![](images/graphics/blank.gif)
Đề thi kết thúc học phần học kỳ 2 môn Vi sinh y học năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Cùng tham khảo Đề thi kết thúc học phần học kỳ 2 môn Vi sinh y học năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn sinh viên có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi kết thúc học phần học kỳ 2 môn Vi sinh y học năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
- BM-004 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG ĐỀ THI, ĐÁP ÁN/RUBRIC VÀ THANG ĐIỂM THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ 2, năm học 2023-2024 I. Thông tin chung Tên học phần: VI SINH Y HỌC Mã học phần: 71MICR40112 Số tin chỉ: 2 Mã nhóm lớp học phần: 232_71MICR40112_01 Hình thức thi: Tự luận Thời gian làm bài: 60 phút Thí sinh được tham khảo tài liệu: ☒ Có ☐ Không Quy cách đặt tên file Mã SV_Ho va ten SV_.............................. II. Các yêu cầu của đề thi nhằm đáp ứng CLO Lấy dữ Ký Hình Trọng số CLO Câu Điểm liệu đo hiệu Nội dung CLO thức trong thành phần hỏi số lường CLO đánh giá đánh giá (%) thi số tối đa mức đạt PLO/PI (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Vận dụng được các kiến thức chung về vi sinh vật và khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn và virut; các Câu 1 CLO 1 Tự luận 30% 3 phương pháp Câu 2 khử trùng; nhiễm trùng và độc lực của vi sinh vật; kháng nguyên vi sinh vật. Vận dụng được các kiến thức về Câu 1 CLO 2 cơ chế tác động Tự luận 30% 3 Câu 2 của kháng sinh, về sự đề kháng Trang 1 / 6
- BM-004 của cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh; các con đường truyền bệnh; cơ chế gây bệnh của vi sinh vật. Phân tích được các kỹ thuật trong chẩn đoán vi sinh vật; các CLO 3 Tự luận 20% Câu 3 2 phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị. Làm việc nhóm, tổng hợp tài liệu, Câu 1 thuyết trình, làm CLO 4 Tự luận 20% Câu 2 2 việc tại các cơ sở Câu 3 sau khi tốt nghiệp III. Nội dung câu hỏi thi Câu hỏi 1: (4 điểm) Trình bày khả năng gây bệnh của vi khuẩn tụ cầu vàng (S. aureus)? Câu hỏi 2: (4 điểm) Trình bày khả năng gây bệnh của vi rút dại? Các phương pháp phòng và điều trị bệnh Dại? Câu hỏi 3: (2 điểm) Trình bày các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật? ĐÁP ÁP VÀ THANG ĐIỂM Phần câu hỏi Nội dung đáp án Thang Ghi chú điểm I. Tự luận Câu 1 4.0 Đặc điểm - Vi khuẩn hình cầu đường kính 0,8-1μm đứng tụ 1.0 sinh học của đám như chùm nho, Gr(+). Tụ cầu thường không có vi khuẩn tụ vỏ, không có lông, không sinh nha bào. cầu vàng - Phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, trong cả điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí. Nhiệt độ tối ưu 370C. Nuôi cấy tạo Có khuẩn lạc Trang 2 / 6
- BM-004 Sinh enzyme Có coagulase Lên men Thường ở vùng mũi họng, trên đường da và niêm mạc Mannitol Vị trí ký sinh Các nhiễm khuẩn sinh mủ, ngộ trên cơ thể độc thức ăn, hội chứng shock nhiễm độc Khả năng gây Có bệnh Các yếu tố Độc tố: TSST- Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc 1.0 độc lực của (Toxic shock syndrome toxin); Enterotoxin- độc tố vi khuẩn tụ ruột, alpha hemolysin (dung huyết tố)… cầu vàng Invasins – Các yếu tốc giúp tụ cầu vàng xâm nhập vào mô. Adhesins – Các yếu tố bám ( giống như nhiều vi khuẩn khác, tụ cầu có protein bề mặt đặc hiệu, có tác dụng bám vào receptor đặc hiệu tế bào. Adherin có thể là các protein fibronectin, collagen. (Trình bày chi tiết) Khả năng Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội gây ra 2.0 gây bệnh của rất nhiều loại nhiễm khuẩn tạo mủ và nhiễm độc ở vi khuẩn Tụ người. cầu vàng - Các nhiễm khuẩn trên da bao gồm: mụn nhọt, chắp lẹo, nhọt tổ ong... - Nhiễm trùng cơ quan và toàn thân: Viêm phổi, viêm vú, viêm tĩnh mạch, viêm màng não và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nhiễm khuẩn sâu như viêm tuỷ xương, viêm nội mạc cơ tim, nhiễm trùng máu. - Tụ cầu vàng là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng bệnh viện: nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm trùng bỏng, nhiễm trùng máu... - Tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thức ăn do tiết ra độc tố ruột trong quá trình phát triển. - Tụ cầu vàng có thể gây hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) do tiết ra độc tố TSST-1 và hội chứng bong da ở trẻ sơ sinh do tiết ra độc tố exfoliatin. Câu 2 4.0 Đặc điểm - Virus dại thuộc họ Rhabdo virus 1.0 sinh vật học - Có hình gậy giống như đầu viên đạn, kích thước của vi rút 170x70nm. dại - Cấu trúc đối xứng xoắn, chứa ARN một sợi âm, - Có vỏ capsid và vỏ peplon. - Virus dại cố định ngắn hơn, thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 60nm. Trang 3 / 6
- BM-004 Khả năng Khả năng gây bệnh của vi rút dại 1.5 gây bệnh của - Đường lây: từ động vật lây sang người qua vết cắn vi rút dại hoặc do tiếp xúc với nước bọt của động vật mắc bệnh dại. - Đây là bệnh viêm não tủy cấp tính, gây tử vong chắc chắn. - Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 1-3 tháng - Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất là dấu hiệu kiến bò tại vết cắn. - Thời kỳ toàn phát: triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, lo âu, giãn đồng tử, tiết nước bọt, người bệnh bị kích thích trên mọi giác quan -> sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động và ánh sáng. - Các cơ co thắt mạnh dẫn đến đau đớn, trong đầu bệnh nhân có cảm giác bị đè nén, sợ hãi, lo âu sau đó hưng phấn và cuối cùng dẫn đến giai đoạn liệt. - Tất cả bệnh nhân dại khi lên cơn đều bị chết trong tình trạng bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn. - Khi đã lên cơn thì xem như đã cầm chắc cái chết. Phòng và + Phòng bệnh dại 1.5 điều trị dự - Cần tiêu diệt động vật bị dại hoặc nghi dại. phòng bệnh - Trong số những động vật máu nóng thì chó là dại động vật bị nhiễm dại nhiều, mặt khác chó là loài sống gần người, vì vậy phải: - Hạn chế nuôi chó. - Nuôi chó phải xích, nhốt, đeo rọ mõm, không cho chạy rông ra đường. - Tiêm vaccine phòng dại cho chó, mỗi năm một lần vào mùa xuân trước khi bệnh dại có thể phát triển mạnh. + Điều trị dự phòng bệnh dại - Xử lý vết thương chó, mèo cắn § Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng vết thương § Loại bỏ các tổ chức bản, dập nát, cắt lọc viết thương, không khâu kín vết thương ngay. Có thể phong bế novocain - Tiêm KHT phòng dại: Tiêm kháng huyết thanh và vacxin phòng dại ngay nếu: § Vết cắn rộng, sâu, gần vùng đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục § Vết cắn do chó nhỏ § Súc vật sau khi cắn chạy mất (không theo dõi được súc vật cắn) Trang 4 / 6
- BM-004 - Tiêm vacxin phòng dại: (vacxin vi rút bất hoạt) Fluenzalida, Fermi, Bales, Nempt, Semple, Veorab, Kondo... - Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn và thuốc giảm đau - Nhốt súc vật (chó, mèo) cắn người để theo dõi: Trong vòng 15 ngày nếu súc vật có bất kỳ biểu hiện triệu chứng của bệnh dại => cho Bn đi tiêm kháng huyết thanh và vacxin ngay. Câu 3 2.0 Phương Là tìm VSV hoặc kháng nguyên của chúng trong 1.0 pháp chẩn cơ thể người bệnh. đoán trực * Chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn tiếp - Nhuộm, soi (chẩn đoán nhanh): Soi tươi: để tìm vi khuẩn dựa vào tính chất di động của nó. VD hình ảnh ‘sao đổi ngôi’ của vi khuẩn tả, hình ảnh ‘chuyển động xoay tròn’ của xoắn khuẩn giang mai… Nhuộm: tìm vi khuẩn dựa vào: hình thể, tính chất bắt màu, kích thước và cách sắp xếp; đánh giá các loại tế bào và mối quan hệ giữa vi khuẩn với các tế bào… Kết quả nhuộm soi thường chỉ có giá trị chẩn đoán sơ bộ và định hướng cho nuôi cấy; song đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu trang thiết bị phức tạp, rẻ tiền và nhanh có kết quả. Vì vậy, có thể áp dụng được ở tuyến y tế cơ sở. Đối với một số bệnh cấp tính và có thể gây thành dịch (VD tả, bạch hầu, dịch hạch) thì việc chẩn đoán nhanh có vai trò hết sức quan trọng, tuy rằng bằng cách này chẩn đoán chưa được chính xác. Một số trường hợp khác, việc nhuộm soi bệnh phẩm thấy vi khuẩn, kết hợp thêm với triệu chứng lâm sàng lại có ý nghĩa quyết định cho chẩn đoán. - Nuôi cấy: gồm hai bước là phân lập và xác định vi khuẩn. + Phân lập: để tách được vi khuẩn cần tìm ra khỏi các tạp khuẩn có lẫn trong bệnh phẩm. + Xác định vi khuẩn: phải dựa vào nhiều đặc điểm, tính chất khác nhau như: tính chất sinh vật hóa học, tính chất kháng nguyên, tính chất ly giải bởi phage, khả năng gây bệnh thực nghiệm… - Xác định kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, ELISA… Trang 5 / 6
- BM-004 - Xác định AND bằng kỹ thuật PCR • Chẩn đoán căn nguyên virus - Soi dưới kính hiển vi điện tử để quan sát hạt virus - Nuôi cấy virus trên tế bào nguyên phát một lớp (tế bào thận khỉ, thận bào thai chó, thận lợn…) hoặc tế bào thường trực (tế bào Vero, Hela…). - Chẩn đoán KN bằng kỹ thuật ELISA, phản ứng trung hòa - Xác định AND/ ARN bằng kỹ thuật PCR Phương Là tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. 1.0 pháp chẩn - Nguyên tắc: Dựa vào kháng nguyên mẫu đã biết đoán gián trước và bằng các phản ứng kết hợp kháng nguyên tiếp kháng thể đặc hiệu để tìm kháng thể. Thông qua sự có mặt của kháng thể mà kết luận sự có mặt của kháng nguyên hoặc vi sinh vật gây bệnh. - Tiến hành: Phải lấy máu hai lần, lần thứ nhất vào những ngày đầu của bệnh, lần thứ hai sau 7-10 ngày. Hai mẫu huyết thanh được tiến hành làm phản ứng trong cùng điều kiện. huyết thanh được pha loãng thành nhiều nồng độ khác nhau, giảm dần bậc hai để xác định hiệu giá kháng thể và động lực kháng thể. HGKT được tính là độ huyết thanh pha loãng nhất mà ở đó phản ứng kết hợp KN-KT còn xảy ra (+). ĐLKT là sự gia tăng HGKT lần 2 so với lần 1, ít nhất phải gấp 2 lần. Khi có ĐLKT thì kết luận được người bệnh bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhất định không cần phải tìm ĐLKT. Điểm tổng 10.0 TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 4 năm 2024 Giảng viên ra đề Hà Thị Bích Ngọc Trang 6 / 6
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề ôn kết thúc học phần: Điều dưỡng người lớn nội khoa - ĐH Công Nghệ Đồng Nai
7 p |
1001 |
72
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 02 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
6 p |
154 |
17
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 03 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
6 p |
120 |
14
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 04 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
7 p |
113 |
14
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 01 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
7 p |
75 |
12
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Sinh lý học học sinh Tiểu học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
67 |
10
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
39 |
7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Sự phát triển thể chất trẻ em năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
24 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Vệ sinh phòng bệnh cho trẻ mầm non năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
48 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
18 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Sức khỏe Tâm thần năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 p |
17 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 3 môn Kỹ thuật chiết xuất dược liệu năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
4 p |
1 |
1
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Giải phẫu đại cương năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
19 p |
1 |
1
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2023-2024 - Trường ĐH Văn Lang
6 p |
1 |
1
-
Đề thi kết thúc học phần học kỳ 1 môn Sinh lý bệnh - miễn dịch học năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
5 p |
1 |
1
-
Đề thi kết thúc học phần học kỳ 2 môn Sinh lý bệnh - miễn dịch năm 2023-2024 - Trường ĐH Văn Lang
6 p |
1 |
1
-
Đề thi kết thúc học phần học kỳ 1 môn Giải phẫu 1 năm 2023-2024 - Trường ĐH Văn Lang
4 p |
0 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)