intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 001

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 001 sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát giữa HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nguyễn Văn Cừ - Mã đề 001

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM HỌC 2016­2017 Môn: Địa Lý 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)                                               Mã đề  001 Họ và tên học sinh:…………………………………………Số báo danh:………………… Câu 1: Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế  hiện nay, lao động chiếm tỉ  trọng lớn   nhất thuộc về khu vực A. kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước. B. kinh tế Nhà nước. C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế ngoài Nhà nước. Câu 2: Cho bảng số liệu:  Diện tích gieo trồng cây lương thực ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng diện  Diện tích lúa Diện tích  Các cây  tích ngô lương thực  khác 2000 8399 7666 730 3 2005 8383 7329 1053 1 2010 8616 7489 1126 1 2014 8996 7816 1179 1 Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng cây lương thực ở  nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Ngoài lúa và ngô, các cây lương thực khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong  cơ cấu cây lương thực ở nước ta. B. Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực ở nước ta, diện tích lúa luôn chiếm tỉ  trọng nhỏ. C. Phần lớn diện tích cây lương thực trong giai đoạn 2000 ­2014 tăng lên từ việc tăng diện  tích gieo trồng ngô. D. Tổng diện tích cây lương thực có xu hướng tăng khá nhanh và ổn định. Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là A. lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm môi trường. B. thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường. C. lượng nước phân bố không đều giữa các vùng. D. lượng nước từ khu vực ngoài lãnh thổ nhiều và phân bố không đều theo thời gian. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào của nước ta  có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? A. Hệ thống sông Cửu Long. B. Hệ thống sông Thái Bình. C. Hệ thống sông Hồng. D. Hệ thống sông Đồng Nai. Câu 5: Các cao nguyên badan ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 001
  2. Câu 6: Bộ phận được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng A. lãnh hải. B. nội thủy. C. đặc quyền kinh tế. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 7: Hướng phát triển không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ? A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. B. Hình thành các vùng chuyên canh. C. Phát triển các ngành tận dụng lợi thế về lao động dồi dào. D. Hình thành các khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất quy mô lớn. Câu 8: Cho biểu đồ: Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây? A. Qui mô và cơ cấu ngành công nghiệp nước ta năm 1996 và 2005. B. Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp nước ta năm 1996 và 2005. C. Sản lượng các ngành công nghiệp nước ta năm 1996 và 2005. D. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta năm 1996 và 2005. Câu 9: Sản lượng công nghiệp khai thác than ở nước ta tăng khá nhanh trong giai đoạn gần đây   là do A. nước ta phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện. B. chính sách phát triển côn nghiệp của Nhà nước. C. thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. D. mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị khai thác hiện đại. Câu 10: Trong những năm gần đẩy, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động là vì A. nhằm đa dạng các loại hình đào  tạo. B. giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động. C. góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. D. hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Câu 11: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh  nhất của gió mùa đông bắc nước ta là A. vùng đồi núi Đông bắc và Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. C. vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc. D. vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Tây Bắc. Câu 12: Vị trí địa lí là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phân bố A. các khu công nghiệp, khu chế xuất. B. các nhà máy dệt. C. các nhà mày thủy điện. D. các nhà máy luyện kim. Câu 13: Vùng nào sau đây có mật dân số thưa nhất ở nước ta là                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 001
  3. A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết  các di sản nào sau đây không   thuộc di sản văn hóa thế giới? A. Phố Cổ Hội An. B. Di tích Mỹ Sơn. C. Vịnh Hạ Long. D. Cố Đô Huế. Câu 15: Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là A. tác động của gió mùa. B. sự phân hóa độ cao địa hình. C. tác động của hướng các dãy núi. D. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình. Câu 16: Căn cứ  vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết  hai trung tâm công nghiệp  lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007 là A. Cà Mau và Cần Thơ. B. Cần Thơ và Sóc Trăng. C. Kiên Giang và Cà Mau. D. Sóc Trăng và Kiên Giang. Câu 17: Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm. Câu 18: Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là A. hướng vòng cung và đông nam – tây bắc. B. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. C. hướng vòng vung và hướng đông bắc – tây nam. D. hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung. Câu 19: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản ở nước ta là A. nhiều sông, ao hồ, bãi triều đầm phá, vũng, vịnh. B. có nhiều hồ thủy điện, hồ thủy lợi. C. đường bờ biển kéo dài, nhiều ngư trường lớn nguồn hải sản phong phú. D. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. Câu 20: Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế  nông thôn ở  nước ta trong   giai đoạn hiện nay nhằm A. mở rộng thị trường buôn bán trong và ngoài nước. B. phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên cả nước. C. thúc đẩy phân công lao động xã hội. D. tạo thêm việc làm cho người lao động. Câu 21: ĐBSH có năng suất lúa cao hơn ĐBSCL chủ yếu do A. sử dụng nhiều giống cao sản. B. người dân có kinh nghiệm trong sản xuất. C. chất đất phù sa màu mỡ hơn. D. đẩy mạnh thâm canh. Câu 22: Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của nước ta, nhóm cây trồng chiếm   tỉ trọng cao nhất là A. cây lương thực. B. cây rau đậu. C. cây công nghiệp. D. cây ăn quả. Câu 23: Các trung tâm công nghiệp chế  biến của nước ta tập trung dày đặc ở A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. B. ĐÔng Nam Bộ và duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 24: Cho bảng số liệu:  Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000­ 2014                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 001
  4. (Đơn vị: tỉ USD) Năm Tổng số Xuất  Nhập khẩu khẩu 2000 30,1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2014 298,0 150,2 147,8 Từ số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập  khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000­2014? A. Về cán cân ngoại thương, nước ta luôn ở trong tình trạng nhập  siêu. B. Mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai  đoạn gần đây. C. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao hơn so với tổng giá trị kim  ngạch cũng như giá trị kim ngạch nhập khẩu. D. So với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu lớn nhất. Câu 25: Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là A. mưa lũ. B. nước biển dâng. C. triều cường. D. lũ quét. Câu 26: Dựa vào atlat địa lí trang 20, hãy cho biết các tỉnh có giá trị  sản xuất thủy sản trong   tổng giá trị sản xuất Nông – lâm ­ thủy sản  cao nhất ở nước ta năm 2007 là A. Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu. B. Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cà Mau. C. Đà Nẵng, Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu. D. Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Quảng Nam. Câu 27: Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là A. tăng hiệu quả kinh tế hạn chế thiệt hại do thiên tai. B. đa dạng hóa nông sản. C. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu . D. phù hợp với nhu cầu thi trường. Câu 28: Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để A. phát triển các ngành công nghiệp nặng. B. phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng. C. phát triển các ngành côn nghiệp nhẹ. D. phát triển côn nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Câu 29: Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là A. mức sống người dân cao. B. công nghiệp hóa phát triển mạnh. C. quá trình đô thị hóa tự phát. D. kinh tế phát triển mạnh. Câu 30: Cho bảng số liệu: Diện tích tự nhiên và diện tích rừng nước ta năm 2005 và 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Diện tích tự  Diện tích rừng Vùng nhiên Năm 2005 Năm 2014 Vùng TD&MN Bắc  10143,8 4360,8 5386,2 Bộ Vùng Bắc Trung Bộ 5152,2 2400,4 2914,3 Vùng Tây Nguyên 5464,1 2661,4 2928,9                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 001
  5. Các vùng còn lại 12345,0 2661,4 2928,9 Cả nước 33105,1 12418,5 13796,5 Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng rừng nước ta? A. TD&MN Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước (năm 2014), chiếm hơn  39,0%. B. Bắc Trung Bộ là vùng có độ che phủ rừng (năm 2014) cao nhất cả nước, với hơn 56,5%. C. Trong giai đoạn 2005 ­2014, diện tích rừng ở tất cả các vùng của nước ta đều tăng. D. Trong giai đoạn năm 2005 ­2014, TD&MN Bắc Bộ là vùng có diện tích rằng tăng nhiều  nhất, với mức tăng 1025,4 nghìn ha. Câu 31: Mặt hàng không thuộc nhóm xuất khẩu chủ lực của nươc ta hiện nay là A. da giày. B. dệt – may. C. hàng thủ công mỹ nghệ. D. chế biến thủy, hải sản. Câu 32: Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ đã cho, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tình hình ngoại  thương của nước ta giai đoạn 2000 – 2007? A. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu. B. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. C. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu. D. Năm 2007, giá trị nhập khẩu lớn gấp gần 1,3 lần giá trị nhập khẩu. Câu 33: Kiểu thời tiết lạnh ẩm, xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào A. nửa cuối mùa đông. B. giữa mùa đông. C. nửa đầu mùa đông. D. giữa mùa xuân. Câu 34: Số lượng trang trại của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở vùng A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4­5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp  biển? A. Cà Mau B. An Giang. C. Kiên Giang. D. Bạc Liêu. Câu 36: Đặc điểm đặc trưng của nền nông nghiệp nước ta là A. có sản phẩm đa dạng. B. nông nghiệp nhiệt đới                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 001
  6. C. nông nghiệp thâm canh trình độ cao. D. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa. Câu 37: Nhận định nào sau đây không chính xác về sản xuất công nghiệp ở nước ta? A. Ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn ngành luyện kim màu. B. Ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam. C. Công nghiệp chế biến thực phẩm có sự phân bố rộng rãi. D. Các điểm khai thác dầu và khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền. Câu 38: Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ là A. rừng nhiệt đới. B. rừng cận nhiệt đới lá rộng. C. xavan và cây bụi lá cứng. D. rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh. Câu 39: Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là A. tăng độ ẩm cho vùng đất liền. B. làm giảm nền nhiệt độ. C. mang lượng mưa lớn cho đồng bằng và ven biển Bắc Bộ. D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô. Câu 40: Sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta nhằm mục đích chính là để A. mở rộng diện tích gieo trồng lúa. B. thích ứng với điều kiện của tự nhiên và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. C. tăng khả năng xen canh các loại cây trồng ngắn ngày khác trên đất lúa. D. thích ứng với sự biến động của thị trường. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Học sinh được sử dụng At lát địa lí Việt Nam do nhà  xuất bản GD phát hành Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2