SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 3 NĂM HỌC 2018-2019<br />
MÔN: LỊCH SỬ 12<br />
<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi 357<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ……...............................<br />
Câu 1: So với cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, hướng tiến công của quân ta trong<br />
hè 1954 có gì thay đổi?<br />
A. Ta đánh vào nơi địch đông và mạnh nhất.<br />
B. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược nhưng địch sơ hở.<br />
C. Tập trung lực lượng tiến công cơ quan đầu não của địch.<br />
D. Ta chuyển tránh chỗ mạnh sang đánh chỗ yếu.<br />
Câu 2: Giữa tháng 5 - 1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện điều khoản nào trong Hiệp<br />
định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?<br />
A. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.<br />
B. Rút hết toàn bộ căn cứ quân sự, quân đội, nhân viên quân sự ở Đông Dương.<br />
C. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.<br />
D. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam.<br />
Câu 3: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” (1969-1973) với<br />
“chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là:<br />
A. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.<br />
B. Có sự tham gia quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.<br />
C. Có sự phối hợp về hỏa lực và không quân , hậu cần củaMĩ.<br />
D. Sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh do Mĩ cung cấp.<br />
Câu 4: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy<br />
trở ngại chủ yếu là do<br />
A. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.<br />
B. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.<br />
C. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.<br />
D. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.<br />
Câu 5: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như<br />
thế nào trong thời kỳ 1939-1945?<br />
A. Không thực hiện hai khẩu hiệu trên.<br />
B. Tạm gác lại khẩu hiệu giải phóng dân tộc.<br />
C. Tiếp tục thực hiện cả hai khẩu hiệu trên.<br />
D. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất.<br />
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu– đông năm 1950?<br />
A. Tiêu hao sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc.<br />
B. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.<br />
C. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.<br />
D. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.<br />
Câu 7: Từ thu-đông 1953, thực dân Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 44 tiểu đoàn quân cơ<br />
động là để<br />
A. phá vỡ những cuộc tiến công lớn của Việt Minh.<br />
B. giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta đàm phán.<br />
C. giữ thế phòng ngự chiến lược.<br />
D. thực hiện tiến công chiến lược.<br />
Câu 8: Cuộc đấu tranh ngoại giao của nhà Nguyễn (1858-1884) ở Việt Nam có đặc điểm là<br />
A. nhân nhượng có nguyên tắc.<br />
B. thương thuyết để chuộc đất.<br />
C. sách lược “hòa để tiến”.<br />
D. cương quyết giữ độc lập.<br />
Câu 9: Tháng 3 - 1951, mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.<br />
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.<br />
C. Mặt trận Liên Việt.<br />
D. Mặt trận Việt Minh.<br />
Câu 10: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào dưới đây?<br />
A. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.<br />
B. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất.<br />
C. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất.<br />
D. Sản xuất – kĩ thuật – khoa học.<br />
Câu 11: Sự kiện Pháp rút khỏi đảo Cát Bà - Hải Phòng (5-1956) chứng tỏ<br />
A. miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng.<br />
B. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.<br />
C. Là điều kiện thống nhất đất nước Việt Nam.<br />
D. miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.<br />
Câu 12: Lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam là<br />
A. Cố vấn Mĩ.<br />
B. Quân đồng minh của Mĩ.<br />
C. Quân đội Mĩ.<br />
D. Quân đội Sài Gòn.<br />
Câu 13: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại<br />
miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968)?<br />
A. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.<br />
B. Giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí vào một hiệp định có lợi cho Mĩ<br />
C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước<br />
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.<br />
Câu 14: Nội dung nào dưới đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp?<br />
A. Nhanh chóng tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.<br />
B. Thiết lập hành lang Đông Tây (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La).<br />
C. Khóa chặt biên giới Việt - Trung.<br />
D. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.<br />
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu Mĩ bắt đầu can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?<br />
A. Ký với Pháp hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.<br />
B. Ký hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ với Bảo Đại.<br />
C. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờ-Lát-đơ-Tátxinhi.<br />
D. Giúp Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve.<br />
Câu 16: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu thất bại của Mĩ trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa<br />
chiến tranh xâm lược Đông Dương?<br />
A. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.<br />
B. Mĩ tuyên bố Mĩ hóa chiến tranh, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.<br />
C. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết.<br />
D. Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pari năm 1968.<br />
Câu 17: Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava (1953) ở Việt Nam, Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược<br />
ở đâu?<br />
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Liên khu V.<br />
C. Nam Đông Dương. D. Trung Bộ.<br />
Câu 18: Vì sao Pháp và Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “ một pháo đài bất khả xâm phạm”?<br />
A. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.<br />
B. Điện Biên Phủ gồm có 49 cứ điểm và được chia làm ba phân khu.<br />
C. Điện Biên Phủ giáp với Bắc Lào và ở xa hậu phương của ta.<br />
D. Điện Biên Phủ có sân bay Mường Thanh, thuận lợi để xoay chuyển tình thế.<br />
Câu 19: Phương hướng chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là<br />
A. giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954.<br />
B. tập trung lực lượng tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.<br />
C. tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.<br />
D. trong vòng 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng.<br />
Câu 20: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1945-1954) giành được thắng lợi nhưng chưa<br />
trọn vẹn vì:<br />
A. Pháp không cam kết bồi thường chiến tranh.<br />
B. Mới giải phóng được miền Bắc.<br />
C. Đất nước bị tổn thất nặng nề do hậu quả chiến tranh.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
D. Pháp chưa rút quân ra khỏi Việt Nam.<br />
Câu 21: Trong đông – xuân 1953-1954, sau đồng bằng Bắc Bộ, khối cơ động chiến lược của thực dân<br />
Pháp bị phân tản ra những địa điểm nào?<br />
A. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâyku, Luông Phabang.<br />
B. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku, Sầm Nưa..<br />
C. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Plâyku.<br />
D. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang.<br />
Câu 22: Đâu là xương sống của “chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) Mĩ thực hiện ở miền Nam<br />
Việt Nam?<br />
A. Lực lượng cố vấn Mĩ.<br />
B. Ấp chiến lược.<br />
C. Chính quyền, quân đội Sài Gòn.<br />
D. Phương tiện chiến tranh Mĩ.<br />
Câu 23: sự kiện nào mở đầu quá trình khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn?<br />
A. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn năm 1965--------------------------------------------B. Chiến dịch Đường 14 Phước Long cuối năm 1974 đầunăm 1975<br />
C. Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960)<br />
D. Đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu năm 1963<br />
Câu 24: Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như trực thăng<br />
vận, thiết xa vận là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh nào dưới đây?<br />
A. Đơn phương (1954-1960).<br />
B. Cục bộ (1965-1968).<br />
C. Đặc biệt (1961-1965).<br />
D. Việt Nam hóa (1969-1973)<br />
Câu 25: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam buộc Mĩ buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh<br />
xâm lược Việt Nam?<br />
A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.<br />
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.<br />
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975.<br />
D. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.<br />
Câu 26: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 1960) ở Việt Nam?<br />
A. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.<br />
B. Chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.<br />
C. Do Mĩ – Diệm luôn tìm cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam.<br />
D. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.<br />
Câu 27: Mục đích chủ yếu của Việt Nam khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) là<br />
A. thể hiện thiện chí hòa bình của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<br />
B. làm thất bại sự cấu kết giữa Pháp và Trung Hoa Dân quốc chống lại cách mạng.<br />
C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được công nhận về mặt pháp lí.<br />
D. chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp về sau.<br />
Câu 28: Mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 là<br />
A. hợp tác với nhau.<br />
B. gắn bó mật thiết, tác động lẫn nhau.<br />
C. hợp tác, giúp đỡ nhau.<br />
D. hỗ trợ lẫn nhau.<br />
Câu 29: Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX có điểm tích cực là gì?<br />
A. Lật đổ chế độ phong kiến bằng con đường chính trị hòa bình.<br />
B. Cứu nước gắn với duy tân, đánh đuổi thực dân Pháp gắn với cải biến xã hội.<br />
C. Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền quân chủ chuyên chế.<br />
D. Đấu tranh vũ trang kết hợp với con đường thương lượng.<br />
Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở<br />
châu Phi?<br />
A. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.<br />
C. Sự giúp đỡ trụ c tiếp của Liên Xô.<br />
<br />
B. Sự viện trợ cùa các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
D. Sự suy yếu cùa các đế quốc Anh và Pháp,<br />
Câu 31: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kì 1954-1975 là<br />
A. Chống Mĩ giải phóng miền Nam.<br />
B. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.<br />
C. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.<br />
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 32: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đếnnăm 2000,<br />
Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?<br />
A. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.<br />
B. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.<br />
C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.<br />
D. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.<br />
Câu 33: thực dân Pháp đề kế hoạch Nava (5-1953) ở Đông Dương với điểm mấu chốt là<br />
A. tiến công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.<br />
B. phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.<br />
C. xóa bỏ vùng tự do Liên khu V.<br />
D. tập trung binh lực thực hiện tiến công chiến lược.<br />
Câu 34: Đâu là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam?<br />
A. Việt Nam kí Tạm ước (14-9-1946).<br />
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21-7-1954).<br />
C. Hiệp đinh Sơ bộ được kí kết (6-3-1946).<br />
D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết (27-1-1973).<br />
Câu 35: Kết quả của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam là đã?<br />
A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va.<br />
B. Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân Pháp.<br />
C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na va.<br />
D. Làm thất bại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.<br />
Câu 36: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam mang đậm tính<br />
A. Dân tộc và thời đại<br />
B. Quần chúng và tự cường<br />
C. Nhân dân và chính nghĩa<br />
D. Chính nghĩa và lâu dài<br />
Câu 37: Phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là<br />
A. đánh lâu dài.<br />
B. vừa đánh, vừa đàm.<br />
C. đánh chắc, tiến chắc.<br />
D. đi nhanh đến, đánh nhanh thắng.<br />
Câu 38: Các kế hoạch Rơve, Đờ Lát đơ Tátxinhi và Nava thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh<br />
xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?<br />
A. Buộc Việt Nam phải đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Pháp.<br />
B. Mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh xâm lược.<br />
C. Giành lại thế chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ.<br />
D. nhanh chóng kết thúc tranh.<br />
Câu 39: Khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), Mĩ theo đuổi mưu đồ chiến lược là<br />
A. lấy lại "danh dự" cho đồng minh của Mĩ là thực dân Pháp.<br />
B. thí điểm các loại hình chiến tranh xâm lược mới.<br />
C. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.<br />
D. cứu vãn sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.<br />
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống thực dân<br />
Pháp xâm lược (1945-1954) của quân dân Việt Nam?<br />
A. Mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.<br />
B. Góp phần thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.<br />
C. Giáng đòn nặng nề vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.<br />
D. Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 357<br />
<br />