Đề thi khảo sát chất lượng hướng đến kì thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2018 (Mã đề 005)
lượt xem 0
download
Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi khảo sát chất lượng hướng đến kì thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2018 để có thêm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng hướng đến kì thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2018 (Mã đề 005)
- CỘNG ĐỒNG BOOKGOL ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HƯỚNG ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN 5 Ngày thi: 15/08/2018 Thời gian làm bài: 50 phút ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Mã đề thi 005 (Đề thi có 04 trang) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C B,D D B D B D A A B C D C C A A A B D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B C C B D D C A D B D B B C B A,D C C C C Câu 1: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là: A. n B. 4n C. 3n D. 2n Câu 2: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY? A. Thỏ,ruồi giấm,chim sáo B. Trâu, bò, hươu. C. Gà, chim bồ câu, bướm. D. Hổ, báo, mèo rừng. Câu 3: Trong các mức cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc ở dạng sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc) có đường kính là: A. 11nm. B. 30nm. C. 700nm. D. 30nm. Câu 4: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là: A. 24 B. 9 C. 18 D. 17. 8 nhóm gen liên kết n = 8 2n = 16. Số NST đang ở kì giữa của nguyên phân là 2n kép. Thể ba: 2n + 1 = 17 nst kép. Câu 5: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? A. 64 B. 108 C. 144 D. 36. Ta có: 2n = 6. n = 3 (có 3 cặp gen). Ví dụ: 3 cặp gen có kí hiệu lần lượt là: A (A, a), B (B, b), D (D, d). Thể 3 xuất hiện cặp A: AAA, AAa, aaa 4 kiểu gen. Cặp B bình thường: BB, Bb, bb 3 kiểu gen. Cặp D bình thường: DD, Dd, dd 3 kiểu gen. Tổng: 4.3.3 = 36 kiểu gen. Tương tự khi xuất hiện thể ba ở cặp B và D. Vậy theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa: 3C1. 36 = 108 kiểu gen. Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc nhiễm sắc thể là: A. Ribôxôm. B. Axit amin. C. Nuclêôtit. D. Nuclêôxôm. Câu 7: Ở người, dạng đột biến lệch bội nào sau đây có ở cả nam và nữ? A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Đao. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng 3X. Câu 8: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 1/7 - Mã đề thi 005
- A. Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể. B. Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. C. Tâm động có vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể cũng như giúp nhiễm sắc thể không dính vào nhau. D. Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau. A. Sai. Tâm động có thể nằm ở bất kì vị trí nào của NST, nhưng không nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể vì ở 2 đầu tận cùng có các Telomere – các trình tự đầu múc của NST. B. Sai. ADN bắt đầu nhân đôi từ các vị trí khởi đầu nhân đôi trên NST. C. Sai. Đây là vai trò của Telomere. Câu 9: Dạng đột biến thường gây chết hoặc làm giảm sức sống là: A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Lặp đoạn. Câu 10: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb x ♀ Aabb. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 20% tế bào sinh trứng xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, cặp NST mang cặp gen bb và mọi diễn biến khác ở cơ thể đực diễn ra bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen AAaBb chiếm tỷ lệ là: A. 0,025 B. 0,25 C. 0,05 D. 0,1 20% tế bào sinh trứng mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, nên cơ thể cái tạo giao tử 10% Aa, 10%O, 40%A, 40%a. Kiểu gen AAaBb là sự kết hợp giao tử AB của bố và Aab từ mẹ. Bố có kiểu gen AaBb cho giao tử 1/4AB. Mẹ cho giao tử Aab = 10%. Vậy hợp tử có kiểu gen AAaBb chiếm tỷ lệ 10%: 4 = 2,5% = 0,025. Câu 11: Hạt phấn của loài A có 8 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 24 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Nếu đa bội hóa F1 thành cơ thể hữu thụ thì số nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử của nó là: A. 64. B. 20. C. 48. D. 32. Hạt phấn của loài A có 8 NST n = 8. Tế bào rễ của loài B có 24 NST 2n = 24. Giao phấn A và B Hạt phấn loài A (8 NST) và Noãn loài B (12 NST) F1: Hợp tử 20 NST. Cơ thể F1 đa bội hóa thành cơ thể hữu thụ: 2n = 40 Số NST trong tế bào GIAO TỬ: n = 20. Câu 12: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ? A. Trong giảm phân II, ở nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. D. Ở giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. Người con gái có kiểu gen XBXbXb XB x XbXb hoặc XBXb x Xb. Người bố luôn cho giao tử XB hoặc XBXB Chỉ có thể xảy ra trong trường hợp XB x XbXb Người bố giảm phân bình thường Người mẹ bị rối loạn trong giảm phân tạo ra giao tử XbXb. (nếu giảm phân I thì tạo ra giao tử XBXb). Câu 13: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. C. Những giống cây ăn quả, không hạt thường là thể đa bội lẻ. D. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2. Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 2/7 - Mã đề thi 005
- Câu 14: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến. A. aaBb, AaBb B. AAbb, AaBb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AAbb. Câu 15: Nếu sau đột biến, khối lượng của gen thay đổi thì dạng đột biến xảy ra với gen này là: A. Thay thế một cặp nucleotit. B. Mất một cặp nucleotit. C. Mất hoặc thêm một cặp nucelotit. D. Mất và thêm một vài cặp nucleotit. Trường hợp mất và thêm một vài cặp nucleotit. Ví dụ: Mất 1 cặp nucleotit và thêm 1 cặp nucleotit Khối lượng của gen không thay đổi. Câu 16: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có cấu tạo gồm: A. ADN và prôtêin loại histôn. B. ARN và polipeptit. C. ARN và prôtêin loại histôn. D. ADN và lipoprôtêin. Câu 17: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây? A. Thể một. B. Thể bốn. C. Thể không. D. Thể ba. Phép lai: P: BB x Bb F1: BB; Bb Để đời con thu được một vài cây hoa trắng xảy ra đột biến thể một: b (hoa trắng). Câu 18: Theo mô hình operon Lac, nếu có một đột biến mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã: A. đột biến làm mất vùng khởi động (P). B. đột biến làm mất gen điều hòa. C. đột biến làm mất vùng vận hành (O) D. đột biến làm mất một gen cấu trúc. Đột biến làm mất vùng khởi động (P) làm cho ADN polimeraza không bám vào làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã. Câu 19: Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nucleotit là đột biến trung tính: A. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. B. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này tành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin. C. Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. D. Do tính đặc hiệu của mã di di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi. Câu 20: Ađênin dạng hiếm (A*) kết cặp với X trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế cặp A* - T G – X. Quá trình thay thể được mô tả theo sơ đồ nào sau đây? A. A – T T – A* A – X G – X. B. A – T A* - T X – A* G – X. C. A – T T – A* X A* G – X. D. A – T A* - T A* - X G – X. Khá nhiều bạn sai câu này, kết thúc đề thi khảo sát sẽ đăng tài liệu tìm hiểu về các tác nhân đột biến. Câu 21: Thể đột biến nào sau đây có khả năng sinh sản hữu tính bình thường: A. Tam bội B. Thể song nhị bội. C. Lệch bội 2n + 1. D. Lệch bội 2n – 1. Câu 22: Sử dụng Consixin để gây đột biến đa bội hóa thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào: A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha G2. D. Pha M. Sử dụng consixin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc làm cho các NST có nhân đôi nhưng không phân li về 2 cực Gây đột biến đa bội. Muốn vậy thì tác động vào pha G2 của chu kì tế bào vì pha này là giai đoạn sinh tổng hợp prôtêin để hình thành thoi vô sắc cần thiết cho quá trình nguyên phân. Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 3/7 - Mã đề thi 005
- Câu 23: Ở trường hợp nào sau đây, đời con được sinh ra là kết quả của quá trình tự đa bội? A. AABB x DDEE AABBDDEE. B. AABB x aabb AaBb. C. AABB x aabb AAaaBBbb. D. AABB x DDEE ABDE. Nhiều bạn “tay nhanh hơn não” A là thể dị đa bội. là con lai xảy ra đột biến đa bội nhưng làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau. Câu 24: Giả sử trong một gen có một bazo ni tơ guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 5 lần tự sau sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G – X bằng A – T? A. 31. B. 15. C. 7. D. 3. Công thức giải nhanh: Số gen đột biến dạng thay thể G – X bằng A – T do đột biến dạng hiếm G* là: 2k-1 – 1 = 25- 1 – 1 = 15. Giải thích: G* – X G* - X G* - T A – T. (Qua 2 lần nhân đôi) Qua 2 lần nhân đôi sẽ tạo ra một gen đột biến thay thế G – X A – T. Qua 3 lần tạo 2 gen đột biến (Do sinh ra từ gen đột biến lần thứ 2). Qua 4 lần tạo ra 4 gen đột biến. Qua 5 lần tạo 8 gen đột biến Tổng là 1 + 21 + 22 + 23 = 15. Từ đó tổng quát lên công thức. Câu 25: Về khái niệm, đột biến điểm là dạng đột biến gen: 2. A. Làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen. B. Luôn biểu hiện thành thể đột biến. C. Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật D. Liên quan đến một cặp nucleotit. Câu 26: Khi nói về tác nhân đột biến thuốc nhuộn acridine, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đây là tác nhân gây đột biến mạch theo kiểu dịch khung. B. Nếu acridine được chèn vào mạch cũ thì gây đột biến thêm một cặp nucleotit. C. Nếu acridine được chèn vào mạch mới đang tổng hợp thì gây đột biến mất một cặp nucleotit. D. Thuốc nhuộm acridine thuộc tác nhân sinh học. Thuốc nhuộm acridine thuộc tác nhân hóa học. Câu 27: Hình 1 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn D. Lặp đoạn. Câu 28: Cho các đặc điểm: 1. Không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. 2. Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. 3. Được phát sinh trong quá trình phân bào. 4. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Loại biến dị làm có đủ 4 đặc điểm nêu trên là: A. đột biến gen. B. thường biến. C. đột biến nhiễm sắc thể. D. hoán vị gen. Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 4/7 - Mã đề thi 005
- Câu 29: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này: A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 30: Một nhóm liên kết có trình tự các gen HIDCBAK. Xuất hiện đột biến cấu trúc NST làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đổi thành HIDCK. Đột biến này: A. chỉ làm thay đổi hình thái NST chứ không làm thay đổi số lượng gen trên NST. B. được sử dụng để loại bỏ gen có hại và được dùng để xác định vị trí của gen trên NST. C. thường gây chết hoặc làm cho thể đột biến bị mất khả năng sinh sản. D. không trở thành nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Câu 31: Cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: 1. Đột biến mất đoạn. 2. Đột biến lặp đoạn. 3. Đột biến đảo đoạn. 4. Đột biến chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 5. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ. Hãy chọn kết luận đúng: A. Đột biến không làm thay đổi thành phần, số lượng gen của nhiễm sắc thể là 1, 3, 4. B. Đột biến để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác là: 2, 4, 5. C. Đột biến này được dùng để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể là: 1, 4. D. Đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào là 3, 4. Câu 32: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. Câu 33: Trong chọn giống thực vật, khi sử dụng cônsixin để tạo giống mới có năng suất cao sẽ không có hiệu quả đối với: A. Dâu tằm. B. Lúa. C. Khoai tây. D. Củ cải đường. Câu 34: Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xôma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen nói trên là 5061A và 7532G. Cho các kết luận sau: 1. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a. 2. Gen A có G = X = 538; A = T = 362. 3. Gen a có A = T = 360, G = X = 540. 4.Đây là đột biến thay thế 1cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số kết luận đúng: A. 0 B. 3 C. 2 D. 1 Gen A: L = 306nm N = 1800. Số nucleotit: 2A + 2G = 1800 2A + 3G = 2338 A = T = 362; G = X = 538. 2 Đúng. Cặp gen Aa tái bản 3 lần: (Aa + 362).(23 – 1) = 5061. (Ga + 538).(23 – 1) = 7532. Alen a có số nucleotit từng loại là: A = T = 361; G = X = 538. 3 Sai. Gen A bị đột biến mất mất 1 cặp A – T thành gen a 4 Sai. 1 Đúng. Câu 35: Cho các thông tin sau: 1. Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. 2. Làm biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. 3. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. 4. Làm thay đổi chiều dài của ADN. 5. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. 6. Xảy ra ở cả động vật và thực vật. Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 5/7 - Mã đề thi 005
- Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể ba? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 1. Sai. Đảo đoạn NST không làm thay đổi chiều dài ADN. còn đột biến lệch bội thể ba làm tăng hàm lượng ADN trong tế bào. 4. Sai. Cả đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội dạng thể ba không làm thay đổi chiều dài ADN. 5. Sai. Đột biến gen mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. Câu 36: Trong các dạng đột biến gen thì dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucelotit khác là dạng đột biến dễ xảy ra hơn so với các dạng khác là do: 1. Ít ảnh hưởng đến cấu trúc protein. 2. Có thể xảy ra mà không cần tác nhân gây đột biến. 3. Gen cấu trúc có rất nhiều. 4.. Có nhiều tác nhân đột biến gây ra dạng đột biến thay thể. Tổ hợp đúng là: A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 2 và 4 D. 1 và 4. 1. Đúng. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể chỉ làm thay đổi 1 bộ ba. Còn các dạng đột biến khác làm thay đổi nhiều bộ ba. 2. Đúng. Ví dụ đột biến nucleotit dạng hiếm. 3. Sai. Không liên quan đến việc giải thích này. 4. Đúng. Ví dụ: EMS, 5-BU, , HNO2. P/s: Thật ra đáp án của trường ra câu này là D. Câu 37: Tần số đột biến gen phụ thuộc vào: 1. Loại tác nhân gây đột biến. 2. Đặc điểm cấu trúc của gen. 3. Cường độ, liều lượng của tác nhân. 4. Chức năng của gen. Số phương án đúng là: A. 1. B. 4 C. 3. D. 2 Chức năng của gen không liên quan đến tần số đột biến. Sai. Câu 38: Cho các nhận định sau: 1. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính. 2. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm 3 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. 3. Thể tam bội thường không có hạt (đối với giống cây ăn quả). 4. Thể tam bội được tạo ra bằng cách đa bội hóa cây lưỡng bội. 5. Thể tam bội là thể đa bội lẻ. Số nhận định đúng về thể tam bội là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 4. Sai. Thể đa bội được tạo ra bằng cách kết hợp giữa giao tử của cây tứ bội 4n và cây lưỡng bội 2n. Đa bội hóa cây lưỡng bội tạo thể tứ bội. Câu 39: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: 1. AaaaBBbb x AAAABBBb. 2.AaaaBBBB x AaaaBBbb 3. AaaaBBbb x AAAaBbbb 4. AAAaBbbb x AAAABBBb Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 9 loại kiểu gen? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Áp dụng quy tắc hình chữ nhật để tạo giao tử. 1. P: Aaaa x AAAA AAAa; AAaa. 2 kiểu gen; BBbb x BBBB BBBB; BBBb; BBbb 3 kiểu gen. 2.3 = 6 loại kiểu gen. 2.P: Aaaa x Aaaa AAaa; Aaaa; aaaa 3 kiểu gen; BBBB x BBbb BBBB; BBBb;BBbb3 kiểu gen. 3.3 = 9 loại kiểu gen. Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 6/7 - Mã đề thi 005
- 3.P: Aaaa x AAAa AAAa; AAaa; Aaaa 3 kiểu gen; BBbb x Bbbb BBBb; BBbb; Bbbb;bbbb4 kiểu gen 3.4 = 12 loại kiểu gen. 4. P: AAAa x AAAA AAAA; AAAa 2 kiểu gen; Bbbb x BBBb BBBb; BBbb; Bbbb 3 kiểu gen. 2.3 = 6 loại kiểu gen. Chỉ có phép lai 2 đúng. Câu 40: Trong các phát biểu về bệnh di truyền sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Người mắc hội chứng claiphentơ là nữ, mù màu, thân cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh. 2. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có biểu hiện bệnh là hồng cầu hình cầu, giảm khả năng vận chuyển oxi, làm bệnh nhân chết sớm. 3. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày. 4. Người mắc bệnh phênikêtô niệu có các tế bào bào thần kinh của bệnh nhân bị nhiễm độc, dẫn đến thiểu năng trí tuệ và mất trí. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 I. Sai. Người mắc hội chứng claiphentơ XXY là NAM, mù màu, thân cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh II. Sai.Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có biểu hiện bệnh là hồng cầu hình LIỀM, giảm khả năng vận chuyển oxi, làm bệnh nhân chết sớm. Cộng đồng Bookgol: Sinh học Bookgol – Page: Sinh học Bookgol. Trang 7/7 - Mã đề thi 005
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017
16 p | 1341 | 50
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 9 - Trường THCS Kim Đồng năm 2011 - 2012
1 p | 670 | 37
-
Đề thi khảo sát chất lượng HSG năm học 2014 - 2015 môn Toán 10
1 p | 182 | 29
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Toán trường THCS Cẩm Vũ tỉnh Hải Dương
4 p | 423 | 23
-
Đề thi khảo sát chất lượng học sinh yếu lớp 1 môn tiếng Việt - Trường tiểu học Thọ Lộc năm 2010
2 p | 237 | 18
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ văn trường THCS Lê Hồng Phong
2 p | 872 | 13
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 năm 2017-2018 môn Toán trường THCS Vĩnh Tường
1 p | 264 | 12
-
Đề thi khảo sát chất lượng Vật lý lớp 12 dự thi Đại học 2014 - Trường THPT Chuyên KHTN
6 p | 173 | 10
-
Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học lớp 12 dự thi Đại học 2014 - Trường THPT Chuyên KHTN
5 p | 166 | 9
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Cẩm Vũ
4 p | 250 | 7
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường Tiểu học và Trung học cơ sở Sao Việt
4 p | 259 | 7
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 năm 2017-2018 môn Toán trường THCS Tiên Động
3 p | 319 | 7
-
Đề thi Khảo sát chất lượng lớp 12: Lần III năm 2011 môn Hóa học (Đề số 209) - THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 160 | 6
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 năm học 2017-2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 126 | 6
-
Đề thi Khảo sát chất lượng lớp 12: Lần III năm 2011 môn Hóa học (Đề số 485) - THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 136 | 6
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 năm học 2017-2018 môn Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Viết Xuân
5 p | 131 | 4
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 năm học 2017-2018 môn Văn trường THPT chuyên Thái Bình
2 p | 74 | 4
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 năm học 2017-2018 môn Sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
4 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn