mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng. + Thể thơ 5 chữ, các câu nối tiếp gợi liên tưởng từng đợt sóng vào bờ. c/ Đánh giá chung: 1.0 - Nội dung: Tình yêu trong bài thơ là tình yêu hạnh phúc, gắn liền với cuộc sống chung (không phải tình yêu đau khổ, không phải tình đầu non nớt, vụng dại), với nhiều đam mê khao 0.5 khát, đòi hỏi chiều sâu trong tình cảm. - Nghệ thuật: Bài thơ hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. 0.5 Sóng là một đóng góp đặc biệt của Xuân Quỳnh cho thơ ca viết về tình yêu của văn học dân tộc. * Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.
  6. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 09/10/2012 (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang Câu 1 (8 điểm): Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Thu vịnh, Nguyễn Khuyến) Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình từ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Câu 2 (12 điểm): Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích Người lái đò Sông Đà. HẾT Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................ Giám thị 2:........................................................................................
  7. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 09/10/2012 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua hai câu thơ của Nguyễn Khuyến: vai trò lòng tự trọng, ý thức về liêm sỉ trong cuộc sống cộng đồng, trong đời sống riêng của mỗi con người. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ và chứng cứ thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại. 2. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản nêu được những ý sau: - Giải thích ngắn gọn về ý nghĩa câu thơ: trước cảnh thu đẹp nhà thơ nổi hứng muốn làm thơ, nhưng không làm được vì thẹn với nhân cách cao khiết của Đào Tiềm, một nhà thơ, danh sĩ treo ấn từ quan từ đời Tấn ở Trung Hoa thời cổ trung đại. Thẹn với cổ nhân cũng là tự thẹn với lòng mình, đó là cái thẹn khiến tư cách con người sang trọng hơn, cao quý hơn. - Vì sao người tử tế giàu lòng tự trọng phải biết thẹn với người đời và tự thẹn? Bởi đó là khi tiếng nói của lương tâm, lương tri, lương năng trong mỗi con người lên tiếng phán xét không khoan nhượng trước những yếu kém không đúng, không phải, thậm chí những hèn kém, lỗi lầm của chính mình để vượt lên hướng thiện, hướng tới những giá trị người cao đẹp. Nó giữ cho con người không bị rơi vào tình trạng vô liêm sỉ, đánh mất lòng tự trong, mất tư cách người… - Mở rộng: Con người không chỉ cần biết thẹn, biết cúi đầu trước những gì là vẻ đẹp người cao đẹp, mà còn phải biết ngẩng đầu trước cái xấu cái ác, cái đê tiện, không sợ cường quyền bạo ngược và thế lực của đồng tiền phi nghĩa. Biết thẹn trước cái gì đáng thẹn, biết tự hào trước những gì đáng tự hào, biết sợ và cũng không biết sợ tức phải cương nhu đúng và trúng để không rơi vào tình trạng thảm hại tự ti quá mức hay bi hài vì không biết mình là ai. Biết ngẩng đầu và cúi đầu trước cái đẹp đã có một truyền thống lâu đời của người Việt ta (Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài, Nguyễn Khuyến còn nhiều lần nhắc đến chữ thẹn trong thơ mình, Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù… Thực trạng tình trạng không biết thẹn trong xã hôi đương đại (chạy chức chạy quyền, chạy dự án, chạy bằng cấp, chạy danh hiệu, các vụ án tham nhũng lớn…) đây là vấn nạn nhức nhối cần lên án, loại trừ. - Bài học chân thành thiết thực cho bản thân. 3. Thang điểm: - Điểm 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc. - Điểm 6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, mắc một vài lỗi không đáng kể. - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn viết có cảm xúc, không sai các loại lỗi.
  8. 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: * Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân độc đáo, tài hoa uyên bác, thường nhìn thiên nhiên, con người, sự vật… ở nhiều góc nhìn đặc biệt ở phương diện: văn hóa, thẩm mĩ. - Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông chỉ thấy cái đẹp ở một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng; sau Cách mạng Nguyễn Tuân không đối lập xưa với nay mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những con người phi thường mà ở cả những người lao động bình thường nhất. - Một trong những đề tài yêu thích của ông là xê dịch. Ông là nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, phong cảnh tuyệt mĩ, tính cách độc đáo… - Thể loại yêu thích nhất của ông: tùy bút. - Ngôn ngữ giàu có, khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, nhạc điệu trầm bổng. * Tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích tùy bút Người lái đò Sông Đà. - Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: những năm 60 của thế kỉ XX, mục đích của tác phẩm không chỉ minh họa cho một chủ trương kinh tế, xã hội cụ thể mà vươn tới tầm khái quát: đi tìm chất vàng mười của thiên nhiên và con người Tây Bắc, khẳng định cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống hiện tại của những người lao động bình thường. - Chất tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân thể hiện qua việc khám phá vẻ đẹp của nhân vật Sông Đà với “tiểu sử” tường tận tỉ mỉ và hai nét “tính cách” hung bạo và trữ tình (Đá bờ sông, ghềnh, thác... được nhìn ở nhiều góc nhìn (võ thuật, điện ảnh, bóng đá, thơ ca, lịch sử..., nhìn Sông Đà như một người đẹp..., sắc nước Sông Đà thay đổi...). - Ông lái đò là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác dữ (nhân vật chân dung: ngoại hình, am hiểu binh pháp thần sông thần đá, trí dũng vượt qua cửa tử thác dữ ngạo nghễ mà bình thản...). Ông chính là người nghệ sĩ ngay trong nghề nghiệp của mình, điều mà tác giả không tìm thấy trước Cách mạng. - Đặc sắc của nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân qua đoạn trích: Mạch văn phóng túng ở bề nổi nhưng chặt chẽ ở bề sâu; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh, gợi cảm cao; nhiều câu, đoạn thực sự là thơ văn xuôi; liên tưởng, tưởng tưởng bất ngờ thú vị; giọng điệu khi cổ kính trang trọng, khi trẻ trung tinh nghịch, khi hối hả, mau lẹ, khi chậm rãi… 3. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. -----------Hết----------- SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC
  9. Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 10/10/2012 (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 câu, trong 02 trang Câu 1 (8 điểm): Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ. (Giêm A-len) Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 2 (12 điểm): Phong trào Thơ mới không chỉ là một cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ. Màu sắc cá thể của cảm xúc in rất đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các phép tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu riêng. Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những qui định gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm… (Ngữ văn 11, SGK thí điểm, Ban KHXH&NV, bộ I, trang 68) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để làm sáng tỏ nhận định trên. Văn bản: Vội vàng 1. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. 5. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, 10. Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, 15. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
  10. 20. Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt… 25. Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… 30. Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 35. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Ngữ văn 11, tập 2 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007, trang 27-29 ) HẾT Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................ Giám thị 2:.......................................................................................
  11. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 10/10/2012 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1(8 điểm) 1. Về kĩ năng: Thí sinh biết làm bài văn nghị luận xã hội theo đúng yêu cầu của đề bài: lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt tốt, dẫn chứng có sức thuyết phục. Không mắc các loại lỗi. 2. Về kiến thức: Có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các ý cơ bản sau đây: a) Giải thích: *Chính họ là người làm vườn cho tâm hồn: cách diễn đạt giàu hình ảnh về khả năng tự giáo dục, là trách nhiệm của mỗi người đối với quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách bản thân. *Chính họ…là đạo diễn cho cuộc đời họ: cách nói hàm súc về khả năng làm chủ cuộc đời của mỗi cá nhân. *Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy chính họ…: khẳng định mỗi con người đều có khả năng tự nhận thức, tự giáo dục bản thân. *Câu nói giúp mỗi người nhận ra được chính mình (Ta là ai? Ta đang ở đâu? Ta cần đi đến đâu?). Làm thế nào để thành công, hạnh phúc; nhưng không làm phương hại đến người khác, cộng đồng? Mỗi người sẽ tự quyết định nhân cách và cuộc đời mình. b) Bàn luận: Câu nói trên đúng nhưng chưa đủ vì: cuộc đời, quá trình hình thành nhân cách của mỗi người không chỉ chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan: (vốn sống, sự hiểu biết, bản lĩnh, nghị lực, ước mơ, khát vọng, niềm đam mê, năng lực tự nhận thức, tự giáo dục… Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng có tính quyết định) mà còn chịu tác động không kém phần quan trọng của những yếu tố khách quan: gia đình, nhà trường, xã hội… *Để trở thành người làm vườn, là đạo diễn của tâm hồn, của cuộc đời mình, mỗi cá nhân cần: - Nhận thức đúng và trúng về chính mình (điều này không phải dễ). - Chủ động trang bị cho mình những hành trang cần thiết: + Hoạch định, phác thảo những việc cần làm. + Tự bồi dưỡng kiến thức, phẩm chất, năng lực cho bản thân. *Khi làm chủ được cuộc đời mình, con người ta dễ dàng hòa nhập và đứng vững trên đường đời để đi đến thành công… c) Bài học đích đáng cho bản thân. 3. Thang điểm: - Điểm 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc. - Điểm 6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, mắc một vài lỗi không đáng kể. - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Câu 2(12điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học, làm rõ được cuộc cách mạng trong việc đổi mới thơ ca của phong trào Thơ mới từ phạm trù thơ ca trung đại sang hiện đại. Làm sáng tỏ
  12. nhận định qua việc phân tích bài thơ Vội vàng từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật Xuân Diệu trên cơ sở so sánh với thơ ca trung đại về phương diện thi pháp học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, có chất văn, không mắc lỗi về câu, từ, chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo những ý sau: *Giải thích nhận định: Đánh giá công lao, thành tựu lí luận và thực tiễn to lớn của Thơ mới (1932 – 1945) trong công cuộc hiện đại hóa thơ tiếng Việt; đưa thơ tiếng Việt vào quĩ đạo văn học thế giới, mới về cảm xúc, thể thơ, mới về lời thơ, phủ định những yếu tố gò bó của thơ trung đại nhưng không phải không tiếp thu những tinh hoa của thơ cổ điển. Thơ mới mang dấu ấn cái tôi cá nhân của nhà thơ so với thơ trung đại là cái ta cộng đồng, gò bó về niêm, luật, đối, hạn chế ngặt nghèo về câu chữ, vần điệu, nhịp điệu. - Nguyên nhân: + Do sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân. + Sự ảnh hưởng của văn hóa và văn học phương Tây, đặc biệt là văn hóa văn học Pháp. + Sức sống mãnh liệt của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trong huyết quản các nhà thơ mới. *Phân tích bài thơ Vội vàng trên các phương diện: cảm hứng thời gian mới, cấu tứ mới mẻ, thể thơ mới mẻ, bố cục mới mẻ, lời thơ mới mẻ, các biện pháp tu từ mới mẻ, thi pháp mới, thơ điệu nói mang cái gấp gáp vội vàng của hơi thở nồng đượm tình yêu cuộc sống… tất cả mang đậm dấu ấn Xuân Diệu - nhà thơ của khát vọng giao cảm với đời sống, sống cuống quýt, hối hả, vội vàng. Không gian là mảnh vườn tình ái thắm sắc đượm hương, thời gian như một đại lượng tiêu cực làm tiêu ma những giá trị sự sống; yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời như là tình tự với thiên nhiên, ái ân với cuộc sống… 3. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. -----------Hết-----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2