intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 423

Chia sẻ: Lê Thanh Hải | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập Toán, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 423 dưới đây. Hy vọng đề cương sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 423

- 2018<br /> –<br /> <br /> ã đề: 423<br /> Câu 1: Nội dung nào dưới đây không là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở<br /> Việt Nam?<br /> A. Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào giai cấp công nhân Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên<br /> quyết để giải phóng dân tộc.<br /> B. Đảng cần tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất.<br /> C. Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực<br /> tiễn cách mạng Việt Nam.<br /> D. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.<br /> Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu kết thúc phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?<br /> A. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt.<br /> B. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.<br /> C. Cao Thắng bị trúng đạn và hi sinh.<br /> D. Khởi nghĩa Bãi Sậy chấm dứt.<br /> Câu 3: Khẩu hiệu chính trị được sử dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là<br /> A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian”<br /> B. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!”.<br /> C. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”.<br /> D. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.<br /> Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?<br /> A. Sản xuất ô tô.<br /> B. Nông nghiệp.<br /> C. Công nghiệp.<br /> D. Tài chính ngân hàng.<br /> Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?<br /> A. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU).<br /> B. Mĩ và Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.<br /> C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.<br /> D. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.<br /> Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?<br /> A. Công nghiệp.<br /> B. Giao thông vận tải. C. Nông nghiệp.<br /> D. Thương nghiệp.<br /> Câu 7: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là<br /> A. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.<br /> B. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.<br /> C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.<br /> D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.<br /> Câu 8: Chủ trương hoạt động của Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là<br /> A. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.<br /> B. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến.<br /> C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.<br /> D. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới.<br /> Câu 9: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là<br /> A. phong trào Nghĩa Hòa đoàn.<br /> B. cuộc Duy tân Mậu Tuất.<br /> C. cách mạng Tân Hợi.<br /> D. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.<br /> Câu 10: Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng nào?<br /> A. Ôn hòa.<br /> B. Dân chủ tư sản.<br /> C. Bạo động.<br /> D. Vô sản.<br /> Câu 11: Trong giai đoạn từ tháng 11 - 1942 đến tháng 8 - 1945, chiến thắng nào của Liên Xô đã tạo nên<br /> bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br /> A. Mát-xcơ-va.<br /> B. Lê-nin-grát.<br /> C. Xta-lin-grát.<br /> D. Cuốc-xcơ.<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 423<br /> <br /> Câu 12: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông<br /> Dương là<br /> A. phản động thuộc địa và tay sai.<br /> B. thực dân và phong kiến.<br /> C. phát xít Nhật.<br /> D. đế quốc Pháp.<br /> Câu 13: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến<br /> 1941 là<br /> A. phát triển giao thông vận tải.<br /> B. phát triển công nghiệp nhẹ.<br /> C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.<br /> D. phát triển công nghiệp quốc phòng.<br /> Câu 14: Hiệp ước nào đã đặt nền tảng mới cho quan hệ liên minh giữa Nhật và Mĩ sau Chiến tranh thế<br /> giới thứ hai?<br /> A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico.<br /> B. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.<br /> C. Hiệp ước Vacsava.<br /> D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.<br /> Câu 15: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), vì sao Pháp thoát khỏi nguy<br /> cơ bị Đức tiêu diệt?<br /> A. Quân Pháp có vũ khí mới.<br /> B. Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ.<br /> C. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.<br /> D. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây.<br /> Câu 16: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần vương đã<br /> A. quy tụ thành những trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.<br /> B. tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ.<br /> C. chấm dứt hoạt động.<br /> D. hoạt động cầm chừng, phân tán.<br /> Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc?<br /> A. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.<br /> B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br /> C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.<br /> D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.<br /> Câu 18: Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên Bang Nga (1991 - 2000) là<br /> A. khôi phục quan hệ với các nước châu Á, phát triển quan hệ với Mĩ.<br /> B. đối đầu với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.<br /> C. đối đầu với Mĩ, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Âu.<br /> D. ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.<br /> Câu 19: Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước Đông Nam Á nào?<br /> A. Việt Nam.<br /> B. In-đô-nê-xi-a.<br /> C. Phi-líp-pin.<br /> D. Mã Lai.<br /> Câu 20: Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển<br /> A. giáo dục.<br /> B. chính trị.<br /> C. quân sự.<br /> D. kinh tế.<br /> Câu 21: Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so<br /> với các nước đế quốc khác là gì?<br /> A. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.<br /> B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.<br /> C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.<br /> D. Sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị .<br /> Câu 22: Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học gì để<br /> bảo vệ hòa bình thế giới?<br /> A. Đoàn kết, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan.<br /> B. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.<br /> C. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.<br /> D. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.<br /> Câu 23: Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do<br /> A. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.<br /> B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 423<br /> <br /> C. có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng qua các phong trào cách mạng.<br /> D. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và chớp đúng thời cơ.<br /> Câu 24: Sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với<br /> trước là từ xã hội phong kiến sang xã hội<br /> A. tư bản chủ nghĩa.<br /> B. nửa thuộc địa nửa phong kiến.<br /> C. thuộc địa nửa phong kiến.<br /> D. thuộc địa, phong kiến.<br /> Câu 25: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là gì?<br /> A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.<br /> B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.<br /> C. Các nước tư bản đẩy lùi được phong trào cách mạng của quần chúng.<br /> D. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí.<br /> Câu 26: Hạn chế trong chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là<br /> A. chỉ theo tư tưởng cải cách, chống tư tưởng bạo động.<br /> B. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.<br /> C. cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền.<br /> D. chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bạo động.<br /> Câu 27: Để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, Mĩ lo ngại nhất điều gì?<br /> A. Sự thành công của cách mạng Trung Quốc.<br /> B. Sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu.<br /> C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br /> D. Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.<br /> Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm<br /> A. thành lập Nhà nước chung châu Âu.<br /> B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.<br /> C. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.<br /> D. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.<br /> Câu 29: Lý do Mĩ quyết định tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br /> A. Nhật tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng.<br /> B. Chiến tranh gần kết thúc và Mĩ muốn vào chia lợi nhuận.<br /> C. Mĩ lo sợ nạn tuyệt chủng của chủ nghĩa phát xít.<br /> D. Anh, Pháp cầu cứu quân Mĩ.<br /> Câu 30: C í sá<br /> ế ớ của Lê-nin (3 - 1921) được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc<br /> đổi mới ở Việt Nam như thế nào?<br /> A. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đón nhận đầu tư khoa học kĩ thuật.<br /> B. Đổi mới toàn diện đồng bộ từ kinh tế và chính trị, đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa.<br /> C. Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.<br /> D. Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự kiểm soát của nhà nước.<br /> Câu 31: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (5 - 1883) thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp<br /> của nhân dân ta?<br /> A. Sự đoàn kết của triều đình và nhân dân.<br /> B. Sự nhu nhược của triều đình phong kiến.<br /> C. Ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của quân dân ta.<br /> D. Sự suy yếu, bị động của thực dân Pháp.<br /> Câu 32: Đặc điểm mang tính khách quan quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân<br /> Việt Nam là<br /> A. có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân.<br /> B. có ý thức tổ chức kỉ luật cao.<br /> C. sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.<br /> D. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.<br /> Câu 33: Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 2009 có ý nghĩa<br /> A. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.<br /> B. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.<br /> C. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.<br /> D. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 423<br /> <br /> Câu 34: Từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản, Việt Nam có thể áp dụng chính sách nào trong thời kì<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?<br /> A. Ổn định chính trị.<br /> B. Tăng cường sức mạnh quân sự.<br /> C. Cải cách kinh tế.<br /> D. Cải cách giáo dục.<br /> Câu 35: Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế nào?<br /> A. Công nghiệp thuộc địa mới hình thành.<br /> B. Thuộc địa phát triển.<br /> C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới.<br /> D. Thuộc địa nửa phong kiến.<br /> Câu 36: Yếu tố quyết định dẫn tới sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930 là<br /> A. vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.<br /> B. các tổ chức cùng chung lí tưởng, mục tiêu cách mạng.<br /> C. sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.<br /> D. các tổ chức không muốn chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng.<br /> Câu 37: “Nếu<br /> ả quyế ượ vấ<br /> dâ ộ<br /> ả<br /> ò ượ ộ ậ ự d<br /> dâ ộ<br /> ì ẳ<br /> ữ<br /> quố<br /> dâ ộ ò<br /> ịu ã ế<br /> ự âu<br /> quy ợ ủ ạ<br /> ộ ậ<br /> ấ ế vạ ă s u ũ<br /> ò ạ ượ ”.<br /> Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong<br /> A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11 - 1939).<br /> B. Thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8.<br /> C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941).<br /> D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.<br /> Câu 38: Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là<br /> A. khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu.<br /> B. cuộc cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.<br /> C. khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu.<br /> D. cách mạng hòa bình, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.<br /> Câu 39: Thách thức to lớn của Việt Nam khi phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hoá là<br /> A. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.<br /> B. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.<br /> C. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.<br /> D. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.<br /> Câu 40: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập<br /> ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br /> A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.<br /> B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.<br /> C. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.<br /> D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.<br /> -----------------------------------------------<br /> <br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 423<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2