2017<br />
<br />
BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT<br />
CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN<br />
LỚP 9<br />
<br />
1. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS<br />
Vĩnh Tường<br />
2. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 1<br />
3. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 2<br />
4. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 3<br />
5. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 4<br />
6. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 5<br />
7. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 1<br />
8. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 2<br />
9. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 2<br />
10. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 3<br />
11. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 4<br />
<br />
ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT<br />
VĨNH TƯỜNG<br />
<br />
Môn : Ngữ văn 9<br />
<br />
TRƯỜNG THCS TT VĨNH<br />
TƯỜNG<br />
<br />
(Thời gian làm bài: 90 phút)<br />
<br />
Câu 1: 3đ<br />
Kể tên các phương châm hội thoại đã học. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau<br />
và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?<br />
- hứa hươu hứa vượn<br />
- nói băm nói bổ<br />
Câu 2: 2đ<br />
Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:<br />
“ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc về<br />
thân phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945”<br />
Câu 3: 5đ<br />
Cây lúa Việt Nam.<br />
<br />
-------------------------HẾT-------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
<br />
PHÒNG GD- ĐT VĨNH TƯỜNG ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM<br />
TRƯỜNG THCS TT<br />
NĂM HỌC 2017- 2018<br />
VĨNH TƯỜNG<br />
MÔN : NGỮ VĂN 9<br />
Câu 1: 3đ<br />
- Kể tên 5 phương châm hội thoại: 1đ<br />
- Giải thích nghĩa của 2 thành ngữ: 2đ<br />
+ hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. (phương<br />
châm về chất) (1đ)<br />
+ nói băn nói bổ:nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo. (phương châm lịch sự) (1đ)<br />
Câu 2: 2đ<br />
- Lão Hạc là tên tác phẩm; Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác giả: không<br />
cùng phạm trù là sai. (1đ)<br />
- Cách sửa: thay Lão Hạc = Nam Cao hoặc thay Nguyễn Công Hoan = Bước<br />
đường cùng, Ngô Tất Tố = Tắt đèn. (1đ)<br />
Câu 3: 5đ<br />
1. Mở bài: (0,5đ)<br />
Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.<br />
2. Thân bài: (4đ)<br />
Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:<br />
- Cây lúa- đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, thân,lá, hoa, hạt…).<br />
- Quá trình phát triển của cây lúa.<br />
- Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại).<br />
- Cách chăm bón cho loại cây này.<br />
- Cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc<br />
<br />
(Truyền thuyết về Lang Liêu làm bánh chưng bánh giày dâng vua cha->Nguyên<br />
liệu từ lúa gạo).<br />
- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu (nước ta là nước xuất khẩu<br />
gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước.<br />
3. Kết bài: (0,5đ)<br />
Sức sống và sự gắn bó của cây lúa với con người Việt Nam:<br />
<br />