Đề thi KSCL đầu năm Ngữ Văn 9
lượt xem 15
download
Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 để đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL đầu năm Ngữ Văn 9
- Trường THCS Lâm Thao Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 Phú Thọ Môn: Ngữ Văn Năm học 2013-2014 Câu 1( 1 điểm): Phân tích ngữ pháp từ đó xác định kiểu câu xét về cấu tạo trong những câu dưới đây: a, Tiếng suối chảy róc rách. b, Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại inh ỏi thổi lên. Câu 2( 3 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp phân tích hiệu quả sử dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau: “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” ( Quê hương - Tế Hanh, SGK Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, trang 16, 17 ) Câu 3( 6 điểm): Bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp qua đoạn trích: “ Thuế máu” ( Bán án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc, SGK Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, trang 86,87, 88, 89, 90)
- Gợi ý và đáp án: Câu 1( 1 điểm): - Phân tích đúng ngữ pháp: 0,5 điểm ( mỗi câu đúng được 0,25 điểm) a, Tiếng suối chảy /róc rách. CN VN b, Mõ /lại thúc, trống /lại giục (và) tù và /lại inh ỏi thổi lên. CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3 - Xác định đúng kiểu câu: 0,5 điểm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) a, Câu đơn b, Câu ghép Câu 2( 3 điểm): *Nội dung: 2,5 điểm - Xác định đúng biện pháp tu từ: (0,5 điểm) + So sánh: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng + Nhân hóa:( Cánh buồm) rướn thân, thâu góp gió - Phân tích được tích hiệu quả sử dụng của phép tu từ: (2 điểm) + So sánh: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng-> So sánh bất ngờ, độc đáo, mới lạ lấy sự vật cụ thể hữu hình (cánh buồm) so sánh với cái trừu tượng vô hình ( mảnh hồn làng)-> Vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi vừa thiêng liêng cao cả của cánh buồm. Cánh buồm như mang hơi thở, hồn vía của quê hương-> Cánh buồm-> biểu tượng cho quê hương làng chài. + Nhân hóa:( Cánh buồm) rướn thân, thâu góp gió-> Tạo ấn tượng về hình ảnh cánh buồm no gió đang căng mình băng về phía trước-> vẻ đẹp vừa thơ mộng, lãng mạn vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ của cánh buồm. -> Các phép tu từ tái hiện vẻ đẹp của cánh buồm, con thuyền trong chuyến ra khơi- > Vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài; tình yêu, sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ
- với quê hương; khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về con người, cảnh vật quê hương *Hình thức: Đoạn văn đúng cấu trúc Tổng-phân- hợp : 0,5 điểm Câu 3( 6 điểm): I. Yêu cầu chung 1. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh, bình luận…đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện. - Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm. - Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng 2. Về kiến thức: - Làm rõ được bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp qua đoạn trích: “ Thuế máu” II. Yêu cầu cụ thể A. Mở bài ( 0,5 điểm) - Khái quát về tác phẩm Bán án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc - Dẫn luận điểm và giới hạn phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích Thuế máu B. Thân bài ( 5 điểm) I. Khái quát chung (0,5 điểm) - Xuất xứ: Đoạn trích Thuế máu thuộc chương I của tác phẩm Bán án chế độ thực dân Pháp, được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên năm 1925 tại Pa-ri ( Pháp) - Đoạn trích Thuế máu đã lột trần bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. II. Phân tích, chứng minh 1. Trước hết bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp trong đoạn trích Thuế máu
- được hiện lên rõ nét qua sự giả dối tráo trở của chúng: (2 điểm) - Sự giả dối tráo trở được bộc lộ qua thái độ của chúng với người dân thuộc địa + Trước khi chiến tranh xảy ra: - Chúng coi thường khinh miệt, coi họ là giống người hạ đẳng, đối xử với họ như súc vật D/c: Cách gọi: Tên da đen bẩn thỉu, tên An-nam mít chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn -> Thái độ khinh bỉ, đối xử với họ tàn nhẫn + Khi chiến tranh xảy ra: - Chúng lập tức đổi giọng từ khinh miệt mỉa mai sang tâng bốc vỗ về D/c: Cách gọi: “ Con yêu”, “ bạn hiền” Được phong “ Chiến sĩ bảo vệ công lí” -> NT tương phản, từ ngữ, giọng điệu trào phúng-> lột tả bộ mặt lừa bịp bỉ ổi: Ra sức phỉnh nịnh-> dụ dỗ người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc, biến họ thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng + Khi chiến tranh kết thúc: - Chúng quay lưng, trở mặt với người dân thuộc địa D/c: - Lời tuyên bố im bặt - Dân bản xứ trở lại “giống người bẩn thỉu” - Đón chào nồng nhiệt: “ Không cần nữa, cút đi!” -> Từ ngữ mỉa mai, NT tương phản-> khắc họa rõ nét sự tráo trở, bịp bợm, giả nhân giả nghĩa. Chúng lợi dụng xương máu người dân thuộc địa để tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa-> bộ mặt xấu xa, đáng ghê tởm của chúng - Sự giả dối tráo trở của chúng còn được hiện lên qua thủ đoạn bắt lính + Chúng tự rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa D/c: Các bạn đã tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương, hiến xương máu, cánh tay... + Sự thực: - Chúng phải dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe bỉ ổi để dọa nạt, cưỡng
- bức, lùng ráp, vây bắt người dan thuộc địa bắt họ phải đi lính D/c:- Tóm người khỏe mạnh, đòi con nhà giàu, giam cổ họ, bắt họ chọn một trong hai con đường: Đi lính hoặc xì tiền - Xích tay, nhốt, canh gác, đạn lên nòng sẵn - Người dân thuộc địa tìm đủ mọi cách trốn lính kể cả việc tự làm cho mình nhiễm bệnh D/c: Tự sát vào mắt vôi sống, mủ bệnh lậu -> NT tương phản, từ ngữ mỉa mai, giễu cợt-> tái hiện sinh động, gợi cảm bộ mặt bịp bợm, giả dối của chính quyền thực dân Pháp trong chế độ lính tình nguyện 2. Không chỉ giả dối tráo trở, chính quyền thực dân Pháp trong đoạn trích Thuế máu còn hiện lên với bộ mặt độc ác, bất nhân ( 2 điểm) - Chúng biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh - “ những vật liệu biết nói” trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đẫm máu D/c: Dân thuộc địa phải phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác vùng Ban-căng, lấy máu tưới vòng nguyệt quế, lấy xương chạm khắc gậy ngài thống chế...; 8 vạn/ 70 vạn người không bao giờ nhìn thấy mặt trời trên quê hương - Chúng bóc lột đến kiệt sức người dân thuộc địa ở hậu phương D/c: Kiệt sức trong xưởng thuốc súng->Nhiễm phải khí độc, khạc ra từng miếng phổi -> Dẫn chứng phong phú, giọng điệu mỉa mai, xót thương-> tình cảnh khổ đau của người dân thuộc địa, sự bòn rút, bóc lột tới mức độc ác, tàn nhẫn của chính quyền thực dân - Chúng tìm mọi thủ đoạn để bóc lột, vơ vét, cướp bóc của người dân thuộc địa + Lợi dụng việc bắt lính để kiếm tiền, sẵn sàng trói, xích, nhốt, đàn áp người dân thuộc địa + Bóp nặn mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, cưỡng bức phải mua rượu, thuốc phiện
- + Cướp bóc trắng trợn của cải người dân thuộc địa khi họ mãn hạn lính trở về D/c: Lột đồng hồ, quần áo, vật kỉ niệm... -> Không từ một thủ đoạn nào để tước đoạt, vơ vét của người dân thuộc địa + Đối xử tàn tệ với người dân thuộc địa khi đã đạt được mục đích D/c: - Kiểm soát, đánh đập vô cớ - Cho ăn như lợn ăn, xếp họ dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí như xếp lợn -> Hành động, cách đối xử tệ bạc, thô bỉ như đối với xúc vật-> Độc ác, nhẫn tâm, không còn tình người + Đầu độc cả binh sĩ người Pháp và vợ con của họ D/c: Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện -> Hành động này-> Tội ác tày trời: đầu độc sức khỏe, tính mạng, tinh thần, gieo rắc cái chết trắng với nhân loại-> Độc ác, bất nhân vô cùng III. Tổng hợp, đánh giá ( 0,5 điểm) - NT: Kết hợp nghị luận với yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo qua hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu... - ND: Đoạn trích khắc họa sắc nét bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp -> Bộ mặt xấu xa, bỉ ổi, xảo trá của bọn thực dân đế quốc. Qua đó Nguyễn Ái Quốc đã lên án đanh thép tội ác tày trời của chúng, khơi gợi lòng căm thù, kêu gọi người dân thuộc địa đứng lên lật đổ chính quyền thực dân giành lại cuộc sống độc lập tự do bác ái... C. Kết bài ( 0,5 điểm) - Khẳng định lại luận điểm - Liên hệ, suy ngẫm của bản thân từ đoạn trích * Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Trường THCS Tân Khai ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Họ và tên:............................ Năm học: 2011-2012 Lớp:.................................. Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Văn học: (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và nêu nội dung của đoạn thơ này. Câu 2: (1 điểm) Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh ca ngợi điều gì? II. Tiếng Việt: (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các câu sau và cho biết nó được dùng với mục đích gì? a. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài) b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Ngô Tất Tố) c. Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm. (Lan Khai) d. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ) Câu 2: (1 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau: a. Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán. b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới) III. Tập làm văn: (4 điểm) Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Em hãy viết một bài văn chứng minh ý kiến trên. (Hết)
- TRƯỜNG THCS TÂN KHAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn Ngữ Văn 9. Năm học: 2011-2012 I. Văn học: 3 điểm Câu 1: - Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”. (1 điểm) - Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. (1 điểm) Câu 2: Ca ngợi tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. (1 điểm) II. Tiếng Việt: 3 điểm Câu 1: a. Câu nghi vấn – dùng để hỏi. (0,5 điểm) b. Câu cầu khiến – dùng để yêu cầu. (0,5 điểm) c. Câu trần thuật – dùng để miêu tả. (0,5 điểm) d. Câu cảm thán – dùng để bộc lộ cảm xúc. (0,5 điểm) Câu 2: a. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. (0,5 điểm) b. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. (0,5 điểm) III. Tập làm văn: 1.Yêu cầu chung cần đạt: • Thể loại: Nghị luận. • Nội dung: Nghị luận về một vấn đề xã hội: vấn đề về môi trường – lợi ích do thiên nhiên mang lại và trách nhiệm của con người. • Hình thức: Biết sử dụng các phép lập luận chứng minh của kiểu văn nghị luận. Biết đưa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào bài viết. Bố cục đầy đủ.Văn phong sáng sủa, lời văn chân thực. Câu phải đúng ngữ pháp, không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: Về nội dung, học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo được các ý: * Mở bài: Giới thiệu luận điểm: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. *Thân bài: Chứng minh: - Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế thiên nhiên là bạn tốt của con người: +Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển cho con người. +Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người. - Con người phải bảo vệ thiên nhiên, vì nếu không thiên nhiên sẽ cạn kiệt, môi trường sống của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: +Khai thác nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lý.
- +Chăm sóc, bảo vệ môi trường quanh ta. *Kết bài: Khẳng định lại điều đã chứng minh. 3. Biểu điểm: • Điểm 4: Đảm bảo tốt tất cả các yêu cầu trên. • Điểm 3: Đảm bảo các ý trong dàn ý. Biết sử dụng các phép nghị luận chứng minh, kết hợp được các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. • Điểm 2: Đảm bảo các ý trong dàn ý. Chưa kết hợp được các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài viết. Đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng. • Điểm 1: Làm sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. (Hết)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL đầu năm Ngữ Văn 9 lần 1 - GD&ĐT Phúc Yên
6 p | 319 | 23
-
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017
17 p | 514 | 12
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 2
2 p | 289 | 8
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Tường
2 p | 425 | 4
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 4
2 p | 102 | 3
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 4
1 p | 337 | 3
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 3
1 p | 103 | 2
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 2
1 p | 99 | 2
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 1
2 p | 108 | 2
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 5
1 p | 196 | 2
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 9
2 p | 169 | 2
-
Đề thi KSCL đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức
1 p | 8 | 2
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 3
1 p | 168 | 1
-
Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 1
1 p | 351 | 1
-
Đề thi KSCL môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018-2019 - Trường THCS huyện Duyên Hải
1 p | 57 | 1
-
Đề thi KSCL môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2018-2019 có đáp án
3 p | 74 | 1
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THCS Ngọc Châu
3 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn